• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đâu là nguyên nhân của 'tuổi vô ơn'?

minhtruong12tn4

New member
Xu
0
Từ Thừa Thiên - Huế, độc giả Trường Tiến, một giáo viên, gửi tới VietNamNet suy nghĩ về câu chuyện giáo dục sau khi đọc bài viết của một thầy giáo dạy Toán ở Nghệ An về câu chuyện bài văn lạ của nữ sinh Hải Phòng. Theo độc giả Trường Tiến, ở Việt Nam không nhiều phụ huynh/giáo viên là người đồng hành với con cái/học sinh, là người luôn gần gũi và xa cách đúng mực với trẻ... để trẻ phát triển với sự giúp đỡ đúng lúc và tế nhị của người lớn.
Có những nguyên lý cơ bản mà người lớn ai cũng biết , đôi lúc còn lợi dụng để biện hộ cho hành vi sai trái của mình nữa. Ví dụ:

“Mỗi cá nhân phát triển theo mỗi cách, mỗi phương diện nhất định, không cá nhân nào giống hoàn toàn với cá nhân nào”.

Giai đoạn phát triển vị thành niên là giai đoạn “có vấn đề” trong đời người mà chính bản thân họ, gia đình và xã hội buộc phải “chịu đựng” (tôi nhấn mạnh chữ “buộc phải chịu đựng”, vì chẳng ai muốn cả).

Xét khách quan theo nhiều góc độ, thế giới hôm nay là thời điểm tốt nhất cho giới trẻ phát triển hết sức mạnh tiềm ẩn trong họ nhờ tiến bộ lớn lao của khoa học, đặc biệt là công nghệ tin học.

Nhưng đồng thời, thế giới hôm nay cũng là môi trường tệ hại nhất cho sự phát triển toàn diện của giới trẻ, do những luồng thông tin xấu, những cám dỗ và bất trắc của thế giới người lớn ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, đến vô thức của trẻ) từ rất sớm, đến nỗi trẻ không kịp chuẩn bị sẵn sàng về cảm xúc và nhận thức để tiếp nhận cách hữu hiệu trẻ dễ bị “sốc phản ứng”. Đây là nguyên nhân của “tuổi vô ơn” (l’âge d’ingrat – từ vựng Victor Hugo dùng để nói về tuổi này)

Trên các phương tiện thông tin hiện nay, người ta hay khai thác những sai sót thường xảy ra (do bồng bột, vụng suy nghĩ, chưa chín chắn ... của tuổi mới lớn), khiến không ít người – nếu không muốn nói là nhiều người mà phần lớn là những bậc bề trên có trách nhiệm gán cho giới trẻ nhiều điều ‘xấu nhất” – thậm chí là “hư hỏng”.

Và rồi đi đến kết luận: giới trẻ bây giờ thường là ích kỷ, ăn chơi, rắc rối, kiêu ngạo, liều lĩnh ... hơn “thời của học lúc xưa” .

Điều này vô hình trung dẫn đến những định kiến về giới trẻ, tạo nên vết hằn trong tâm trí người lớn, khiến họ ngày càng khó nhận biết sự thay đổi lớn lao nơi người trẻ , càng khó hiểu sâu về giới trẻ và thật khó tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết.

Thế là, nơi thế giới người lớn nói chung, tồn tại một “thiếu sót lớn” đối với giới trẻ. Đó là sự từ chối nhìn nhận lòng nhiệt thành, cái hăng hái nhiệt tình, sự đam mê tìm theo và lao vào những thách thức của những điều mới mẻ, những giá trị mới điều này rất cần thiết cho những sáng tạo khoa học, nghệ thuật...

Hậu quả tất yếu sẽ là ranh giới của sự thông hiểu của người lớn đối với giới trẻ ngày càng xa, dài, rộng và sâu. Những bài học về đạo đức luân lý của người lớn trở nên ít hữu hiệu nơi giới trẻ.

Các nhà tâm lý, phân tâm học nhắc chúng ta rằng người lớn, những người đã qua thời vị thành niên-thanh niên-trưởng thành, hãy đặt mình vào vị trí của giới trẻ cùng tinh tế kiểm tra những khác biệt và ranh giới của 2 thế giới “Lớn-Trẻ” này sẽ là biện pháp hữu hiệu khiến giới trẻ “có vẻ” chấp nhận những giá trị của người lớn.

Giáo dục là thực hiện những phương tiện riêng biệt nhằm phát triển và hoàn thiện hữu-thể-người bao gồm: đức - trí – thể - mỹ.

Bề ngoài trẻ tỏ ra “non nớt” không hiểu hết thế giới người lớn, nhưng thật ra, người trẻ đang dần hiểu thế giới thật này. Thế nên, mẫu gương “Nói đúng-Sống đàng hoàng-Cư xử tử tế” của người lớn chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ.

Đối tượng của giáo dục là những hữu-thể-người có nhân vị, nên khó có thể áp dụng phương cách dạy-học-trả bài theo “luật định " vốn chỉ dùng cho việc truyền thụ kiến thức vô hồn), cần phải tạo một môi trường làm thăng tiến các khả năng của trẻ, trẻ cần nơi người lớn một “cuộc đồng hành” cùng sống, cùng suy nghĩ, cùng trao đổi, cùng làm và cùng chịu trách nhiệm, chứ không cần những “điều lệnh”: Em/con phải làm thế này thế nọ! Em/con phải như thế này thế nọ. Nơi người trẻ, khả năng tự điều chỉnh là cực cao!

Qua thực tế, ở Việt Nam, không nhiều phụ huynh/giáo viên là người đồng hành với con cái/học sinh, là người luôn gần gũi và xa cách đúng mực với trẻ... để trẻ phát triển với sự giúp đỡ đúng lúc và tế nhị của người lớn. Trái lại, với sự nhạy cảm vốn có nơi người trẻ, đôi lúc người lớn vô tình khiến trẻ “sốc phản ứng” với sự chăm sóc quá đáng, với sự nhiệt tình chỉ dẫn không đúng lúc, với những lời khuyên bảo đúng nhưng thiếu tế nhị ...

Thêm nữa, bề ngoài trẻ tỏ ra “non nớt” không hiểu hết thế giới người lớn, nhưng thật ra, người trẻ đang dần hiểu thế giới thật này. Thế nên, mẫu gương “Nói đúng-Sống đàng hoàng-Cư xử tử tế” của người lớn chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ.

Cha ông ta đã nói : “Cha nào con nấy”, thật chí lý biết bao. Thế giới trẻ là gương phản chiếu rõ nhất thế giới người lớn.

  • Trương Tiến (Huế)
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top