Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔN NGỮ HỌC
Tiếng Việt
Tiếng Việt thực hành
Bài 3: Viết câu
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="vosong" data-source="post: 20556" data-attributes="member: 92"><p><strong><span style="color: Blue">III. CHỮA CÂU SAI</span></strong></p><p></p><p>Loại câu sai thường gặp là những câu sai về cấu trúc. Những câu sai ít phổ biến hơn là câu sai về logic,về quy chiếu, về phong cách. </p><p></p><p><strong>1/ Câu sai về cấu trúc</strong></p><p></p><p><em>a) Câu thiếu chủ ngữ</em></p><p></p><p>MH: TV</p><p></p><p>Ví dụ: Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.</p><p></p><p>Ở ví dụ trên, “Qua” kết hợp với “ba tháng rèn luyện” để tạo thành trạng ngữ chỉ thời gian. Vì vậy, câu thiếu chủ ngữ. Ta có thể chữa loại câu sai này bằng hai cách dưới đây.</p><p></p><p>Bỏ “Qua”: Ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.</p><p></p><p>Thêm chủ ngữ: Qua ba tháng rèn luyện, giảng viên đã nâng cao trình độ của học viên.</p><p></p><p><em>b) Câu thiếu vị ngữ</em></p><p></p><p>MH1: CT.</p><p></p><p>Ví dụ: Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng.</p><p></p><p>Ở ví dụ trên, người viết phát triển trạng ngữ quá dài và lầm tưởng một phần hoặc tất cả trạng ngữ ấy là vị ngữ. Ta có thể chữa lỗi trên bằng hai cách dưới đây.</p><p></p><p>Bỏ “từ khi còn”: Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng.</p><p></p><p>Thêm vị ngữ: Quân đội ta, từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng, đã lập được nhiều chiến công vẻ vang.</p><p></p><p>MH2: C (Đ)</p><p></p><p>Ví dụ: Những học sinh đi khám sức khỏe.</p><p></p><p>Trong tiếng Việt, từ “những” được dùng để chỉ số nhiều có hạn định và danh từ đi theo “những” luôn luôn đòi hỏi có định ngữ. </p><p></p><p>Bỏ “Những”: Học sinh đi khám sức khỏe.</p><p></p><p>Thêm vị ngữ: Những học sinh đi khám sức khỏe được nghỉ học sáng nay.</p><p></p><p><em>c) Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ</em></p><p></p><p>MH1: T (Đ).</p><p></p><p>Ví dụ: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu.</p><p></p><p>Ở ví dụ trên, người viết không biết rằng cụm chủ vị “những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu” là định ngữ của danh từ “trí tuệ” và lầm tưởng câu đã thành câu. Ta có thể chữa câu sai trên bằng 2 cách dưới đây.</p><p></p><p>Bỏ “của”: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh, những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu.</p><p></p><p>Thêm chủ ngữ và vị ngữ: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu, tác giả dân gian sáng tác nhiều câu chuyện cười có tính hiện thực sâu sắc.</p><p></p><p>MH2: (TN) CV.</p><p></p><p>Ví dụ: Mặc dù đến cuối năm 1995 Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng. </p><p></p><p>Ở ví dụ trên, vì có “Mặc dù” xuất hiện ở đầu câu, cụm chủ vị “Bộ giáo dục … hiệu trưởng” chỉ là phần phụ của câu ghép chính phụ. Có thể chữa câu què này bằng 2 cách dưới đây.</p><p></p><p>Bỏ “Mặc dù”: Đến cuối năm 1995, Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng.</p><p></p><p>Thêm CV làm phần chính của câu ghép chính phụ: Mặc dù đến cuối năm 1995 Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng, nhưng mọi mặt hoạt động của trường đã đi dần vào nề nếp từ giữa năm 1994.