Áp lực cho giáo dục bậc cao

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Sự kết nối toàn cầu, sự so sánh và xếp hạng toàn cầu, dòng người, tư tưởng, tri thức, và nguồn vốn toàn cầu đang từng ngày làm thay đổi giáo dục bậc cao.

Có học giả cho rằng quá trình toàn cầu hóa bắt đầu khi người châu Phi lần đầu tiên đặt chân ra khỏi lục địa này. Một số thì nhìn nhận quá trình đó khởi đầu từ sự mở rộng các tôn giáo trên thế giới - đạo Phật, đạo Cơ đốc giáo, Hồi giáo và đạo Do Thái. Số khác thì khẳng định toàn cầu hóa chỉ hình thành từ các đế chế thực dân châu Âu, chiến tranh Napoleon, hay sự mở rộng thương mại và di cư ở nửa sau của kỷ nguyên Victoria. Nhưng dù người ta có tranh luận ra sao, thì vẫn có một điều chắc chắn: Trong hai thập kỷ qua, internet và du lịch hàng không rẻ hơn đã tạo ra hệ thống thống nhất và gắn kết đến mức mà, lần đầu tiên, chúng ta đã có thể đạt tới một xã hội thế giới duy nhất; và một nền giáo dục bậc cao, vượt ra khỏi phạm phi nhà nước - quốc gia, trở thành động lực thúc đẩy chính.

"Đại học tổng hợp" - trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và và phục vụ đa nhu cầu mà Clark Kerr, cựu chủ tịch Đại học California ghi nhận vào những năm 1960 - đã mở đường cho Đại học Nghiên cứu Toàn cầu (Global Research University), hay còn gọi là GRU. Đại học Nghiên cứu Toàn cầu là trường đại tổng hợp với tính linh động hơn nhiều, với việc học và nghiên cứu vượt ra khỏi biên giới quốc gia, và có hệ thống và xếp hạng mang tính toàn cầu hơn.

Thực tế, gần như ở mọi quốc gia, các trường đại học nghiên cứu là những trường kết nối toàn cầu mạnh nhất. Tri thức, dòng di chuyển tự do giáo dục bậc cao, chảy qua bất cứ đâu và tới bất cứ nơi nào, giống như lớp thủy ngân trên chiếc bàn kim loại. Cùng lúc đó, sự kết nối toàn cầu, sự so sánh và xếp hạng toàn cầu, và dòng người, tư tưởng, tri thức, và nguồn vốn toàn cầu đang từng ngày làm thay đổi giáo dục bậc cao.

Giaoducbaccao.jpg
Trong quá trình chuyển đổi đó, có ba xu hướng song hành với nhau: Kết nối mạng: Gần 1/3 dân số thế giới hiện đang được tiếp cận internet tốc độ cao. Điều đáng bất ngờ là, hơn một nửa số đó - trong đó có cả một số người theo đánh giá của Ngân hàng thế giới là người sống dưới 1 đôla mỗi ngày - sử dụng điện thoại di động. Những con số này đang tiếp tục tăng nhanh. Và những phần xã hội đã được nối mạng thì càng kết nối mạnh mẽ hơn trước đó - các trường đại học là một ví dụ điển hình.

Mỗi trường đại học nghiên cứu đều là nơi sử dụng lớn truyền thông kết nối mạng để truyền dữ liệu phức tạp và hợp tác trên thực tế. Xếp hạng hàng năm của Webometrics cho thấy tăng trưởng bùng nổ sử dụng web để tìm kiếm tri thức, dẫn đầu trên toàn cầu là Đại học Harvard. Thứ hai là Viện công nghệ Massachusetts, chủ yếu được thúc đẩy bởi dự án OpenCourseWare.

