Ta dùng từ để đặt thành câu trong khi tư duy và thông báo. Câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập.
I. PHÂN LOẠI CÂU
Theo cấu trúc, ta chia câu thành hai loại là câu đơn và câu ghép.
1. Câu đơn
Câu đơn có một cụm chủ vị làm nòng cốt.
a) Câu đơn chỉ có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ
Chủ ngữ là người, vật hoặc sự việc mà ta muốn nói đến, đó là đối tượng thông báo. Vị ngữ “nói” đối tượng thông báo ấy, cho biết người, vật hoặc sự việc nói đến làm gì, như thế nào.
Ví dụ: Hoa nở.
Ta có thể mở rộng chủ ngữ và vị ngữ bằng cách thêm định ngữ (định tố) là phần bổ nghĩa cho danh từ, hoặc thêm bổ ngữ (bổ tố) là phần bổ nghĩa cho động từ.
Ví dụ: Hoa đầu mùa đã bắt đầu nở.
b) Câu đơn có thêm phần phụ là trạng ngữ
Trạng ngữ bổ túc nghĩa cho một cụm chủ vị.
Ví dụ: Sáng hôm nay, hoa đầu mùa đã bắt đầu nở.
Có nhiều loại trạng ngữ như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ tình huống hoặc tình thái, v.v…
Ví dụ: Nhìn ánh đèn ở phía chân trời, các chiến sĩ nôn nao nhớ về thành phố.
Ở ví dụ trên, ngữ động từ” Nhìn ánh đèn ở phía chân trời” là trạng ngữ chỉ tình thái. Trạng ngữ chỉ tình thái còn được gọi là vị ngữ phụ.
c) Câu đơn có thêm phần phụ là thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập (thành phần chú thích) được đặt giữa một cụm chủ vị.
Ví dụ: Hoa mai, những bông hoa đầu mùa đã nở,
Ở ví dụ trên, ngữ danh từ “những bông hoa đầu mùa” bổ túc nghĩa cho chủ ngữ “Hoa mai”. Phần biệt lập này còn được gọi là phần lặp.
Ví dụ: Những bông hoa này, theo tôi nghĩ, là những bông hoa đầu mùa.
Ở ví dụ trên, tổ hợp từ “theo tôi nghĩ” bổ túc nghĩa cho cả một cụm chủ vị. Phần biệt lập này còn được gọi là phần xen.
d) Câu đơn có chủ ngữ, vị ngữ là một cụm chủ vị
Trong trường hợp này, một cụm chủ vị làm chủ ngữ, hoặc một cụm chủ vị làm vị ngữ.
Ví dụ: Anh làm như vậy không có lợi cho tập thể.
2. Câu ghép
Câu ghép có từ hai cụm chủ vị trở lên, trong đó không có cụm chủ vị nào bao gồm cụm chủ vị nào.
a) Câu ghép gồm hai cụm chủ vị có quan hệ chính phụ
Mối quan hệ trong câu ghép chính phụ có thể là quan hệ nguyên nhân, quan hệ mục đích, quan hệ điều kiện, quan hệ nhượng bộ, quan hệ tăng tiến. Ta thường dùng từ nối hoặc cặp từ nối để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính phụ.
Ví dụ: Sở dĩ anh thành công là vì anh làm việc có phương pháp.
MH2: C – V (TN) C – V.
Ví dụ: Anh thành công, vì anh làm việc có phương pháp.
Ta cũng có thể dùng phó từ (phụ từ) để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính phụ.
Ví dụ: Trời càng mưa, nước càng dâng cao.
b) Câu ghép gồm hai cụm chủ vị có quan hệ đẳng lập
Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê, quan hệ lựa chọn, quan hệ tương phản, quan hệ tương đồng.
Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Hồ Chí Minh)
Ta cũng có thể dùng từ nối hoặc phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập.
Ví dụ: Ong hút mật của hoa, nhưng ong không làm hại sắc và hương của hoa.
Ví dụ: Anh đi, tôi cũng đi.
c) Câu ghép gồm các cụm chủ vị vừa có quan hệ chính phụ vừa có quan hệ đẳng lập.
Đây là câu ghép hỗn hợp, do hai loại câu ghép vừa nêu trên họp lại mà tạo nên.
Ví dụ: Mẹ về, cả nhà vui, vì ai cũng mong.
Trích Tiếng Việt thực hành của tác giả Hà Thúc Hoan
I. PHÂN LOẠI CÂU
Theo cấu trúc, ta chia câu thành hai loại là câu đơn và câu ghép.