</p><p></p><p><strong>2/ Những loại câu sai khác</strong></p><p></p><p><em>a) Câu sai logic</em></p><p></p><p>Câu sai logic là câu vô nghĩa, câu không hợp lý.</p><p></p><p>Ví dụ: Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở đèo Ngang.</p><p></p><p>Câu trên sai về logic, vì người viết đã chuyển hướng tư duy, làm cho ý nghĩa câu văn trở nên không hợp lý. Ta có thể chữa câu sai này bằng hai cách dưới đây.</p><p></p><p>SL1: Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở ngực.</p><p></p><p>SL2: Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đèo Ngang và một ở đồng bằng sông Cửu Long.</p><p></p><p><em>b) Câu sai quy chiếu</em></p><p></p><p>Câu sai quy chiếu là câu có cấu trúc buộc người đọc hiểu một vật hay một người này trong khi người viết muốn chỉ một vật hay một người khác.</p><p></p><p>Ví dụ: Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ.</p><p></p><p>Sự thật là on thi đỗ, được mẹ thưởng cho cái đồng hồ. Nhưng viết như trên, chúng ta có thể tạo cho người đọc ý nghĩ: Mẹ thi đỗ và mẹ cho con cái đồng hồ. Như vậy là câu sai quy chiếu.</p><p></p><p>SL: Sau khi tôi thi đỗ, mẹ cho tôi một cái đồng hồ.</p><p></p><p><em>c) Câu sai phong cách</em></p><p></p><p>Câu sai phong cách là câu không phù hợp với thể loại của văn bản, không thích hợp với mục đích, tư cách của người viết. </p><p></p><p>Ví dụ: Ban chủ nhiệm!</p><p></p><p>…</p><p></p><p>Có rảnh thì ra chơi.</p><p></p><p>Cách đây hơn mười năm, một sinh viên khoa Văn về quê để lập gia đình và đã gửi về cho Ban chủ nhiệm của mình một văn bản mở đầu và kết thúc như trên! Ở đây có sự lẫn lộn giữa phong cách nói và phong cách viết, lẫn lộn giữa phong cách hành chính nghiêm túc và phong cách thư tín thân mật đến vô lễ.</p><p></p><p>SL: Thưa Ban chủ nhiệm,</p><p></p><p>…</p><p></p><p>Tôi mong có cơ hội thuận tiện để được đón tiếp Ban chủ nhiệm tại quê nhà.</p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">IV. VIẾT CÂU HAY</span></strong></p><p></p><p>Có nhiều loại câu hay. Trong phạm vi bài này, chúng ta làm quen với ba cách viết câu hay dưới đây. </p><p></p><p><strong>1/ Câu chặt chẽ, mạch lạc</strong></p><p></p><p>Câu hay là câu chặt chẽ về cấu trúc, từ đó có mạch lạc về ý nghĩa. Muốn viết loại câu này, ta cần nhớ ba điều dưới đây.</p><p></p><p><em>a) Không dùng từ nối (kết từ) “và” để nối cụm chủ vị diễn ý phụ với cụm chủ vị diễn ý chính</em></p><p></p><p>Ví dụ: Thằng bán tơ vu oan nên gia đình Kiều tan nát.</p><p></p><p>SL: Vì thằng bán tơ vu oan nên gia đình Kiều tan nát.</p><p></p><p><em>b) Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ ngữ ấy đã xuất hiện ở vế chính</em></p><p></p><p>Ví dụ: Kiều xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình, nàng bán mình chuộc cha.</p><p></p><p>SL: Xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình, Kiều bán mình chuộc cha.</p><p></p><p><em>c) Không tạo sự lẫn lộn chủ ngữ ở trong câu</em></p><p></p><p>Ví dụ: Thấy cột điện đổ, cấm đến gần.</p><p></p><p>SL1: Thấy cột điện đổ, không đến gần.</p><p>SL2: Cấm đến gần cột điện đổ.