Bài 22 Bình một khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Mình có câu hỏi là Bình một khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ , mọi người giúp em nhé

Bình khổ thơ đầu trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

Đọc "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ gốc xứ Huế - Thanh Hải có lẽ nhiều người đã yêu thích và nhớ mãi mấy dòng thơ "Ta làm con chim hót - Ta làm một cành hoa... Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời..." Đáng trân trọng làm sao tình yêu cuộc sống của người thi sĩ khi chúng ta biết rằng bài thơ ấy ra đời lúc ông đang trên giường bệnh và chỉ ít ngày sau ông mất. Có phải chính giây phút giáp mặt với cái chết, giây phút chuyển từ mùa đông lạnh giá sang mùa xuân ấm áp, cái thời điểm kì diệu đó đã khiến tấm lòng con người bừng lên sự sống mới, khiến tâm hồn nhà thơ thăng hoa, ngòi bút cũng nở hoa. Tất cả như tràn ngập cảnh xuân, cuộc đời xuân và những ước nguyện đẹp như mùa xuân.

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc


Tại sao màu nước sông lại xanh, mà không là "dòng sông xanh mát" ("Vàm cỏ đông" - Hoài Vũ), không là "dòng sông đỏ nặng phù sa" ("Đất nước" - Nguyễn Đình Thi)? Có phải đấy là màu nước của Hương Giang, hay chính là tín hiệu báo mùa xuân đang về? Mùa xuân trang trải êm trôi một dòng xanh dịu mát, bỗng mọc lên ở giữa "Một bông hoa tím biếc". Cũng một gam màu lạnh, nhưng sắc tím biếc của bông hoa nổi trôi, đậm đà, nồng ấm cả dòng sông xanh.

Bông hoa là có thật, hay cũng là dáng hình của niềm tin, niềm hi vọng, là sắc màu thân quen của quê hương xứ Huế mà đôi mắt nhà thơ từng bắt gặp, ngòi bút nhà thơ từng ghi chép? Nghệ thuật dựng hình, pha màu, kết hợp đảo cấu trúc, tạo cho câu thơ nhịp đi mau lẹ, bất ngờ, nhịp của ngôn từ và nhịp của cảm xúc. Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thì đây, một nét đẹp nữa của mùa xuân:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng


Nhà thơ thực đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Ông dùng từ cảm thán "Ơi" để cọi chú chim nhỏ và linh lợi, rồi hỏi "Hót chi", như ngỡ ngàng, thích thú, như đùa vui, níu kéo. Từ đó ông lắng nghe tiếng chim hót. Nghe bằng tai chưa đã, ông nghe bằng cả trái tim xáo động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo. Qua cụm từ "Tôi đưa tay, tôi hứng", tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành từng giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt. Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục. Nói nghệ thuật cũng để hiểu nội dung, vì nhà thơ có bao giờ có ý tỉa tót ngôn từ cho văn chương hoa mĩ, mà chủ yếu hướng về cuộc sống sự sống trong lòng đang dạt dào tình yêu quê hương đất nước.

Có thể nói, bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với quê hương đất nước của Thanh Hải. Với thể thơ năm chữ, nhạc điệu trong sáng gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh ẩn dụ sáng tạo đã làm cho khổ thơ đầu bật lên mùa xuân của xứ Huế mộng và thơ.
Nguồn: St
 
Mình có câu hỏi là Bình một khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ , mọi người giúp em nhé

Khổ thơ đầu

Hai khổ thơ cuối

Tham khảo thêm 1 số bài về "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải dưới đây:

1. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

2. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

3. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

4. Hướng dẫn phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

5. Phân tích khổ thơ đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ"

6. Dàn ý bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

7. Đọc - hiểu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải



P/s: Dùng chức năng tìm kiếm trong diễn đàn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề tham khảo: Ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng khổ thơ “Đất nước bốn ngàn năm… phía trước” trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Gợi ý

- Trong 4 câu thơ, Thanh Hải đã sử dụng phép nhân hóa, so sánh “đất nước vất vả và gian lao”.
- Khi nhân hóa “đất nước vất vả và gian lao” người đọc thấy hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo cần cù “vất vả gian lao”.

- Khi so sánh đất nước với “Vì sao, cứ đi lên phía trước”, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dung hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới.

Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc đã ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
 
Đề bài: Viết lời bình cho khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”.

Gợi ý

- Giới thiệu chung về bài thơ: bài thơ thể hiện niềm cảm động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn tự hào pha lẫn xót đau của nhà thơ Viễn Phương khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Khổ thơ cuối thể hiện sự lưu luyến không muốn rời đi của tác giả.

- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” thể hiện cảm xúc mãnh liệt cuộn dâng lên một cách mạnh mẽ, không kìm nén nổi của nhà thơ khi sắp phải trở về miền Nam và sắp phải rời xa Bác.

- Bày tỏ ước muốn được hóa thân thành bông hoa tỏa hương, con chim hót bên lăng Bác. Đặc biệt muốn trở thành “cây tre trung hiếu” trong “hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Nghĩa là sống đẹp, sống trung thành với lí tưởng của Bác.

- Nếu ở đằng sau câu thơ này tác giả tiếp tục diễn tả sự đau xót tiếc thương thì bài thơ kết thúc trong cái bi lụy ám ảnh người đọc.

- Từ đau thương, Viễn Phương đa thể hiện tình cảm, lòng thành kính, biết ơn Bác bằng những ước nguyện chân thành. Bài thơ kết thúc trong cái âm hưởng lạc quan, nhịp thơ nhanh hơn, điệp từ “muốn làm” được lặp lại ba lần thể hiện mong muốn thiết tha và chân thành, lưu luyến của tác giả (biến đau thương thành hành động).
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top