dream_high
Moderator
- Xu
- 0
A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro cho gia đình. Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng. Sau khi chia tài sản thì A nói với B là lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích luỹ cho gia đình. Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là 200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết cho đời sống gia đình. Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó cho người tình của mình.B yêu cầu ly hôn và yêu cầu đòi lại số tài sản đó có được không?
Trả lời:
Theo qui định tại Điều 29 Luật HNGĐ về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ DS riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung”. Như vậy, sau khi 2 vợ chồng thỏa thuận chia đôi tài sản chung để kinh doanh riêng thì tài sản riêng của mỗi người là 250 triệu. Điều 30 Luật HNGĐ cũng qui định : “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Do đó lương của B không nằm trong thỏa thuận phân chia tài sản chung vì tại thời điểm phân chia nó chưa hề tồn tại. Về nguyên tắc (nếu không có thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ HN) thì “thu nhập do lao động, họat động SXKD” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1 Điều 27) là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 về hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Thu nhập do lao động, họat động SXKD và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Theo luật định thì “thỏa thuận khác” ở đây phải là “thỏa thuận bằng văn bản”. Dẫn chứng: khoản 1 Điều 4 NĐ70/2001 qui định: “… sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực)”. Ở đây đề bài chỉ nói là “A nói với B” nên coi như thỏa thuận với nội dung “lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích lũy cho gia đình” không được xem là “thỏa thuận của vợ chồng”. Như vậy, đối chiếu với qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 thì số lương 5 triệu/tháng của B vẫn là tài sản riêng của B. Cũng thế, theo khoản 1 Điều 8 NĐ70/2001 thì: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác bằng văn bản”. Do vậy, số tiền thu được từ việc A kinh doanh từ tài sản riêng của mình (sau 3 năm là 200 triệu) vẫn là tài sản riêng của A bởi lẽ hai người không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản. Số tiền này nếu A không đồng ý nhập vào khối tài sản chung của 2 người thì mặc nhiên nó vẫn là tài sản riêng của A và A có toàn quyền định đoạt, muốn làm gì thì làm, muốn cho ai thì cho (không vi phạm khoản 5 Điều 33 do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình do đó A có quyền định đọat mà không cần hỏi ý kiến B). Việc B phát hiện mối quan hệ bất chính của A và yêu cầu tòa cho ly hôn là có cơ sở và phù hợp các qui định của PL. Tuy nhiên việc B yêu cầu “đòi lại số tài sản đã có” là không có cơ sở. Ở đây B không thể “đòi lại số tài sản đã có” mà B chỉ có thể đòi lại những tài sản nào là “tài sản riêng” của mình đồng thời yêu cầu tòa phân định “phần tài sản mà mình được chia trong khối tài sản chung của vợ chồng” mà thôi. Theo Điều 95 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì khi phân xử, tòa án phải bảo đảm 2 nguyên tắc : (1) “Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó” (khoản 1 Điều 95); (2) Tài sản chung được giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì trên nguyên tắc sẽ chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, công sức đóng góp của mỗi bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên (khoản 2 Điều 95). Như vậy, khi phân xử, tòa sẽ áp dụng nguyên tắc (1) để công nhận những tài sản nào là tài sản riêng của B và chúng phải thuộc về B. Dĩ nhiên là B có quyền yêu cầu tòa công nhận số lương 5 triệu/tháng (có được sau thời điểm phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ HN) là tài sản riêng của B (áp dụng khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001) như đã phân tích ở trên. Đối với khối tài sản chung của cả 2 vợ chồng thì sẽ phải áp dụng nguyên tắc (2) để phân xử. Tuy nhiên do các bên đã thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung (có tổng gía trị là 500 triệu) đang có tại thời điểm thỏa thuận phân chia nên coi như những tài sản chung nào có được từ thời điểm thỏa thuận phân chia trở về trước bây giờ đã không còn. Nếu các bên có thể chứng minh được là mình còn có những tài sản chung khác từ sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung (ví dụ: “tài sản do vợ chồng cùng tạo ra” hoặc “những thu nhập hợp pháp khác” sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung) thì họ vẫn có quyền yêu cầu tòa phân xử để chia theo nguyên tắc thứ (2).
