Đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng sau cuộc khủng bố trắng của Pháp (1932-1935).

ngan trang

New member
Đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng sau cuộc khủng bố trắng của Pháp (1932-1935).
https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=378&pop=1&page=0&Itemid=35



1. Chính sách mới của Pháp và phong trào cách mạng Việt Nam Hy vọng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp vẫn tăng cường chính sách khủng bố. Hàng vạn chiến sĩ và đồng bào yêu nước bị bắt.
1. Chính sách mới của Pháp và phong trào cách mạng Việt Nam
Hy vọng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp vẫn tăng cường chính sách khủng bố. Hàng vạn chiến sĩ và đồng bào yêu nước bị bắt. Các nhà tù chật ních chính trị phạm. Hàng trăm ng¬ời bị kết án tử hình. Hai năm 1930-1931, ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp mở 21 phiên toà đại hình, xử 1.094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai chung thân, 420 án đầy biệt xứ.
Mặt khác, thực dân Pháp dùng những thủ đoạn lừa bịp, mị dân nhằm lừa gạt quần chúng. Tháng 10-1930 Pôn Raynô, Bộ trưởng Thuộc địa Pháp sang Đông Dương để điều tra tình hình và định ra chính sách đối phó cho thích hợp. Chính quyền thực dân thi hành một số biện pháp cải lương, tổ chức lại tr¬ường Cao đẳng Đông Dương, trường Luật, đưa một số địa chủ, tư sản, trí thức cao cấp vào một số chức vụ "quan trọng", cho người "bản xứ" được nhập quốc tịch Pháp một cách rộng rãi hơn... Nhân cơ hội này những lực lượng thân Pháp bắt đầu trỗi dậy.
Thực dân Pháp cũng chú ý sử dụng các tổ chức, hình thức văn hóa tư tưởng vào việc chống lại ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản, chống Liên Xô . . . , lợi dụng một số tổ chức tôn giáo để chống phá cách mạng. Những sòng bạc, tiệm nhảy, tiệm hút, nhà chứa... được mở để lôi kéo thanh niên vào cuộc sống đồi truỵ.
Giữa lúc cơ sở cách mạng và quần chúng bị khủng bố trắng, nhiều cán bộ lãnh đạo bị giặc bắt, thì các chiến sĩ cộng sản hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan lần lượt tìm cách trở về nước hoạt động. Tại những tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn, hay biên giới Lào - Thái như Thà Khét, Xavanakhẹt, các cơ sở cách mạng dần dần được phục hồi.
Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong nước và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung tướng Đảng. Một Chương trình hành động được đề ra vào tháng 6 - 1932, nội dung chủ yếu là đòi các quyền dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả lại tự do cho tất cả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, vô lý, xoá độc quyền muối, rượu... 'Chương trình hành động còn nêu lên sự cấp thiết phải củng cố, phát triển các tổ chức của Đảng cũng như các tổ chức quần chúng, đề ra những yêu cầu cụ thể cho từng giai cấp, tầng lớp nhân dân, như công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị, thanh niên, phụ nữ... Nhiều đoàn thể sơ khai, như hội cày, hội gặt, đá bóng, đọc sách báo, hội hiếu hỷ... đã được lập ra. Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần nhen nhóm trở lại.
Tiêu biểu cho phong trào công - nông ở giai đoạn phục hồi 1932-1935 phải kể đến các cuộc bãi công liên tiếp của công nhân làm đường xe lửa Quảng Nam, Quảng Ngãi (từ đầu năm 1932 đến năm 1933), công nhân Nhà máy in ácđanh, Textôlanh, Opêniông Ở Sài Gòn, công nhân xe kéo Ở Gia Định, công nhân đồn điền Phú Quốc, Dầu Tiếng... Phong trào nông dân cũng nổi dậy ở nhiều nơi, như¬ Gia Định. Chợ Lớn, Chợ Mới (Long Xuyên), Càng Long (Trà Vinh):.. chống các thứ thuế.
Bên cạnh các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân, còn có các cuộc bãi thị ở Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dư¬ơng, Sài Gòn... bãi khoá của học sinh Sài Gòn, biểu tình của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Vũng Tàu và sân bay Bạch Mai (Hà Nội).
Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần được xây dựng lại và củng cố. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh dạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu. Trên thực tế, Ban lãnh đạo hải ngoại đã làm chức năng của Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.
2. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3-1935)
Từ ngày 27 đến 31-3-1935, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ ở trong nước và các tổ chức của Đảng đang hoạt động ở nước ngoài.
Đại hội nhận định: mặc dầu các tổ chức của Đảng đã được khôi phục nhưng lực lượng của Đảng vẫn chưa được phát triển; ở các khu công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít, hệ thống tổ chức Đảng ch¬a thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ Đảng chưa đ¬ược chặt chẽ.
Đại hội còn nêu rõ ba nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi và chống chiến tranh đế quốc.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, thông qua các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính và các nghị quyết về công tác liên minh phản đế, công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ và cứu tế đỏ.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 người trong đó có Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, Hoàng Đình Giong, v.v.. Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Quốc tế Cộng sản.
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đã khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước. Đó là sự chuẩn bị cần thiết để Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới.
Tuy nhiên, lúc đó tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi đòi hỏi Đảng phải kịp thời đề ra phương hướng hoạt động thích hợp. Nhưng Đại hội lại chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng trong năm năm qua, kể từ khi Đảng thành lập, nhất là trong thời kỳ đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng.
Thiếu sót của Đại hội là thiếu nhạy bén với tình hình mới, không thấy rõ nguy cơ chủ nghĩa phát xít trên thế giới và khả năng mới để đấu tranh chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, cơm áo, hoà bình. Thiếu sót này đã được bổ khuyết khi có nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936.

Nguồn:Lương Ninh 2000, Chương XV – Cuộc vận động giành độc lập, tự do (Việt Nam 1930-1945), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.470-473.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top