Đối với các nhà nghiên cứu, mối quan hệ với nước ngoài thậm chí còn mạnh mẽ hơn với các liên kết trong nước. Tại tất cả các nước OECD, từ năm 1988 - 2005, tỷ lệ các nghiên cứu khoa học có sự cộng tác quốc tế tăng từ 26% lên 46%. Tại Mỹ, con số này tăng từ 10% lên 27%.
Vai trò ngày càng lớn của tri thức. Như Kerr dự đoán trong cuốn Sử dụng trường đại học (The Uses of the University), tri thức và nghiên cứu đã trở thành nền tảng của nền kinh tế và văn hóa quốc gia. Các chính phủ từ lâu vẫn thích thú với việc tiềm năng khoa học và công nghệ sẽ chi phối cạnh tranh toàn cầu, nhưng trong thập kỷ qua, ưu tiên ứng dụng và thương mại hóa được củng cố thêm với niềm tin mới vào sức mạnh chính sách và hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy sáng tạo. Mối quan tâm chính của các quốc gia nghiên cứu mới nổi tại châu Á khuyến khích "văn hóa sáng tạo" theo nhiều cách - bao gồm cả tăng tốc độ cấp visa cho nhà nghiên cứu nước ngoài và xây dựng các khu đô thị mới, ở đó, các nhà cách tân trong nghệ thuật và khoa học được đưa lại với nhau để cùng làm kích thích suy nghĩ của người khác và khởi động các ý tưởng ban đầu của các phát minh.

Tiếp cận giáo dục dễ dàng hơn. Khi nhiều quốc gia hơn hiện đại hóa và tầng lớp trung lưu lớn lên, thì người theo học giáo dục bậc cao hơn cũng tăng đáng kể và liên tục ở gần như tất cả mọi nơi.

Theo số liệu từ Unesco, từ năm 1991 - 2004, tỷ lệ đăng ký theo học bậc cao đã tăng hơn 8% mỗi năm ở Đông Á và các quốc gia Thái Bình Dương, khoảng 7% mỗi năm ở châu Phi, và 5% mỗi năm ở Trung Âu và Mỹ Latinh.

Như Amartya Sen, người từng đạt giải Nobel và giáo sư kinh tế và triết học Đại học Harvard, nhấn mạnh, việc mở rộng năng lực con người thông qua giáo dục là không thể cản được vì nó cùng lúc thỏa mãn nhu cầu của nhà nước, ngành công nghiệp, và tư nhân.

Ba xu hướng này cùng kết hợp - kết nối toàn cầu, sức mạnh của nghiên cứu, và việc đăng ký theo học hàng loạt - khiến cho giáo dục đại học trở nên mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Cùng lúc đó, sự hội tụ những xu hướng này và sự nổi lên của Trường đại học Nghiên cứu Toàn cầu, đã tạo nên những căng thẳng mới:

Căng thẳng giữa quan điểm quốc gia và quan điểm toàn cầu. Các chính phủ và một số thể chế chỉ tập trung vào chương trình của mình mà thôi - thường là mang tính địa phương hoặc quốc gia. Nhưng các GRU lại có tầm nhìn và tham vọng toàn cầu. Họ coi chính họ là người phải dẫn đầu xu hướng toàn cầu mới này. Các trường này muốn thu hút các sinh viên và đội ngũ giảng viên bậc nhất, những người sẽ đưa họ lên đỉnh trong bảng xếp hạng toàn cầu. Họ muốn cắt giảm những con số lớn hơn trên thế giới - và do đó được hỗ trợ về mặt tài chính.

Ở đây, động cơ của các Trường Đại học Nghiên cứu Toàn cầu không chỉ mang tính ích kỷ nhưng cũng có cả tính vị tha. Họ tạo ra các sản phẩm toàn cầu - tri thức mà chúng ta với vai trò là một xã hội toàn cầu cần để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước và lương thực, các bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu cơ bản để thúc đẩy tri thức khoa học tự nó là một hàng hóa của cộng đồng toàn cầu.

Nhưng liệu GRU sẽ có "được phép" tiếp tục với việc làm cho thế giới trở thành nơi tốt hơn? Bởi vì tri thức đã trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nên thiên hướng của các chính phủ quốc gia hay nhà nước là dành ra những hỗ trợ tài chính và xây dựng hệ thống quản lý cho phép họ nhào nặn được các hình thức nghiên cứu, hoạch định kết quả nghiên cứu, giám sát chặt trẽ hơn cách chúng ta sử dụng tri thức. Mục tiêu ở đây, về cơ bản đều là giả dối, không chỉ đơn giản là nhằm làm giảm lãng phí kinh tế. Nó còn nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu, những nghiên cứu mà về bản chất là cuộc khám phá về những điều chưa được biết đến, trở nên dễ dự đoán hơn và có thể là ít nguy hiểm hơn. Một lý lẽ ngụy biện nữa là quan điểm cho rằng, sử dụng các quy trình quản lý có thể kiểm soát được tương lai bằng cách kiểm soát tri thức mới. Nhưng vẫn đề là họ có thể làm hạn chế quyền tự chủ cần thiết của người sáng tạo nếu làm như vậy.

