ngan trang
New member
- Xu
- 159
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(SA HÀNH ĐOẢN CA)
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hướng dẫn học sinh hiểu được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chứa tìm được lối ra trên con đường đời. Hiểu được các hình ảnh biểu tượng và đặc điểm của bài thơ cổ thể .
B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-Sách GK, sách GV
-Thơ Cao Bá Quát
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
Những nét độc đáo, táo bạo trong bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương)
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Cho Hs đọc Sgk
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.TIỂU DẪN
Nêu nội dung chính của phần tiểu dẫn?
+Cao Bá Quát (1808-1855)
Người làng Phú Thị, Thuận Thành, xứ Kinh Bắc; Nay là Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội.
+Ông là nhà thơ có tài năng, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu.
+Năm 1854 ông tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương (Sơn Tây) chống lại triều đình nhà Nguyễn.
+1855, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị chết
Trong một trận đánh.
Sự nghiệp văn chương của ...
*Số lượng tác phẩm lớn
...Cao Bá Quát có những nét gì đáng chú ý ?
-1400 bài thơ
-20 bài văn xuôi
-Một số bài phú Nôm và hát nói
*Nội dung mới mẻ, phóng khoáng,chú trọng diễn tả tình cảm tự nhiên của con người.
Nêu bố cục bài thơ?
2.VĂN BẢN
Ba đoạn:
Đoạn I: Bốn câu đầu
(Tâm trạng của người đi đường)
Đoạn II: Sáu câu tiếp theo
(Thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét
Những kẻ mưu cầu danh lợi tầm thường)
Đoạn III: còn lại
(Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn)
Tìm chủ đề của bài thơ?
CHỦ ĐỀ:
Miêu tả đường đi trên cát, tượng trưng cho
hình ảnh con đường đời xa xôi, mờ mịt. Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ không tìm thấy lối thoát cho mình.
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1.ĐƯỜNG ĐI TRÊN CÁT
Hs đọc bốn câu thơ đầu
Em hiểu bốn câu thơ này như thế nào?
-Một bãi cát dài tưởng chừng như mênh mông, vô tận...
-Một lữ khách trên con đường cát, đi mãi vẫn chưa đến đích, vừa đi vừa rơi lệ
Tìm hình ảnh biểu tượng trong bốn câu thơ đầu?
+Con đường đời
+Con đường dài vô tận nên xa xôi, mờ mịt.
+Cách nói gián tiếp: muốn đạt chân lí, người ta phải vượt qua muôn vàn khó khăn...
Trong tám câu thơ tiếp xuất hiện lời nói của ai?
2.NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG.
+Người đi đường (nhân vật trữ tình)
+Nội dung lời nói: đường đời đầy bọn danh lợi...chỉ mình kẻ sĩ cô độc trên đường mờ mịt xa xôi...
Cách nói ấy của người đi đường nhằm mục đích gì?
-Đối lập mình với số đông phường danh lợi
-Mình không thể hoà lẫn với phường danh lợi. Ông tỏ thái độ khinh thường bọn danh lợi, nhưng ông lại là kẻ cô đơn không có bạn đồng hành, sự thực đầy cay đắng...
Người đi đường bộc lộ suy nghĩ gì trước tình cảnh ấy?
*Đặt câu hỏi: đi tiếp? Dừng lại?
*Lẽ dĩ nhiên không dừng lại, nhưng đi tiếp
để đạt danh vọng rồi sẽ giống phường danh lợi? > < trong suy nghĩ
Em có suy nghĩ gì về ...
+Mâu thuẫn tư tưởng sâu sắc giữa :
mâu thuẫn trong lời nói của
người đi đường?
Khát vọng sống cao đẹp và hiện thực đen tối
Khát vọng xông pha trên con đường tìm lí tưởng với những khó khăn thực tế.
Tâm sự của người đi đường?
3.SỰ BẾ TẮC CỦA NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG
+Con đường cùng -- > bế tắc
+Không tìm thấy lối thoát
Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
III.TỔNG KẾT
+Hình ảnh biểu tượng: kẻ sĩ đang trên đường
đời đi tìm lí tưởng.
+Nghệ thuật :âm điệu bi phẫn, buồn, nhưng cũng thể hiện những phản kháng âm thầm, với hiện thực, báo hiệu một sự thay đổi tất yếu trong tương lai.
& Chia nhóm, cho học sinh
thảo luận
Qua bài thơ, em thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã tham gia khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn?
1 LUYỆN TẬP
+Cao Bá Quát tỏ ra chán ghét việc học, thi văn chương để tìm kiếm danh lợi tầm thường
ông muốn làm việc gì lớn lao hơn, có ích cho đời hơn, đó là một trong những lí do dẫn ông đến với cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương.
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
Luyên tập thao tác lập luận phân tích.