Kẹo Siêu Nhân
Moderator
- Xu
- 0
BÀI 16: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 -1935
I- VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Tình hình kinh tế : khủng hoảng, suy thoái nặng nề.
2. Tình hình xã hội :
Hầu hết các tầng lớp giai cấp đều bị tác động của cuộc KHKT như không có việc làm, thu nhập thấp, hàng hóa ế ẩm…
=>>< xã hội sâu sắc nhất là hai mâu thuẩn cơ bản: dân tộc VN><thực dân Pháp; nông dân >< địa chủ.
Những năm cuối thập kỷ 20, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1930, cuộc đàn áp dã man của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái đã làm tăng mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.
II- PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 -1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ-TĨNH.
1. Phong trào cách mạng 1930-1931.
a. Nguyên nhân: - Tác động của cuộc KHKT 1929-1933.
- Đàn áp khủng bố của thực dân Pháp sau k/n Yên Bái.
- ĐCSVN ra đời đã lãnh đạo n/d đấu tranh.
b.Diển biến:
- Từ tháng 2-4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công - nông đòi cải thiện đời sống như tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế…bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị chống đế quốc, p/kiến.
- Tháng 5: Đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh trong phạm vi cả nước nhân ngày 1/5. Tiếp đó, trong các tháng 6,7,8, tiếp tục nổ ra các cuộc đấu tranh của công nông và các tầng lớp lao động khác trong cả nước.
- Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tỉnh: hàng nghìn nông dân biểu tình (có vũ trang tự vệ) kéo lên huyện, tỉnh đòi giảm sưu thuế. Công nhân Vinh - Bến Thủy bãi công hưởng ứng.
- Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930 với hơn 3 vạn người tham gia. Pháp đã cho máy bay ném bom làm 217 ngừơi chết, 125 người bị thương => quần chúng kéo đến huyện lỵ, phá nhà lao, đốt huỵện đường… chính quyền thực dân phong kiến ở nhiều lãng xã tê liệt, tan rã. Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng thôn xã đứng ra điều hành mọi hoạt động của làng xã => chính quyền Xô Viết hình thành.
2/Xô Viết Nghệ-Tĩnh
a/Về chính trị : Các đội tự về đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. Các đoàn thể cách mạng thu hút đông đảo nhân dân tham gia hoạt động
b/Về kinh tế :Chia ruộng đất cho nông dân nghèo, bãi bỏ thuế thân , xóa nợ cho dân nghèo, sửa sang cầu cống đê điều, lập các tổ chức để nông dân giúp đở nhau sản xuất.
c/Về văn hóa –xã hội: Tổ chức dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội; trật tự an ninh được giữ vững.
d/Ý nghĩa: Là đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân trong cả nước.
- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man => Tổ chức Đảng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, tù đày => từ giữa năm 1931, phong trào tạm lắng.
3- Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)
- Đổi tên Đảng thành ĐCSĐD, bầu BCH chính thức do đ/c Trần Phú làm Tổng BT và thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
- Nội dung Luận cương:
*Ưu điểm: Xác định đựoc những vấn đề chiến lược và sách lược CM
+Tính chất: CMTS dân quyền sau đó tiến lên CMXHCN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
+ Nhiệm vụ CM : đánh đổ phong kiến và đế quốc.
+ Động lực CM: công nhân, nông dân.
+ Lãnh đạo CM: Đảng cộng sản.
+ Nêu rõ hình thức và biện pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách mạng ĐD với CM thế giới.
*Hạn chế: (SGK tr.95).
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 -1931
a/ Ý nghĩa lịch sử :
Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Khối liên minh công nông hình thành. Được QTCS đánh giá cao, ĐCSĐD được công nhận là phân bộ của QTCS.
b/Bài học kinh nghiệm: (SGK)
III- PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1932-1935
1.Cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng c/mạng
* Chính sách khủng bố của thực dân Pháp:
+ Hàng vạn người bị bát giam trong các nhà tù ở Hà Nội, Sài Gòn, Côn đảo, Kon tum, Lao Bảo… hầu hết các ủy viên trung ương ĐCSĐD cũng bị bắt.
- Pháp sử dụng các thủ đoạn mị dân:
+ Về chính trị : tăng người VN vào cơ quan lập pháp.
+ Về kinh tế: cho người bản xứ được tham gia đấu thầu một số công trình công cộng.
+Về văn hóa-xã hội: tổ chức lại một số trường cao đẳng, lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc.
- Đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng :
+ Trong tù: những người CS đã kiên cường đấu tranh.
+ Bên ngoài: tìm cách gây dựng lại các tổ chức đảng và quần chúng.
+ Năm 1932, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí nhận đươc chỉ thị của QTCS, tổ chức ban lãnh đạo của Đảng=> đưa ra Chương trình hành động, chủ trương đấu tranh đòi các quyền tự dân dân chủ, cũng cố phát triển các đoàn thể cách mạng => tổ chức của Đảng được phục hồi.
2/Đại hội đại biểu lần thứ nhất ĐCSĐD họp ở Ma cao ( TQ) tháng 3/1935 :
- Nhiệm vụ trước mắt: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đ/q.
- Thông qua Nghị quýêt chính trị,, Điều lệ Đảng và nhiều nghị quyết khác về vân động các tầng lớp nd.
- Bầu BCH TW do Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư, NAQ cử làm đại diện của Đảng tại QTCS.
- Ý nghĩa: Phong trào c/m đựoc phục hồi, tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng CM được khôi phục