• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG



a. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược miền Nam:

- Chính phủ Đờ-gôn thành lập đội quân viễn chính sang Đông Dương, chỉ huy là tướng Lơ-cơ-léc.
- Ngày 2 - 9 - 1945, Pháp xả súng vào cuộc mít tinh ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết và nhiều người khác bị thương.
- Tháng 6 - 1945, quân Anh và một đại đội lính Pháp đến miền Nam và tỏ thái độ thù địch với nhân dân, yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, trả tù binh Pháp và trang bị vũ khí cho họ.
- Đêm 22, rạng sáng 23 - 9 - 1945, Pháp nổ súng đánh Sài Gòn ( Ủy ban nhân dân Nam Bộ và tự vệ thành Sài Gòn ). Đây là sự mở đầu của Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần hai.

b. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp:
- Đánh Pháp bằng mọi hình thức, mọi nơi, mọi chỗ:
+ Lực lượng vũ trang đánh sân bay, đánh kho tàng, dựng chướng ngại vật,...
+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn triệt phá nguồn tiếp tế, bất hợp tác, dựng chướng ngại vật,...
+ Công sở, trường học, nhà máy, hãng buôn đóng cửa. Tàu xe ngừng chạy, chợ không họp,...
- Tháng 10 - 1945, Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Chủ trương của Đảng:
+ Kiên quyết chống Pháp ở miền Nam.
+ Huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ kháng chiến: thanh niên Bắc Bộ, Trung Bộ xung vào đoàn quân Nam tiến. Nhân dân cả nước quyên góp tiền, gạo, thuốc men, quần áo cho Nam Bộ kháng chiến.

c. Đấu tranh với quân Trung Hoa dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:
- Quân Tưởng sử dụng bọn tay sai phá hoại cách mạng, muốn thành lập chính quyền phản cách mạng.
- Chính phủ ta tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng.
+ Ngày 2 - 3 - 1946, quốc hội họp và quyết định nhường cho bọn Việt cách 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng.
+ Cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc ở Việt Nam.
+ Tay sai phá hoại cách mạng thì bị trừng trị theo pháp luật, trấn áp bọn phản cách mạng. Điều đó làm hạn chế các hoạt động phá hoại của quân Tưởng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

d. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy lui quân Trung Hoa Quốc dân đảng ra khỏi nước ta:
* Hiệp ước Hoa - Pháp:

Pháp, Tưởng cấu kết kí hiệp ước Pháp - Hoa (28/2/1946), theo đó:
- Tưởng được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa ở Trung Quốc, vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng qua Hoa Nam ( Trung Quốc ) không phải nộp thuế.
- Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật.
* Chủ trương của ta:

- Dân tộc Việt Nam có hai con đường: cầm súng đánh Pháp; tạm hòa với Pháp để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
- Ngày 3 - 3 - 1946, Đảng ta họp và quyết định chọn giải pháp hòa để tiến.
- Ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ được kí kết tại Hà Nội giữa Hồ Chí Minh và Xanh-tơ-ni. Nội dung Hiệp định như sau:
+ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng nhưng vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
+ Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng trong thời hạn 5 năm.
+ Hai bên ngừng bắn Nam Bộ để đi tới đàm phán chính thức.

*Ý nghĩa: tránh được cuộc chiến tranh bất lợi và đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng tay sai. Giành thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng về mọi mặt.
- Sau khi kí Hiệp định sơ bộ:
+ Pháp tiếp tục khiêu khích ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kì tự trị.
+ Ta kiên quyết đấu tranh nên một cuộc hội nghị họp tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) ngày 6 - 7 - 1946 nhưng thất bại. Quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng, nguy cơ chiến tranh kề gần.
Hồ Chí Minh kí Tạm ước (14 - 9 - 1946) với Pháp, nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Đông Dương, tạo thêm quỹ thời gian hòa bình cho ta xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến.
- Trước 6 - 3 - 1946, ta kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa với quân Tưởng ở miền Bắc nhưng từ 6 - 3 - 1946 trở đi, ta tạm thời hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước.



Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top