Bà ngoại năm nay 98 tuổi rồi, chỉ còn hai năm nữa là bà sẽ sống trọn cả một thế kỷ con người.
Bà tuy già nhưng đầu óc vẫn còn minh mẫn lắm. Bà sống sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp. Tính bà rất tình cảm, luôn nhẹ nhàng với con với cháu. Bà khá vui tính, hay nói đùa vui và những lúc đó bà thường cười rất tươi.
Nụ cười móm mém, nụ cười của người già…
Trong đám cháu chắt, tôi là người mà bà thương và quý nhất. Chẳng nhớ là khi nào, chỉ biết là từ khi còn bé, những ngày nghỉ học hoặc lễ Tết, cái khái niệm xuống bà ngoại chơi đã luôn hiện hữu trong đầu anh em tôi. Ngày đó, khi miếng bánh, lúc bát cháo, lúc thì tấm quà… cứ có cái gì ngon ngọt là mẹ lại bảo tôi mang xuống biếu bà. Đêm nằm ngủ lại, mấy đứa anh em tranh nhau đòi ngủ chung với bà để được bà xoa lưng và kể chuyện cổ tích cho nghe.
Những câu chuyện cổ tích đêm hè…
Ngày đấy, các bác hay ai đó đem tiền biếu bà. Bà thường cất ở cái tủ đầu giường. Thỉnh thoảng bà lại bảo đứa chị họ lôi ra đếm rồi bà ngồi lẩm bẩm nhẩm tính. Bà bảo bà có 10 chỉ vàng, bà sẽ đợi khi nào tôi cưới bà cho làm của hồi môn. Bà thương tôi lắm! Lâu không thấy tôi xuống thăm là bà lại nhắc.
Lúc nào bà cũng hỏi “thằng Tý đâu rồi, sao không thấy thằng Tý xuống?”
Những ngày mồng một Tết, bố tôi, rồi em trai tôi xuống mừng tuổi bà. Mừng xong là cứ y như mọi lần khác, bà toàn nhớ nhầm rồi đi khoe kêu “Thằng Tý nó vừa mừng tuổi tôi đấy.” Xong nghe mọi người giải thích lại, bà lại cười trừ và bà cười rất tươi.
Nụ cười móm mém, nụ cười của tháng năm …
Nhưng hôm nay, bà ốm năng rồi! Suốt 6 ngày liền bà không chịu ăn gì cả, chỉ nằm đó tiếp nước và truyền đạm sống qua ngày. Hỏi ăn gì bà cũng không chịu, cứ xua tay, lắc đầu và từ chối… Nghe tin bà ốm mà lòng như lửa đốt. Về đến nơi chạy vội xuống thăm bà. Bà yếu quá rồi. Người bà gầy quắt lại, bé tí teo nhìn chỉ thấy còn da bọc xương. Bà nằm yên một chỗ, đôi mắt già nua màu trắng đục như đang lim dim nhìn về nơi xa xăm nào đó…
Trên cổ tay bà vẫn là chiếc kim tiêm đang truyền và tiếp nước. Truyền suốt như thế chắc là bà đau lắm… Ngồi bên cạnh nắm tay , xoa lưng bà cả một lúc lâu. Nhưng rốt cuộc, có lẽ bà cũng chẳng biết là ai đang ngồi cạnh. Đã tự lâu lắm rồi bà không còn nhìn rõ nữa. Những gì bà nhìn thấy, có lẽ chỉ còn là những bóng đen trông mờ mờ ảo ảo. Tuổi già sức yếu nên dần đôi tai bà cũng đã trở nên bị lãng nặng. Ai nói gì bà cũng phải hỏi lại vài lần mới nghe được rõ.