1. Câu đơn
Câu đơn có một cụm chủ vị làm nòng cốt.
a) Câu đơn chỉ có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ
Chủ ngữ là người, vật hoặc sự việc mà ta muốn nói đến, đó là đối tượng thông báo. Vị ngữ “nói” đối tượng thông báo ấy, cho biết người, vật hoặc sự việc nói đến làm gì, như thế nào.
MH: C – V.
Ví dụ: Hoa nở.
Ta có thể mở rộng chủ ngữ và vị ngữ bằng cách thêm định ngữ (định tố) là phần bổ nghĩa cho danh từ, hoặc thêm bổ ngữ (bổ tố) là phần bổ nghĩa cho động từ.
Ví dụ: Hoa đầu mùa đã bắt đầu nở.
b) Câu đơn có thêm phần phụ là trạng ngữ
Trạng ngữ bổ túc nghĩa cho một cụm chủ vị.
MH: T, C – V.
Ví dụ: Sáng hôm nay, hoa đầu mùa đã bắt đầu nở.
Có nhiều loại trạng ngữ như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ tình huống hoặc tình thái, v.v…
Ví dụ: Nhìn ánh đèn ở phía chân trời, các chiến sĩ nôn nao nhớ về thành phố.
Ở ví dụ trên, ngữ động từ” Nhìn ánh đèn ở phía chân trời” là trạng ngữ chỉ tình thái. Trạng ngữ chỉ tình thái còn được gọi là vị ngữ phụ.
c) Câu đơn có thêm phần phụ là thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập (thành phần chú thích) được đặt giữa một cụm chủ vị.
MH: C, BL, V.
Ví dụ: Hoa mai, những bông hoa đầu mùa đã nở,
Ở ví dụ trên, ngữ danh từ “những bông hoa đầu mùa” bổ túc nghĩa cho chủ ngữ “Hoa mai”. Phần biệt lập này còn được gọi là phần lặp.
Ví dụ: Những bông hoa này, theo tôi nghĩ, là những bông hoa đầu mùa.
Ở ví dụ trên, tổ hợp từ “theo tôi nghĩ” bổ túc nghĩa cho cả một cụm chủ vị. Phần biệt lập này còn được gọi là phần xen.
d) Câu đơn có chủ ngữ, vị ngữ là một cụm chủ vị
Trong trường hợp này, một cụm chủ vị làm chủ ngữ, hoặc một cụm chủ vị làm vị ngữ.
MH1: C(c – v) – V.
Ví dụ: Anh làm như vậy không có lợi cho tập thể.
MH2: C – V(c – v)
2. Câu ghép
Câu ghép có từ hai cụm chủ vị trở lên, trong đó không có cụm chủ vị nào bao gồm cụm chủ vị nào.
a) Câu ghép gồm hai cụm chủ vị có quan hệ chính phụ
Mối quan hệ trong câu ghép chính phụ có thể là quan hệ nguyên nhân, quan hệ mục đích, quan hệ điều kiện, quan hệ nhượng bộ, quan hệ tăng tiến. Ta thường dùng từ nối hoặc cặp từ nối để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính phụ.
MH1: (TN) C – V (TN) C – V.
Ví dụ: Sở dĩ anh thành công là vì anh làm việc có phương pháp.
MH2: C – V (TN) C – V.
Ví dụ: Anh thành công, vì anh làm việc có phương pháp.
Ta cũng có thể dùng phó từ (phụ từ) để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính phụ.
MH3: C (PT) V, C (PT) V.
Ví dụ: Trời càng mưa, nước càng dâng cao.
b) Câu ghép gồm hai cụm chủ vị có quan hệ đẳng lập
Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê, quan hệ lựa chọn, quan hệ tương phản, quan hệ tương đồng.
MH1: C- V, C – V, C – V.
Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Hồ Chí Minh)
Ta cũng có thể dùng từ nối hoặc phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập.
MH2: C – V, (TN) C – V.
Ví dụ: Ong hút mật của hoa, nhưng ong không làm hại sắc và hương của hoa.
MH3: C – V, C (PT) V.
Ví dụ: Anh đi, tôi cũng đi.
c) Câu ghép gồm các cụm chủ vị vừa có quan hệ chính phụ vừa có quan hệ đẳng lập.
Đây là câu ghép hỗn hợp, do hai loại câu ghép vừa nêu trên họp lại mà tạo nên.
Ví dụ: Mẹ về, cả nhà vui, vì ai cũng mong.
Trích Tiếng Việt thực hành của tác giả Hà Thúc Hoan