Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Bác Hồ Đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 177551" data-attributes="member: 288054"><p style="text-align: center"><span style="font-size: 18px"><span style="color: #ff0000"><strong>Lễ quốc khánh tại Hà Nội</strong></span></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>Từ sớm tinh mơ, dân chúng Hà Nội như các bầy ong, từng đoàn lúc lớn lúc nhỏ, lũ lượt dần dần kéo đến cạnh quảng trường Ba Đình. Ở nhiều chỗ là cả một khối dân chúng các làng ngoại ô. Đi theo trong biển người đó, có cả đoàn nhân dân miền núi với y phục địa phương của họ, và nông dân trong những bộ khăn áo cổ truyền. Giữa các khối khác nhau, người ta dễ dàng nhận ra các tổ chức của công nhân, sơmi trắng, quần dài hoặc quần soóc trắng hoặc xanh. Phụ nữ mặc áo dài trắng hay màu sáng, tay khoác nón.</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cho đến tận trưa, cả toán OSS (Cục Công tác chiến lược của quân đội Mỹ) chúng tôi lăn lộn ở ngoài phố, chụp ảnh, ghi chép về các nhóm người, các sự kiện, các khẩu hiệu, biểu ngữ, apphich... Có nhiều khẩu hiệu bằng tiếng Pháp, Anh, một số bằng tiếng VN: “VN của người VN”, “Hoan nghênh đồng minh”, “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”, “Thà chết, không nô lệ”...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khoảng trưa, chúng tôi đi về phía quảng trường Ba Đình. Tôi đã quyết định từ chối lời mời của ông Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đến khu vực lễ đài dành cho quan khách, để đi xem buổi lễ chỉ như một người quan sát trong quần chúng. Chúng tôi chọn được một điểm thuận lợi ngay trước lễ đài, giữa đám viên chức địa phương.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong khi chờ đợi ông Hồ và các quan chức tùy tùng tới, tôi nhìn thấy một nhóm cố đạo Thiên Chúa giáo mặc áo thầy tu trắng và xanh đen, có cả các chức sắc mang khăn quàng và dải viền đỏ. Cách họ không xa là các nhà sư Phật giáo khoác áo cà sa màu vàng, rồi đến các chức sắc Cao Đài, áo dài trắng có tua và khăn quàng sặc sỡ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Mặt trời đã lên cao. Không khí oi bức. Nhưng đôi lúc cũng có cơn gió nhẹ thổi làm phấp phới cả biển cờ trên quảng trường. Trên cột cao trước lễ đài, lá cờ đỏ với ngôi sao vàng lớn phấp phới bay.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bất chợt có tiếng còi và các hiệu lệnh quân sự phát ra từ các đội hình. Đội danh dự và các đơn vị bộ đội đứng thẳng và chăm chú theo dõi, có người đã bắt đầu xuất hiện trên lễ đài.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Mấy phút sau, nổi lên tiếng hô “Bồng súng chào”, quần chúng bỗng im lặng trong khi các vị chức quyền tìm chỗ đứng vào đằng sau cái bao lơn được trang trí bằng màu trắng và đỏ. Trên lễ đài, mọi người đều mặc đồ trắng, thắt cà vạt và để đầu trần, trừ một người nhỏ nhắn mặc áo kaki màu sẫm và có cái gì như là cái khăn trùm đầu - đó là Hồ Chí Minh. </span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đội danh dự và công tác bảo vệ được giao cho bộ đội của Võ Nguyên Giáp, lực lượng được huấn luyện, trang bị, có kỷ luật nhất của họ. Mũ bấc, đồng phục kaki, quần soóc, tất cao, họ trưng bày các vũ khí mới một cách hãnh diện, lúc trong tư thế đứng nghiêm, lúc nghỉ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ở đó còn có các đơn vị tự vệ - dân quân mặc áo lẫn lộn quần áo nhà binh Pháp, Nhật hoặc quần áo ngắn xanh hay đen, mang theo một loạt các vũ khí cũng lộn xộn từ súng kíp, gươm, dao rựa, mã tấu có cán gỗ dài và cả gậy tày... Có thứ hình như họ mới lấy ở các đình, chùa ở làng ra.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tất cả dựng lên một cảnh tượng sinh động với khoảng 500.000-600.000 người (theo không ảnh của Mỹ chụp ngày hôm đó).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Lê Xuân, nguyên là người liên lạc của chúng tôi, đã đi một vòng và cho rằng quần chúng hết sức tò mò và quan tâm đến vị lãnh đạo “mới” của Chính phủ. Mọi người đều muốn biết “ông Hồ Chí Minh bí ẩn” này là ai. Ông ở đâu về?