_________________
Trả lời:
Theo qui định tại Điều 29 Luật HNGĐ về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ DS riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung”. Như vậy, sau khi 2 vợ chồng thỏa thuận chia đôi tài sản chung để kinh doanh riêng thì tài sản riêng của mỗi người là 250 triệu. Điều 30 Luật HNGĐ cũng qui định : “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Do đó lương của B không nằm trong thỏa thuận phân chia tài sản chung vì tại thời điểm phân chia nó chưa hề tồn tại. Về nguyên tắc (nếu không có thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ HN) thì “thu nhập do lao động, họat động SXKD” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1 Điều 27) là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 về hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Thu nhập do lao động, họat động SXKD và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Theo luật định thì “thỏa thuận khác” ở đây phải là “thỏa thuận bằng văn bản”. Dẫn chứng: khoản 1 Điều 4 NĐ70/2001 qui định: “… sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực)”. Ở đây đề bài chỉ nói là “A nói với B” nên coi như thỏa thuận với nội dung “lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích lũy cho gia đình” không được xem là “thỏa thuận của vợ chồng”. Như vậy, đối chiếu với qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 thì số lương 5 triệu/tháng của B vẫn là tài sản riêng của B. Cũng thế, theo khoản 1 Điều 8 NĐ70/2001 thì: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác bằng văn bản”. Do vậy, số tiền thu được từ việc A kinh doanh từ tài sản riêng của mình (sau 3 năm là 200 triệu) vẫn là tài sản riêng của A bởi lẽ hai người không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản. Số tiền này nếu A không đồng ý nhập vào khối tài sản chung của 2 người thì mặc nhiên nó vẫn là tài sản riêng của A và A có toàn quyền định đoạt, muốn làm gì thì làm, muốn cho ai thì cho (không vi phạm khoản 5 Điều 33 do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình do đó A có quyền định đọat mà không cần hỏi ý kiến B). Việc B phát hiện mối quan hệ bất chính của A và yêu cầu tòa cho ly hôn là có cơ sở và phù hợp các qui định của PL. Tuy nhiên việc B yêu cầu “đòi lại số tài sản đã có” là không có cơ sở. Ở đây B không thể “đòi lại số tài sản đã có” mà B chỉ có thể đòi lại những tài sản nào là “tài sản riêng” của mình đồng thời yêu cầu tòa phân định “phần tài sản mà mình được chia trong khối tài sản chung của vợ chồng” mà thôi. Theo Điều 95 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì khi phân xử, tòa án phải bảo đảm 2 nguyên tắc : (1) “Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó” (khoản 1 Điều 95); (2) Tài sản chung được giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì trên nguyên tắc sẽ chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, công sức đóng góp của mỗi bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên (khoản 2 Điều 95). Như vậy, khi phân xử, tòa sẽ áp dụng nguyên tắc (1) để công nhận những tài sản nào là tài sản riêng của B và chúng phải thuộc về B. Dĩ nhiên là B có quyền yêu cầu tòa công nhận số lương 5 triệu/tháng (có được sau thời điểm phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ HN) là tài sản riêng của B (áp dụng khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001) như đã phân tích ở trên. Đối với khối tài sản chung của cả 2 vợ chồng thì sẽ phải áp dụng nguyên tắc (2) để phân xử. Tuy nhiên do các bên đã thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung (có tổng gía trị là 500 triệu) đang có tại thời điểm thỏa thuận phân chia nên coi như những tài sản chung nào có được từ thời điểm thỏa thuận phân chia trở về trước bây giờ đã không còn. Nếu các bên có thể chứng minh được là mình còn có những tài sản chung khác từ sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung (ví dụ: “tài sản do vợ chồng cùng tạo ra” hoặc “những thu nhập hợp pháp khác” sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung) thì họ vẫn có quyền yêu cầu tòa phân xử để chia theo nguyên tắc thứ (2).
_________________