Chân bà cũng không còn được khỏe khoắn như xưa, không còn đi tới đi lui đi thường xuyên được nữa. Sự có thể của bà có lẽ chỉ còn là những lúc gượng mình ngồi dậy cho đỡ mỏi mệt. Khuôn mặt bà già nua, khắc khổ in đậm những nếp nhăn vết hằn của năm tháng. Bà nằm đó lim dim ngủ, lát lát lại mở mắt ra nhìn như muốn hỏi ai đang ở cạnh bên …
Bà yếu quá rồi, đó là cái điều mà ai cũng biết. Cái điều tưởng chừng như rất đơn giản đó, vậy mà tôi cứ như người ngủ mê, như đến giờ mới chợt nhận ra điều đó. Và sự thật là đến giờ tôi cũng mới nhận ra là cũng đã quá lâu rồi, tôi đã không còn như là ngày xưa nữa. Không còn những thói quen xuống thăm bà những ngày lễ tết… không còn được nghe những câu chuyện cổ tích đêm hè… không còn… đã không còn và như đã chẳng còn…
Tôi cứ như con thiêu thân, mải mê lao mình vào những cuộc vui vô nghĩa, ganh đua cùng đám bạn trong các cuộc chơi, bon chen với lũ bè để lấy le cuộc sống… để rồi hôm nay như quên mất, như thấy mình trở thành vô tâm quá, quên hết mọi thứ, quên hết cả gia đình, quên cả chính mình, quên người thân và quên mất cả bà…
Hôm nay, ngồi đó, thấy bà yếu quá rồi mà chẳng biết làm sao cả, chỉ biết ngồi bên xoa lưng và nhìn bà nằm ngủ. Bác gái vào, bác bảo “Bà chẳng chịu ăn gì, nhưng bà nhắc mãi đấy, bà cứ hỏi Sơn đâu…” Nghe xong lặng im không nói được thành lời, chỉ cảm thấy… sao sống mũi chợt cay…
Bà cố khỏe nhé… Bà cố lên nhé … Bà bảo bà đợi cháu cưới, bà cho cháu 10 chỉ vàng cơ mà … Cháu chẳng cần vàng đâu… cháu chỉ cần bà sống lâu thôi … Bà cố lên nhé … Bà ơi …
Bà tuy già nhưng đầu óc vẫn còn minh mẫn lắm. Bà sống sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp. Tính bà rất tình cảm, luôn nhẹ nhàng với con với cháu. Bà khá vui tính, hay nói đùa vui và những lúc đó bà thường cười rất tươi.
Nụ cười móm mém, nụ cười của người già…
Trong đám cháu chắt, tôi là người mà bà thương và quý nhất. Chẳng nhớ là khi nào, chỉ biết là từ khi còn bé, những ngày nghỉ học hoặc lễ Tết, cái khái niệm xuống bà ngoại chơi đã luôn hiện hữu trong đầu anh em tôi. Ngày đó, khi miếng bánh, lúc bát cháo, lúc thì tấm quà… cứ có cái gì ngon ngọt là mẹ lại bảo tôi mang xuống biếu bà. Đêm nằm ngủ lại, mấy đứa anh em tranh nhau đòi ngủ chung với bà để được bà xoa lưng và kể chuyện cổ tích cho nghe.
Những câu chuyện cổ tích đêm hè…
Ngày đấy, các bác hay ai đó đem tiền biếu bà. Bà thường cất ở cái tủ đầu giường. Thỉnh thoảng bà lại bảo đứa chị họ lôi ra đếm rồi bà ngồi lẩm bẩm nhẩm tính. Bà bảo bà có 10 chỉ vàng, bà sẽ đợi khi nào tôi cưới bà cho làm của hồi môn. Bà thương tôi lắm! Lâu không thấy tôi xuống thăm là bà lại nhắc.
Lúc nào bà cũng hỏi “thằng Tý đâu rồi, sao không thấy thằng Tý xuống?”
Những ngày mồng một Tết, bố tôi, rồi em trai tôi xuống mừng tuổi bà. Mừng xong là cứ y như mọi lần khác, bà toàn nhớ nhầm rồi đi khoe kêu “Thằng Tý nó vừa mừng tuổi tôi đấy.” Xong nghe mọi người giải thích lại, bà lại cười trừ và bà cười rất tươi.