</p><p></p><p><strong>2/ Câu chính xác, rõ ràng</strong></p><p></p><p>Câu chính xác, rõ ràng là câu chỉ có một cách hiểu. Muốn viết loại câu này, ta dùng các biện pháp dưới đây: </p><p></p><p><em>a) Dùng dấu câu – đặc biệt là dấu phẩy – đúng chỗ</em></p><p></p><p>Vi dụ: Mẹ con đi chợ chiều mới về.</p><p></p><p>SL1: Mẹ con đi chợ, chiều mới về.</p><p></p><p>SL2: Mẹ, con đi chợ, chiều mới về.</p><p></p><p>SL3: Mẹ, con đi chợ chiều, mới về.</p><p></p><p><em>b) Dùng từ, thường là hư từ, để bổ sung ý nghĩa</em></p><p></p><p>Ví dụ: Mẹ con đi chợ chiều mới về.</p><p></p><p>SL1: Mẹ và con đi chợ chiều mới về.</p><p></p><p>SL2: Mẹ của con đi chợ chiều mới về.</p><p></p><p>SL3: Mẹ ơi, con đi chợ chiều, mới về.</p><p></p><p><em>c) Dùng trật tự từ ngữ thích hợp với ý muốn nói</em></p><p></p><p>Ví dụ: Khi ăn cơm không được uống thuốc này.</p><p></p><p>SL1: Uống thuốc này khi ăn cơm không được.</p><p></p><p>SL2: Không được uống thuốc này khi ăn cơm.</p><p></p><p><strong>3/ Câu hùng hồn, mạnh mẽ</strong></p><p></p><p>Câu hùng hồn, mạnh mẽ là câu tác động mạnh vào thính quan của người nghe, câu khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, những ý nghĩ và tình cảm khó phai mờ. Để câu văn được mạnh mẽ hùng hồn, ta thực hiện các điều dưới đây.</p><p></p><p><em>a) Đặt chủ ngữ ở phần diễn đạt ý chính của câu</em></p><p></p><p>Ví dụ: Em về đến nhà, sẽ nói tất cả sự thật với chị.</p><p></p><p>SL: Về đến nhà, em sẽ nói tất cả sự thật với chị.</p><p></p><p><em>b) Nêu ý cần nhấn mạnh ở đầu hoặc cuối câu</em></p><p></p><p>Ví dụ: Bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc, sau khi giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu.</p><p></p><p>SL: Giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu, bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc.</p><p></p><p><em>c) Dùng câu có cấu trúc song hành (câu đối) để nhấn mạnh một vài ý quan trọng</em></p><p></p><p>Ví dụ: Quân đội ta quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, vượt qua những khó khăn và đánh thắng bất kì kẻ thù nào, dù chúng hung ác đến đâu.</p><p></p><p>SL: Quân đội ta, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.</p><p></p><p>Viết câu sai là lỗi diễn đạt khá phổ biến và thường có ảnh hưởng lớn đến giá trị của văn bản. Trong một thời gian nhất định, các bạn trẻ cần tập trung sức để rèn luyện kĩ năng viết câu đúng và sau đó tiến dần đến nghệ thuật viết câu hay.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="vosong, post: 20556, member: 92"] [B][COLOR="Blue"]III. CHỮA CÂU SAI[/COLOR][/B] Loại câu sai thường gặp là những câu sai về cấu trúc. Những câu sai ít phổ biến hơn là câu sai về logic,về quy chiếu, về phong cách. [B]1/ Câu sai về cấu trúc[/B] [I]a) Câu thiếu chủ ngữ[/I] MH: TV Ví dụ: Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên. Ở ví dụ trên, “Qua” kết hợp với “ba tháng rèn luyện” để tạo thành trạng ngữ chỉ thời gian. Vì vậy, câu thiếu chủ ngữ. Ta có thể chữa loại câu sai này bằng hai cách dưới đây. Bỏ “Qua”: Ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên. Thêm chủ ngữ: Qua ba tháng rèn luyện, giảng viên đã nâng cao trình độ của học viên. [I]b) Câu thiếu vị ngữ[/I] MH1: CT. Ví dụ: Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng. Ở ví dụ trên, người viết phát triển trạng ngữ quá dài và lầm tưởng một phần hoặc tất cả trạng