Bạch tuộc to nhất thế giới
Bạch tuộc là loài thông minh nhất trong số các loài động vật thân mềm, chúng có cả trí nhớ và hành động theo ý thức chứ không chỉ bản năng.
Trên thế giới có có khoảng 300 loài bạch tuộc và chúng sinh sống ở mọi đại dương. Bạch tuộc chiếm hơn 2/3 tổng số động vật thân mềm.
Bạch tuộc không có xương bên trong và vỏ bảo vệ bên ngoài. Chúng có 8 xúc tu.
Những con bạch tuộc đực chỉ sống thêm vài tháng sau khi giao phối. Mỗi con bạch tuộc cái đẻ từ 40.000 trứng trở lên (tùy theo loài). Chúng không ăn trong suốt thời gian chăm sóc và bảo vệ ổ trứng. Sau khi trứng nở những con bạch tuộc cái sẽ chết.
Nhiều truyền thuyết và chuyện cổ tích cho rằng bạch tuộc rất hung dữ và có thể ăn thịt người hay phá hoại tàu, thuyền. Tuy nhiên phần lớn những câu chuyện đó đều phản ánh sai sự thật.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn ngủi. Đa số có tuổi thọ trung bình là 2 năm, song có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong những điều kiện lý tưởng.
Nhát cắn của bạch tuộc có thể khiến con mồi tê liệt vì chất độc.
Máu của bạch tuộc có màu xanh dương. Chúng có tới ba trái tim. Một trái tim bơm máu đi khắp cơ thể còn hai tim kia bơm máu xuyên qua mang.
Loài bạch tuộc rất thông minh. Nhiều thử nghiệm cho thấy chúng có cả trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chúng thực hiện các hành động theo ý thức. Bạch tuộc có thể tìm đường ra khỏi mê cung, phân biệt các hình khối, bắt chước hành vi của loài khác, học trò chơi.
Một số loài bạch tuộc có thể khả năng tự làm đứt tua để thoát hiểm khi gặp kẻ thù.
Với những tế bào da có khả năng đổi màu, bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc cơ thể liên tục để ngụy trang cho phù hợp với môi trường xung quanh. Chúng cũng có thể "cải trang" thành những con vật nguy hiểm - chẳng hạn như rắn biển - để dọa kẻ thù.
Trên thế giới có có khoảng 300 loài bạch tuộc và chúng sinh sống ở mọi đại dương. Bạch tuộc chiếm hơn 2/3 tổng số động vật thân mềm.
Bạch tuộc không có xương bên trong và vỏ bảo vệ bên ngoài. Chúng có 8 xúc tu.
Những con bạch tuộc đực chỉ sống thêm vài tháng sau khi giao phối. Mỗi con bạch tuộc cái đẻ từ 40.000 trứng trở lên (tùy theo loài). Chúng không ăn trong suốt thời gian chăm sóc và bảo vệ ổ trứng. Sau khi trứng nở những con bạch tuộc cái sẽ chết.
Nhiều truyền thuyết và chuyện cổ tích cho rằng bạch tuộc rất hung dữ và có thể ăn thịt người hay phá hoại tàu, thuyền. Tuy nhiên phần lớn những câu chuyện đó đều phản ánh sai sự thật.
Thị lực của bạch tuộc rất phát triển và cơ quan vị giác, xúc giác của chúng cũng khá phức tạp. Tuy nhiên chúng không có khả năng nghe.Con bạch tuộc to nhất thế giới mà con người từng nhìn thấy có trọng lượng 135 kg và tổng chiều dài của hai xúc tu đối diện nhau vào khoảng 10 m.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn ngủi. Đa số có tuổi thọ trung bình là 2 năm, song có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong những điều kiện lý tưởng.
Nhát cắn của bạch tuộc có thể khiến con mồi tê liệt vì chất độc.
Máu của bạch tuộc có màu xanh dương. Chúng có tới ba trái tim. Một trái tim bơm máu đi khắp cơ thể còn hai tim kia bơm máu xuyên qua mang.
Loài bạch tuộc rất thông minh. Nhiều thử nghiệm cho thấy chúng có cả trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chúng thực hiện các hành động theo ý thức. Bạch tuộc có thể tìm đường ra khỏi mê cung, phân biệt các hình khối, bắt chước hành vi của loài khác, học trò chơi.
Một số loài bạch tuộc có thể khả năng tự làm đứt tua để thoát hiểm khi gặp kẻ thù.
Với những tế bào da có khả năng đổi màu, bạch tuộc có thể thay đổi màu sắc cơ thể liên tục để ngụy trang cho phù hợp với môi trường xung quanh. Chúng cũng có thể "cải trang" thành những con vật nguy hiểm - chẳng hạn như rắn biển - để dọa kẻ thù.
Minh Long (theo thejunglestore,answers.com.)
Theo VnExpress
Theo VnExpress