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một tiếng trong loa phóng thanh nổi lên phá vỡ sự im lặng, giới thiệu “Cụ Hồ là người giải phóng, vị cứu tinh của dân tộc”. Quần chúng được hướng dẫn của các đảng viên, lên tiếng hát và trong mấy phút liền hô vang “Độc lập”. Ông Hồ ngồi yên mỉm cười, nhỏ nhắn về dáng vóc, nhưng vĩ đại trong sự hoan hô của nhân dân ông. Ông giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản tuyên ngôn, nay thành nổi tiếng của ông với những lời: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”. </span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ông Hồ dừng lại đột ngột và hỏi người nghe: “Đồng bào có nghe rõ không?”, quần chúng hô vang đáp lại: “Rõ”! Thật là một nghệ thuật diễn thuyết bậc thầy. Từ lúc đó, quần chúng lắng nắm lấy từng lời. Chúng tôi không hiểu ông Hồ đã nói gì.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Lê Xuân phải cố gắng lắm để dịch nhưng cũng rất khó khăn. Nhưng cứ nghe giọng nói của ông Hồ, bình tĩnh và rõ ràng, ấm áp và thân mật, và nghe thấy được quần chúng trả lời thì chúng tôi còn nghi ngờ gì nữa là ông đã thấu tới quần chúng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ông Hồ tiếp tục: “Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Quay về bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, nói về quyền con người và quyền công dân, ông Hồ nói bản tuyên ngôn đã công bố: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi... Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đến khoảng hai giờ, ông Hồ kết thúc bản tuyên ngôn, tiếp sau đó là Võ Nguyên Giáp nói về vai trò của Việt Minh, nhấn mạnh công tác của đảng trong lĩnh vực chính trị - quân sự, phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giáo dục và văn hoa. Sau bài diễn văn, các bộ trưởng mới được chỉ định, từng người một được giới thiệu ra mắt nhân dân. Buổi lễ kết thúc bằng việc các bộ trưởng tuyên bố nguyện trung thành và triệt để ủng hộ Chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hòa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>ARCHIMEDES L. A. PATTI</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">"Là một sĩ quan tình báo của Mỹ, Archimedes Patti đã có mặt và can dự vào những biến động lịch sử ở VN vào thời điểm quyết định của cuộc Chiến tranh thế giới lần hai, cũng là bước ngoặt quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc VN.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những ấn tượng tốt đẹp của ông đối với những người cách mạng VN mà ông đã cộng tác, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ viên sĩ quan tình báo Mỹ nhận ra được cái điều mà sau này ông đã giữ trọng trong cuộc đời mình, đó là tình hữu nghị cần có giữa hai dân tộc...”.</span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 177551, member: 288054"] [CENTER][SIZE=5][COLOR=#ff0000][B]Lễ quốc khánh tại Hà Nội[/B][/COLOR] [/SIZE][/CENTER] [SIZE=5][B]Từ sớm tinh mơ, dân chúng Hà Nội như các bầy ong, từng đoàn lúc lớn lúc nhỏ, lũ lượt dần dần kéo đến cạnh quảng trường Ba Đình. Ở nhiều chỗ là cả một khối dân chúng các làng ngoại ô. Đi theo trong biển người đó, có cả đoàn nhân dân miền núi với y phục địa phương của họ, và nông dân trong những bộ khăn áo cổ truyền. Giữa các khối khác nhau, người ta dễ dàng nhận ra các tổ chức của công nhân, sơmi trắng, quần dài hoặc quần soóc trắng hoặc xanh. Phụ nữ mặc áo dài trắng hay màu sáng, tay khoác nón.[/B] Cho đến tận trưa, cả toán OSS (Cục Công tác chiến lược của quân đội Mỹ) chúng tôi lăn lộn ở ngoài phố, chụp ảnh, ghi chép về các nhóm người, các sự kiện, các khẩu hiệu, biểu ngữ, apphich... Có nhiều khẩu hiệu bằng tiếng Pháp, Anh, một số bằng tiếng VN: “VN của người VN”, “Hoan nghênh đồng minh”, “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”, “Thà chết, không nô lệ”... Khoảng trưa, chúng tôi đi về phía quảng trường Ba Đình. Tôi đã quyết định từ chối lời mời của ông Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đến khu vực lễ đài dành cho quan khách, để đi xem buổi lễ chỉ như một người quan sát trong quần chúng. Chúng tôi chọn được một điểm thuận lợi ngay trước lễ đài, giữa đám viên chức địa phương. Trong khi chờ đợi ông Hồ và các quan chức tùy tùng tới, tôi nhìn thấy một nhóm cố đạo Thiên Chúa giáo mặc áo thầy tu trắng và xanh đen, có cả các chức sắc mang khăn quàng và dải viền đỏ. Cách họ không xa là các nhà