ngữ ấy là vị ngữ. Ta có thể chữa lỗi trên bằng hai cách dưới đây. Bỏ “từ khi còn”: Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng. Thêm vị ngữ: Quân đội ta, từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của núi rừng, đã lập được nhiều chiến công vẻ vang. MH2: C (Đ) Ví dụ: Những học sinh đi khám sức khỏe. Trong tiếng Việt, từ “những” được dùng để chỉ số nhiều có hạn định và danh từ đi theo “những” luôn luôn đòi hỏi có định ngữ. Bỏ “Những”: Học sinh đi khám sức khỏe. Thêm vị ngữ: Những học sinh đi khám sức khỏe được nghỉ học sáng nay. [I]c) Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ[/I] MH1: T (Đ). Ví dụ: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu. Ở ví dụ trên, người viết không biết rằng cụm chủ vị “những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu” là định ngữ của danh từ “trí tuệ” và lầm tưởng câu đã thành câu. Ta có thể chữa câu sai trên bằng 2 cách dưới đây. Bỏ “của”: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh, những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu. Thêm chủ ngữ và vị ngữ: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu, tác giả dân gian sáng tác nhiều câu chuyện cười có tính hiện thực sâu sắc. MH2: (TN) CV. Ví dụ: Mặc dù đến cuối năm 1995 Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng. Ở ví dụ trên, vì có “Mặc dù” xuất hiện ở đầu câu, cụm chủ vị “Bộ giáo dục … hiệu trưởng” chỉ là phần phụ của câu ghép chính phụ. Có thể chữa câu què này bằng 2 cách dưới đây. Bỏ “Mặc dù”: Đến cuối năm 1995, Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng. Thêm CV làm phần chính của câu ghép chính phụ: Mặc dù đến cuối năm 1995 Bộ giáo dục mới ra quyết định bổ dụng hiệu trưởng, nhưng mọi mặt hoạt động của trường đã đi dần vào nề nếp từ giữa năm 1994. [B]2/ Những loại câu sai khác[/B] [I]a) Câu sai logic[/I] Câu sai logic là câu vô nghĩa, câu không hợp lý. Ví dụ: Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở đèo Ngang. Câu trên sai về logic, vì người viết đã chuyển hướng tư duy, làm cho ý nghĩa câu văn trở nên không hợp lý. Ta có thể chữa câu sai này bằng hai cách dưới đây. SL1: Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở ngực. SL2: Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đèo Ngang và một ở đồng bằng sông Cửu Long. [I]b) Câu sai quy chiếu[/I] Câu sai quy chiếu là câu có cấu trúc buộc người đọc hiểu một vật hay một người này trong khi người viết muốn chỉ một vật hay một người khác. Ví dụ: Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ. Sự thật là on thi đỗ, được mẹ thưởng cho cái đồng hồ. Nhưng viết như trên, chúng ta có thể tạo cho người đọc ý nghĩ: Mẹ thi đỗ và mẹ cho con cái đồng hồ. Như vậy là câu sai quy chiếu. SL: Sau khi tôi thi đỗ, mẹ cho tôi một cái đồng hồ. [I]c) Câu sai phong cách[/I] Câu sai phong cách là câu không phù hợp với thể loại của văn bản, không thích hợp với mục đích, tư cách của người viết. Ví dụ: Ban chủ nhiệm! … Có rảnh thì ra chơi. Cách đây hơn mười năm, một sinh viên khoa Văn về quê để lập gia đình và đã gửi về cho Ban chủ nhiệm của mình một văn bản mở đầu và kết thúc như trên! Ở đây có sự lẫn lộn giữa phong cách nói và phong cách viết, lẫn lộn giữa phong cách hành chính nghiêm túc và phong