Bài 5:Trung Quốc thời phong kiến

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Bài 5:Trung Quốc thời phong kiến

1. Chế độ phong kiến thời Tần - Hán

a. Sự hình thành nhà Tần - Hán:

- Năm 221 - TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.

- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 - 220 TCN.

Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:

- Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn, võ.

- Ở địa phương: Quan thái thú và Huyện lệnh

(tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử)

- Chính sách xâm lược của nhà Tần - Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

a. Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.

-> Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

b. Về chính trị:

- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.

- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).

- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.

3. Trung Quốc thời Minh - Thanh

a. Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:

- Nhà Minh thành lập (1638 - 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.

- Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911.

b. Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.

+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.

c. Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.

- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

d. Chính sách của nhà Thanh:

- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng"

->Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

4. Văn hóa Trung Quốc

a. Tư tưởng:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.

b. Sử học: Tư Mã Thiên với bộ sử ký.

c. Văn học:

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh.

d. Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.
Quốc thời phong kiến
?



 
  1. Sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc thời Tần – Hán?
Hướng dẫn trả lời:


  • Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:

+ Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.

+ Nhà Hán: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay.
Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.


  • Xây dựng và phát triển kinh tế:

+ Ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất: Nhà Tần đã thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường, mở rộng giao thông. Nhà Hán chủ trọng công tác thủy lợi. Sản xuất nông nghiệp tăng, nghề thủ công phát đạt, buôn bán được mở rộng, một số thành thị trở nên sầm uất.
+ Các vua Tần – Hán đẩy mạnh việc xâm lược lãnh thổ, chiếm nhiều đất đai các nước khác.

2. Chế độ quân điền là gì? Nội dung của chế độ quân điền dưới thời nhà Đường ở Trung Quốc như thế nào?Tác dụng của nó?
Hướng dẫn trả lời:


  • Chế độ quân điền: Nhà Đường lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân.


  • Nội dung của chế độ quân điền:


+ Nhà nước đem ruộng đất ho mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.
+ Các quan lại, tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.


  • Tác dụng:

+ Nông dân yên tâm sản xuất.
+ Thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước.
+ Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

3. Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:


  • Về nông nghiệp:

+ Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng
+ Diện tích trồng trọt vượt xa các thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều.
+ tình trạng cướp đoạt ruộng đất của địa chủ vẫn gia tăng.


  • Về thủ công và thương nghiệp: Phát triển hơn các thời kì trước. Các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ.



  • Về ngoại thương:

+ Từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán.
+ Đến triều nhà Thanh, do thi hành chính sách đóng cửa tiền, đã hạn chế người châu Âu vào Trung Quốc.
+ Sự phát triển của công thương nghiệp thành thị vẫn phát triển.


  • Mặc dầu Trung Quốc có nền kinh tế công thương nghiệp sớm phát triển, nhưng duốt đời phong kiến, nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top