Kẹo Siêu Nhân
Moderator
- Xu
- 0
Bài 10: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH
I- MÂU THUẪN ĐÔNG - TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
1. Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông-Tây
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến luợc của hai cường quốc Xơ- Mĩ .
- Mỹ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất => muốn nắm quyền lãnh đạo thế giới.
2. Biểu hiện: 3 sự kiện tiêu biểu như những “khúc dạo đầu” của CT lạnh. Đó là:
+ Học thuyết Truman (1947).
+ Kế hoạch Macsan (1947).
+ Sự ra đời của khối NATO (1949).
- Đối phó với các hoạt động của Mĩ, LX thành lập:
+ Hội đồng tương trợ kinh tế (1949).
+ Khối q/sự- Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955).
Như vậy, tới năm 1949, cục diện 2 cực đã được xác lập, chi phối tình hình thế giới.
II- SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG-TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
1. Cuộc phong tỏa Béclin (1948) và Bức tường Béc lin (1961)
* Tháng 2/1948, các nước Mĩ Anh, Pháp đã hợp nhất 3 khu vực chiếm đóng của họ. LX kịch liệt phản đối=> phong tỏa Béclin (3/1948).
- Tháng 8/1961, bức tường Béclin dựng lên ngăn cách Đông và Tây Béclin.
2. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954)
+ Từ cuối 12-1946, chiến tranh lan rộng toàn Đông Dương => 1950 trở đi Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
+ Liên Xô, Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
=>Hiệp định Giơnevơ (7-1954) kết thúc cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương nhưng lại là sự chuẩn bị cho Mỹ trong cuộc chiến tranh mới ở khu vực này.
3. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
+ Sau CTTG thứ 2, Liên Xô và Mỹ chiếm đóng hai miền Bắc và Nam Triều Tiên => Năm 1948, có 2 chính quyền riêng rẽ được thành lập do Mỹ-Liên Xô bảo trợ.
+ Từ 1950 đến 1953, diễn ra cuộc chiến khốc liệt giữa 2 miền => là “sản phẩm” của CT lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.
4. Cuộc khủng hoảng Caribê (1962)- sgk tr.89,90
5. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954-1975)
+ Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Mỹ đã thế chân và hất cẳng Pháp => Tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới ở Việt Nam.
+ Mỹ đã theo đuổi những tham vọng lớn qua cuộc chiến tranh Việt Nam đối với phe XHCN và phong trào giải phóng dân tộc => Mỹ thất bại.
Tóm lại:Các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự trên thế giới đều liên quan đến hai cực Xô-Mĩ.
III. XU THẾ HOÀ HOÃN ĐÔNG-TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH CHẤM DỨT
+ Thời điểm bắt đầu xu thế hoà hoãn Đông-Tây l từ đầu những năm 1970 của thế kỉ XX.
* Biểu hiện của xu thế này là:
- Những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô- Mĩ.
- Hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí tiến công chiến lược.
- Chung sống hòa bình.
- Tăng cường các cuộc gặp gỡ, đối thoại và kí kết các hiệp định về kinh tế, khoa học- kĩ thuật.
+ 1972, CHDC Đức và CHLB Đức ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông v Tây Đức.
+ 1972, Xô-Mỹ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
+ 1974: Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).
+ Tháng 8/1975, Định ước Henxinki của 33 nước châu âu cùng Mỹ và Canađa được kí kết.
- Tháng 12/1989, hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ đã cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
-Các tranh chấp xung đột khu vực cũng đi tới những thương lượng, giải quyết như: sự kiện Ápganixtan, Campuchia và Tây Nam Phi…
=> Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhìu khu vực trên thế giới.
IV- THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1. Sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.
+ 1991: XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã
+ 6-1991: khối SEV giải thể
+ 7-1991: khoái Vacsava chấm dứt hoạt động.
+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu, châu đã bị mất.
+ Anh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
=>”Trật tự 2 cực Ianta” sụp đổ.
2. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh và xu thế phát triển từ sau năm 1991
a. Tình hình: Sau 1991, thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp:
-Trật tự TG mới đang trong quá trình hình thành.
- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển kinh tế.
- Mỹ thiết lập trật tự thế giới “một cực” để làm bá chủ thế giới.
- Nhiều khu vực vẫn còn nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài.
b. Xu thế phát triển.
- Hòa bình, hợp tác v phát triển, các dân tộc hy vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.
- Nguy cơ và thách thức của chủ nghĩa khủng bố (Sau vụ 11-9-2001 tại Mỹ và hàng loạt các vụ khủng bố ở Nga, Nhật, Ấn Độ, Trung Đông ...)
=> Thế giới vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi đồng thời phải đối mặt với những thách thức gay gắt.