Nụ cười móm mém, nụ cười của tháng năm …
Nhưng hôm nay, bà ốm năng rồi! Suốt 6 ngày liền bà không chịu ăn gì cả, chỉ nằm đó tiếp nước và truyền đạm sống qua ngày. Hỏi ăn gì bà cũng không chịu, cứ xua tay, lắc đầu và từ chối… Nghe tin bà ốm mà lòng như lửa đốt. Về đến nơi chạy vội xuống thăm bà. Bà yếu quá rồi. Người bà gầy quắt lại, bé tí teo nhìn chỉ thấy còn da bọc xương. Bà nằm yên một chỗ, đôi mắt già nua màu trắng đục như đang lim dim nhìn về nơi xa xăm nào đó…
Trên cổ tay bà vẫn là chiếc kim tiêm đang truyền và tiếp nước. Truyền suốt như thế chắc là bà đau lắm… Ngồi bên cạnh nắm tay , xoa lưng bà cả một lúc lâu. Nhưng rốt cuộc, có lẽ bà cũng chẳng biết là ai đang ngồi cạnh. Đã tự lâu lắm rồi bà không còn nhìn rõ nữa. Những gì bà nhìn thấy, có lẽ chỉ còn là những bóng đen trông mờ mờ ảo ảo. Tuổi già sức yếu nên dần đôi tai bà cũng đã trở nên bị lãng nặng. Ai nói gì bà cũng phải hỏi lại vài lần mới nghe được rõ.
Chân bà cũng không còn được khỏe khoắn như xưa, không còn đi tới đi lui đi thường xuyên được nữa. Sự có thể của bà có lẽ chỉ còn là những lúc gượng mình ngồi dậy cho đỡ mỏi mệt. Khuôn mặt bà già nua, khắc khổ in đậm những nếp nhăn vết hằn của năm tháng. Bà nằm đó lim dim ngủ, lát lát lại mở mắt ra nhìn như muốn hỏi ai đang ở cạnh bên …
Bà yếu quá rồi, đó là cái điều mà ai cũng biết. Cái điều tưởng chừng như rất đơn giản đó, vậy mà tôi cứ như người ngủ mê, như đến giờ mới chợt nhận ra điều đó. Và sự thật là đến giờ tôi cũng mới nhận ra là cũng đã quá lâu rồi, tôi đã không còn như là ngày xưa nữa. Không còn những thói quen xuống thăm bà những ngày lễ tết… không còn được nghe những câu chuyện cổ tích đêm hè… không còn… đã không còn và như đã chẳng còn…
Tôi cứ như con thiêu thân, mải mê lao mình vào những cuộc vui vô nghĩa, ganh đua cùng đám bạn trong các cuộc chơi, bon chen với lũ bè để lấy le cuộc sống… để rồi hôm nay như quên mất, như thấy mình trở thành vô tâm quá, quên hết mọi thứ, quên hết cả gia đình, quên cả chính mình, quên người thân và quên mất cả bà…
Hôm nay, ngồi đó, thấy bà yếu quá rồi mà chẳng biết làm sao cả, chỉ biết ngồi bên xoa lưng và nhìn bà nằm ngủ. Bác gái vào, bác bảo “Bà chẳng chịu ăn gì, nhưng bà nhắc mãi đấy, bà cứ hỏi Sơn đâu…” Nghe xong lặng im không nói được thành lời, chỉ cảm thấy… sao sống mũi chợt cay…
Bà cố khỏe nhé… Bà cố lên nhé … Bà bảo bà đợi cháu cưới, bà cho cháu 10 chỉ vàng cơ mà … Cháu chẳng cần vàng đâu… cháu chỉ cần bà sống lâu thôi … Bà cố lên nhé … Bà ơi …