sư Phật giáo khoác áo cà sa màu vàng, rồi đến các chức sắc Cao Đài, áo dài trắng có tua và khăn quàng sặc sỡ. Mặt trời đã lên cao. Không khí oi bức. Nhưng đôi lúc cũng có cơn gió nhẹ thổi làm phấp phới cả biển cờ trên quảng trường. Trên cột cao trước lễ đài, lá cờ đỏ với ngôi sao vàng lớn phấp phới bay. Bất chợt có tiếng còi và các hiệu lệnh quân sự phát ra từ các đội hình. Đội danh dự và các đơn vị bộ đội đứng thẳng và chăm chú theo dõi, có người đã bắt đầu xuất hiện trên lễ đài. Mấy phút sau, nổi lên tiếng hô “Bồng súng chào”, quần chúng bỗng im lặng trong khi các vị chức quyền tìm chỗ đứng vào đằng sau cái bao lơn được trang trí bằng màu trắng và đỏ. Trên lễ đài, mọi người đều mặc đồ trắng, thắt cà vạt và để đầu trần, trừ một người nhỏ nhắn mặc áo kaki màu sẫm và có cái gì như là cái khăn trùm đầu - đó là Hồ Chí Minh. Đội danh dự và công tác bảo vệ được giao cho bộ đội của Võ Nguyên Giáp, lực lượng được huấn luyện, trang bị, có kỷ luật nhất của họ. Mũ bấc, đồng phục kaki, quần soóc, tất cao, họ trưng bày các vũ khí mới một cách hãnh diện, lúc trong tư thế đứng nghiêm, lúc nghỉ. Ở đó còn có các đơn vị tự vệ - dân quân mặc áo lẫn lộn quần áo nhà binh Pháp, Nhật hoặc quần áo ngắn xanh hay đen, mang theo một loạt các vũ khí cũng lộn xộn từ súng kíp, gươm, dao rựa, mã tấu có cán gỗ dài và cả gậy tày... Có thứ hình như họ mới lấy ở các đình, chùa ở làng ra. Tất cả dựng lên một cảnh tượng sinh động với khoảng 500.000-600.000 người (theo không ảnh của Mỹ chụp ngày hôm đó). Lê Xuân, nguyên là người liên lạc của chúng tôi, đã đi một vòng và cho rằng quần chúng hết sức tò mò và quan tâm đến vị lãnh đạo “mới” của Chính phủ. Mọi người đều muốn biết “ông Hồ Chí Minh bí ẩn” này là ai. Ông ở đâu về? Một tiếng trong loa phóng thanh nổi lên phá vỡ sự im lặng, giới thiệu “Cụ Hồ là người giải phóng, vị cứu tinh của dân tộc”. Quần chúng được hướng dẫn của các đảng viên, lên tiếng hát và trong mấy phút liền hô vang “Độc lập”. Ông Hồ ngồi yên mỉm cười, nhỏ nhắn về dáng vóc, nhưng vĩ đại trong sự hoan hô của nhân dân ông. Ông giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản tuyên ngôn, nay thành nổi tiếng của ông với những lời: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ông Hồ dừng lại đột ngột và hỏi người nghe: “Đồng bào có nghe rõ không?”, quần chúng hô vang đáp lại: “Rõ”! Thật là một nghệ thuật diễn thuyết bậc thầy. Từ lúc đó, quần chúng lắng nắm lấy từng lời. Chúng tôi không hiểu ông Hồ đã nói gì. Lê Xuân phải cố gắng lắm để dịch nhưng cũng rất khó khăn. Nhưng cứ nghe giọng nói của ông Hồ, bình tĩnh và rõ ràng, ấm áp và thân mật, và nghe thấy được quần chúng trả lời thì chúng tôi còn nghi ngờ gì nữa là ông đã thấu tới quần chúng. Ông Hồ tiếp tục: “Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Quay về bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, nói về quyền con người và quyền công dân, ông Hồ nói bản tuyên ngôn đã công bố: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi... Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đến khoảng hai giờ, ông Hồ kết thúc bản tuyên ngôn, tiếp sau đó là Võ Nguyên Giáp nói về vai trò của Việt Minh, nhấn mạnh công tác của đảng trong lĩnh vực chính trị - quân sự, phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giáo dục và văn hoa. Sau bài diễn văn, các bộ trưởng mới được chỉ định, từng người một được giới thiệu ra mắt nhân dân. Buổi lễ kết thúc bằng việc các bộ trưởng tuyên bố nguyện trung thành và triệt để ủng hộ Chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hòa. [B]ARCHIMEDES L. A. PATTI[/B] "Là một sĩ quan tình báo của Mỹ, Archimedes Patti đã có mặt và can dự vào những biến động lịch sử ở VN vào thời điểm quyết định của cuộc Chiến tranh thế giới lần hai, cũng là bước ngoặt quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc VN. Những ấn tượng tốt đẹp của ông đối với những người cách mạng VN mà ông đã cộng tác, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ viên sĩ quan tình báo Mỹ nhận ra được cái điều mà sau này ông đã giữ trọng trong cuộc đời mình, đó là tình hữu nghị cần có giữa hai dân tộc...”.[/SIZE] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Bác Hồ Đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Top