Vungtroi_binhyen
New member
- Xu
- 0
Bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I - SỰ THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1. Khái quát về quá trình giành độc lập
- Trước CTTG thứ 2, hầu hết đều là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan) ; sau đó là Nhật.
- Sau chiến tramh, các nước lần lượt giành được thắng lợi ở những mức độ khác nhau.
2. Inđônêxia
* Khái quát: Là nước lớn và đông dân nhất trong khu vực ĐNA, lãnh đạo cuộc đấu tranh là giai cấp tư sản dân tộc.
* Quá trình đấu tranh giành độc lập:
- Ngày 17/8/1945, thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia.
- Từ 1945-1949: Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan bảo vệ nền độc lập. Tháng 11/1949, Chính phủ kí hiệp ước La Hay=> nhân dân tiếp tục đấu tranh.
- Ngày 15/8/1950, tách khỏi khối “Liên hiệp Hà La - Inđônêxia”, thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia.
* Những tiến triển của c/m Inđônêxia
- Từ 1953, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp nhằm củng cố nền độc lập.
- Tháng 9/1965, sau cuộc đảo chính, Xuháctô lên làm Tổng thống, Inđônêxia bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- Hiện nay, Inđônêxia vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: mâu thuẫn sắc tộc, động đất, sóng thần….
3. Lào
- Tháng 10/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Viêng Chăn, Lào tuyên bố độc lập.
- Giai đoạn k/c chống Pháp (1946-1954): Thực dân Pháp tái chiếm Lào, lực lượng cách mạng Lào ngày càng trưởng thành. Tháng 7/1954, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập chủ quyền của Lào.
- Giai đoạn k/c chống Mĩ (1954-1975):
+ 1954-1964: cuộc đấu tranh diễn ra trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, đánh bại các cuộc tấn công quân sự của Mĩ.
+ 1964-1969: Nhân dân Lào chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mĩ.
+ 1969 - 1975: Tháng 2/1973, Hiệp định Viêng Chăn được kí kết, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
Ngày 2/12/1975, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập và bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước.
4. Campuchia
- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954): tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược, nhân dân tiến hành kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Giai đoạn hòa bình trung lập (1954-1970): Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào.
- Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970-1975): Từ tháng 3/1970, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Giai đoạn thống trị của Khơme đỏ (1975-1979): Tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Ngày 7/1/1979, Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh. Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập.
- Giai đoạn nội chiến (1979-1991): giữa lực lượng của Đảng Nhân dân cách mạng với Khơme đỏ. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết.
- Tháng 9/1993, thành lập Vương quốc Campuchia. Đất nước bước sang thời kì mới.
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM
1) Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
- Sau khi giành độc lập, nhóm nước này thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội “Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu”. (g/đ 50-60).
- Những năm 60-70, thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại “CN hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo”=> Kinh tế- xã hội có nhiều biến đổi to lớn.
2. Nhóm các nước Đông Dương
- Sau khi giành được độc lập đến cuối thập kỉ 70, các nước này thực hiện chính sách kinh tế tập trung, kế hoạch hóa. Từ giữa những năm 80 chuyển sang nền kinh tế thị trường, cải cách mở cửa, các thành phần kinh tế đều được phát triển, nền kinh tế khởi sắc.
3. Các nước khác ở Đông Nam Á
* Brunây: Kinh tế có nét đặc thù riêng (thu nhập chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt), phải nhập tới 80% lương thực và thự phẩm.
* Miaanma: Trước những năm 80, thực hiện chính sách “tự lực hướng nội”, “đóng cửa”. Từ 1998, Chính phủ thực hiện chính sách cải cách “mở cửa”, => mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế.
III- SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN
*Nguyên nhân ra đờio khó khăn mà các nước thấy cần phải hợp tác với nhau; hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài; xu thế xuất hiện của các tổ chức trên TG.
* Sự thành lập: Ngày 8.8.1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin.
* Tính chất: ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á.
* Sự phát triển: từ 5 nước ban đầu (1967) đến năm 1984 thêm Brunây; thành viên thứ 7 là Việt Nam (1995), Lào và Mianma là thành viên thứ 8,9 (1997), năm 1999, Campuchia là thành viên thứ 10.
* Hoạt động của ASEAN: Có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1967-1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
- Giai đoạn từ 1976 đến nay: Được đánh dấu bằng Hội nghị Bali (Inđônêxia) với việc kí Hiệp ước Bali (2/1976).
+ Tháng 11/2007, Hội nghị cấp cao lần thứ 13 đã kí kết bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn.