Bài 13: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ I

Bài 13: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ I

I. HOÀN CẢNH QUỐC TẾ SAU CTTG I

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình thế giới có những chuyển biến mới :

+ Trật tự thế giới mới được thành lập ( hệ thống Ve1cxai – Oasinh tơn ) được thiết lập

+ Phong trào CN và PTCSQT phát triểm mạnh mẽ

+ Các Đảng CS được thành lập ở các nước Anh , Pháp , Đức , Mĩ , TQ., Inđônêxa . . .

+ Quốc tế Cs ( QT III ) thành lập

=> Tác động đến VN

II/ NHỮNG CHUỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , VĂN HÓA , XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.(1919-1929)

a/ Nguyên nhân: nhằm bù đắp tổn thất nặng nề trong chiến tranh.

b/Thực hiện :

- Đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn: từ 1924 đến 1929 số vốn đầu tư lên khoảng 4 tỉ phrăng.

+ Nông nghiệp: lập đồn điền cao su , mở rộng diện tích , thành lập các công ti cao su mới …

+ Mở một số ngành CN : dệt, muối xay xát…

+ Khai thác mỏ chủ yếu là mỏ than. Ngoài ra, còn đầu tư khai thác kẽm, sắt.

+ Thương nghiệp có bước phát triên mới; quan hệ lưu thông buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

+ Giao thông vận tải đựoc phát triển, đô thị đựoc mở rộng.

+Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế ĐD, ngoài ra, Pháp còn tăng thuế.

2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.

a. Về chính trị: Bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám đựoc tăng cường.

- Thực hiện một vài cải cách hành chính để đối phó với những biến động
đang diễn ra ở ĐD.

b.Văn hóa - giáo dục:

- Hệ thống giáo dục mở rộng từ tiểu học, trung học đến cao đẳng và đại học.

- Nhiều báo, tạp chí ra đời. Pháp khuyến khích các sách báo cổ vũ cho chủ trương Pháp-Việt đề huề. Các trào lưu tư tưởng, KHKT, văn hóa - nghệ thuật phương Tây tràn vào VN tạo ra sự chuyển biến về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

III. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam

a. Kinh tế: Kinh tế tư bản xuất hiện nhưng chỉ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu.
- Lệ thuộc kinh tế Pháp. ĐD vẫn là thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.

b. Xã hội : có sự phân hóa sâu sắc

- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa. Một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa tham gia phong trào dân tộc dân chủ.

- Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề => nông dân >< đế quốc, phong kiến gay gắt. Đây là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp tiểu tư sản: Phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống đế quốc và tay sai, đặc biệt là bộ phận HSSV rất hăng hái trong đấu tranh dân tộc.

- Giai cấp tư sản: Ra đời sau CTTG I,phần lớn làm thầu khóan cho tư bản Pháp. Cũng có một bộ phận kinh doanh riêng như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu.Phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

- Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển (năm 1929 có trên 22 vạn). Những đặc điểm của giai cấp công nhân VN: bị 3 tầng áp bức bóc lột nặng nề. Có quan hệ gắn bó với nông dân. Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.

=> Nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top