Kẹo Siêu Nhân
Moderator
- Xu
- 0
Bài 14: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
I. Hoạt động của Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.
a/Hoạt động của Phan Bội Châu.
- Sau nhiều năm hoạt động cứu nước ở Nhật và TQ , PBC bị giới quân phiệt bắt (1913) đến cuối năm 1917 mới đựoc thả.
- Năm 1925 bị thực dân Pháp , kết án tù và đưa về an trí ở Huế.
b/ Hoạt động của Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam trên đất Pháp.
- Năm 1922, viết Thất điều thư , tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường VN , tiếp tục hô hào Khai dân trí , chấn dân khí , hậu dân sinh…
-Năm 1925 , PCT về nước , tiếp tục hoạt động đả phá chế độ quân chủ , đề cao dân quyền..đựoc nhân dân , nhất là thanh niên mến mộ và hưởng ứng.
c/ Nhiều Việt kiều ở Pháp đã tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu sách báo tiến bộ về nước. Năm 1925, Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương ra đời.
II.Hoạt động của tiểu tư sản, tư sản và công nhân Việt Nam
1/Hoạt động của Tư sản và tiểu tư sản
a. Hoạt động của tư sản: Tẩy chay của Hoa kiều, vận động “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.
- Năm 1923: chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo của tư
sản Pháp.
+ Thành lập các tổ chức chính trị: Đảng Lập hiến (Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh ), Trung Bắc tân văn ( Nguyễn Văn Vĩnh)…
b/Hoạt động của Tiểu tư sản trí thức:
- Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục VIệt, Đảng Thanh niên với nhiều hình thức hoạt động sôi nổi.
- Ra nhiều tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo…
- Thành lập các nhà xuất bản xuất bản nhiều loại sách báo tiến bộ như như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã…
- Năm 1923, tại Quảng Châu (TQ) thành lập tổ chức Tâm tâm xã. Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái mưu sát viên toàn quyền Pháp ở Sa Diện (Quảng Châu ) nhưng bất thành.
- Sự kiện nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ là cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu
(1925) và truy điệu Phan Chu Trinh (1926).
2/Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân: Các cuộc đấu tranh ngày càng nhiều hơn song còn lẻ tẻ và tự phát. Đã thành lập tổ chức Công hội ở SG - Chợ lớn.
- Tháng 8/1925, công nhân xưởng Ba Son bãi công, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
III/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước , NAQ trở về Pháp ( 1917) và gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919).
- Tháng 6/1919, gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghi Vécxây.
-7/1920, NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin=> tìm được đường lối cứu nước.
12/1920, tại ĐH Đảng Xã hội, NAQ bỏ phiếu tán thành QTCS và tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
- Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa => tập hợp lực lượng chống thực dân.
- Sáng lập Báo người khổ, tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo, Đồi sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Năm 1923, sang LX dự Hội nghị Quốc tế Nông dân
- Năm 1924, dự ĐH Quốc tế Cộng sản lần V.
- 11/ 1924, NAQ về Quảng Châu (TQ) để tuyên truyền, xây dựng tổ chức CMGPDT cho nhân dân VN.