Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Thái bình dương (180 triệu km2, Đại tây dương (106 triệu km2) Ấn độ dương (75 triệu km2)
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên Trái Đất, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.
Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước, bằng khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt Trái Đất và lớn hơn diện tích của mọi phần đất trên Trái Đất cộng lại. Đường xích đạo chia Thái Bình Dương thành hai phần "Bắc Thái Bình Dương" và "Nam Thái Bình Dương". Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của đại dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở Tây Bắc Thái Bình Dương với độ sâu 10.911 m.
Đại dương huyền ảo kỳ vĩ và đẹp
Mặc dù người châu Á và châu Đại Dương đã du hành trên Thái Bình Dương từ thời tiền sử, vùng Đông Thái Bình Dương mới lần đầu được quan sát bởi người châu Âu vào đầu thế kỷ 16 khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa vượt eo đất Panama vào năm 1513 và khám phá ra "biển phương Nam" lớn, ông đã đặt tên cho nó là Mar del Sur. Tên gọi hiện tại khởi nguồn từ nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan với chuyến hành trình vòng quanh thế giới của ông vào năm 1521. Magellan gặp thời tiết thuận lợi trong quãng thời gian di chuyển trên đại dương này, bởi vậy ông đã gọi nó là Mar Pacifico, có nghĩa "biển thái bình" cả trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh với tổng diện tích khoảng 106.400.000 km²[1], được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông. Đại Tây Dương có bề rộng từ Đông sang Tây khoảng 9.600 km mỗi năm lại dang rộng thêm 2– 3 cm.
Đại Tây Dương được nối liền với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na Uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.
Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km2 bao phủ 20% diện tích mặt nước trên Trái Đất. Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran, về hướng Đông bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương), về phía Tây bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi được đặt theo tên của Ấn Độ.
Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ 20 còn gọi đại dương này là Tiểu Tây Dương.
Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania (phía nam của mũi Agulhas) ở kinh tuyến 146°55' Đ. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương, về phía bắc ở khoảng 30 độ Bắc trong vịnh Ba Tư. Đại dương này rộng gần 10.000 km tại khu vực giữa Úc và châu Phi và diện tích 73.556.000 km² bao gồm cả biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Ấn Độ Dương có thể tích ước khoảng 292.131.000 km³
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên Trái Đất, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.
Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước, bằng khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt Trái Đất và lớn hơn diện tích của mọi phần đất trên Trái Đất cộng lại. Đường xích đạo chia Thái Bình Dương thành hai phần "Bắc Thái Bình Dương" và "Nam Thái Bình Dương". Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của đại dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở Tây Bắc Thái Bình Dương với độ sâu 10.911 m.
Đại dương huyền ảo kỳ vĩ và đẹp
Mặc dù người châu Á và châu Đại Dương đã du hành trên Thái Bình Dương từ thời tiền sử, vùng Đông Thái Bình Dương mới lần đầu được quan sát bởi người châu Âu vào đầu thế kỷ 16 khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa vượt eo đất Panama vào năm 1513 và khám phá ra "biển phương Nam" lớn, ông đã đặt tên cho nó là Mar del Sur. Tên gọi hiện tại khởi nguồn từ nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan với chuyến hành trình vòng quanh thế giới của ông vào năm 1521. Magellan gặp thời tiết thuận lợi trong quãng thời gian di chuyển trên đại dương này, bởi vậy ông đã gọi nó là Mar Pacifico, có nghĩa "biển thái bình" cả trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh với tổng diện tích khoảng 106.400.000 km²[1], được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông. Đại Tây Dương có bề rộng từ Đông sang Tây khoảng 9.600 km mỗi năm lại dang rộng thêm 2– 3 cm.
Đại Tây Dương được nối liền với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na Uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.
Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km2 bao phủ 20% diện tích mặt nước trên Trái Đất. Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran, về hướng Đông bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương), về phía Tây bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi được đặt theo tên của Ấn Độ.
Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ 20 còn gọi đại dương này là Tiểu Tây Dương.
Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania (phía nam của mũi Agulhas) ở kinh tuyến 146°55' Đ. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương, về phía bắc ở khoảng 30 độ Bắc trong vịnh Ba Tư. Đại dương này rộng gần 10.000 km tại khu vực giữa Úc và châu Phi và diện tích 73.556.000 km² bao gồm cả biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Ấn Độ Dương có thể tích ước khoảng 292.131.000 km³