cách thư tín thân mật đến vô lễ. SL: Thưa Ban chủ nhiệm, … Tôi mong có cơ hội thuận tiện để được đón tiếp Ban chủ nhiệm tại quê nhà. [B][COLOR="Blue"]IV. VIẾT CÂU HAY[/COLOR][/B] Có nhiều loại câu hay. Trong phạm vi bài này, chúng ta làm quen với ba cách viết câu hay dưới đây. [B]1/ Câu chặt chẽ, mạch lạc[/B] Câu hay là câu chặt chẽ về cấu trúc, từ đó có mạch lạc về ý nghĩa. Muốn viết loại câu này, ta cần nhớ ba điều dưới đây. [I]a) Không dùng từ nối (kết từ) “và” để nối cụm chủ vị diễn ý phụ với cụm chủ vị diễn ý chính[/I] Ví dụ: Thằng bán tơ vu oan nên gia đình Kiều tan nát. SL: Vì thằng bán tơ vu oan nên gia đình Kiều tan nát. [I]b) Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ ngữ ấy đã xuất hiện ở vế chính[/I] Ví dụ: Kiều xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình, nàng bán mình chuộc cha. SL: Xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình, Kiều bán mình chuộc cha. [I]c) Không tạo sự lẫn lộn chủ ngữ ở trong câu[/I] Ví dụ: Thấy cột điện đổ, cấm đến gần. SL1: Thấy cột điện đổ, không đến gần. SL2: Cấm đến gần cột điện đổ. [B]2/ Câu chính xác, rõ ràng[/B] Câu chính xác, rõ ràng là câu chỉ có một cách hiểu. Muốn viết loại câu này, ta dùng các biện pháp dưới đây: [I]a) Dùng dấu câu – đặc biệt là dấu phẩy – đúng chỗ[/I] Vi dụ: Mẹ con đi chợ chiều mới về. SL1: Mẹ con đi chợ, chiều mới về. SL2: Mẹ, con đi chợ, chiều mới về. SL3: Mẹ, con đi chợ chiều, mới về. [I]b) Dùng từ, thường là hư từ, để bổ sung ý nghĩa[/I] Ví dụ: Mẹ con đi chợ chiều mới về. SL1: Mẹ và con đi chợ chiều mới về. SL2: Mẹ của con đi chợ chiều mới về. SL3: Mẹ ơi, con đi chợ chiều, mới về. [I]c) Dùng trật tự từ ngữ thích hợp với ý muốn nói[/I] Ví dụ: Khi ăn cơm không được uống thuốc này. SL1: Uống thuốc này khi ăn cơm không được. SL2: Không được uống thuốc này khi ăn cơm. [B]3/ Câu hùng hồn, mạnh mẽ[/B] Câu hùng hồn, mạnh mẽ là câu tác động mạnh vào thính quan của người nghe, câu khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, những ý nghĩ và tình cảm khó phai mờ. Để câu văn được mạnh mẽ hùng hồn, ta thực hiện các điều dưới đây. [I]a) Đặt chủ ngữ ở phần diễn đạt ý chính của câu[/I] Ví dụ: Em về đến nhà, sẽ nói tất cả sự thật với chị. SL: Về đến nhà, em sẽ nói tất cả sự thật với chị. [I]b) Nêu ý cần nhấn mạnh ở đầu hoặc cuối câu[/I] Ví dụ: Bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc, sau khi giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu. SL: Giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu, bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc. [I]c) Dùng câu có cấu trúc song hành (câu đối) để nhấn mạnh một vài ý quan trọng[/I] Ví dụ: Quân đội ta quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, vượt qua những khó khăn và đánh thắng bất kì kẻ thù nào, dù chúng hung ác đến đâu. SL: Quân đội ta, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Viết câu sai là lỗi diễn đạt khá phổ biến và thường có ảnh hưởng lớn đến giá trị của văn bản. Trong một thời gian nhất định, các bạn trẻ cần tập trung sức để rèn luyện kĩ năng viết câu đúng và sau đó tiến dần đến nghệ thuật viết câu hay. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔN NGỮ HỌC
Tiếng Việt
Tiếng Việt thực hành
Bài 3: Viết câu
Top