Hơn thế nữa, nhiều chính phủ quốc gia thậm chí còn không cả mặn mà với chương trình nghiên cứu toàn cầu. Kết quả của nghiên cứu cơ bản trong các tài liệu khoa học được công khai cho tất cả mọi người. Nhưng như các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận điều đó, "Những sản phẩm tri thức của cộng đồng toàn cầu tất cả đều rất tốt, nhưng có cái gì trong đó là dành cho chúng ta? Tại sao chúng ta lại phải trả tiền để tất cả đều được hưởng lợi một cách miễn phí?" Hay, "Chúng ta được lợi gì khi phải chịu chi phí nghiên cứu cơ bản, nếu những phát minh sau đó tất cả đều bị các công ty nước ngoài chộp mất và nền kinh tế quốc gia thì chẳng được gì?"

Suy nghĩ đó là hết sức thiển cận và chỉ tự coi mình là trung tâm, nhưng các quốc gia vẫn là người quyết định chính sách giáo dục bậc cao và có thể sẽ còn như vậy trong thời gian dài nữa.

Sự hỗ trợ chính trị và tài chính đối với các trường đại học gần như đều xuất phát từ bên trong biên giới quốc gia, trừ phí của sinh viên nước ngoài và một số khoản tiền nghiên cứu.
Hiện tại, các trường đại học phải hoạt động trong cả ba phạm vi cùng lúc: toàn cầu, quốc gia, và địa phương. Họ phải trở nên thông minh hơn trong việc quản lý cân bằng giữa ba phạm vi này, và phải làm sao để hài hòa cả ba khu vực, không để xung đột. Ví dụ, những trường thành công trong nghiên cứu toàn cầu có thể tăng cường sức hấp dẫn của thành phố hoặc quốc gia nơi các trường này tọa lạc bằng cách thu hút tài năng sáng tạo và đầu tư cho ngành từ khắp nơi trên thế giới - nếu họ tham gia một cách có hiệu quả ở cấp độ địa phương.
Căng thẳng giữa nghiên cứu "đẳng cấp" và việc giảng dậy đại trà. Một số trường Đại học Nghiên cứu Toàn cầu, như đại học Toronto, với gần 75.000 sinh viên, và Đại học Tự quản Quốc gia Mexico, với hơn 300.000 sinh viên, vừa là trường đại học nghiên cứu chuyên sâu và là cơ sở giảng dạy đại trà. Một số trường khác chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thì có những tiêu chuẩn chọn lựa cao đối với những thí sinh dự tuyển, và gần như loại bỏ hoàn toàn việc giảng dạy đại chúng.

Chỉ có một số quốc gia có vẻ quản lý được một sự phân chia lao động hiệu quả. Còn số khác thì hoặc đầu tư quá ít cho nghiên cứu hoặc cắt giảm quá nhiều các nguồn lực cho giáo dục đại chúng, hoặc cả hai. Cả hai loại trường đại học đều có thể hoạt động hiệu quả. Nhưng vấn đề là làm sao để cân bằng các chức năng này trong hệ thống quốc gia.

Căng thẳng giữa tính đơn điệu và sự đa dạng. Những so sánh, hệ thống toàn cầu, và mô hình Anh - Mỹ đang khiến các trường đại học trở nên giống nhau hơn - và trừng phạt những trường nào không đi theo con đường chung, trong đó có cả các trường không phải nghiên cứu, và tất cả đều sử dụng các ngôn ngữ khác, ngoài tiếng Anh.

Sự hội nhập toàn cầu cũng mang đến cho chúng ta đầy những sự đa dạng. Cho tới nay, đã có 12 ngôn ngữ có trên 100 triệu người sử dụng trên thế giới: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hindu-Urdu, tiếng Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Ả-rập, tiếng Bengal, tiếng Mã Lai, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Pháp, và tiếng Đức.

Khi danh sách các trường đại học nghiên cứu hàng đầu trở nên đông hơn, thì có thể nhiều ngôn ngữ khác sẽ cùng với tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Chúng ta cũng có thể thấy sự nổi lên của các xếp hạng toàn cầu, với những bảng riêng dành cho những loại hình trường khác nhau: các GRU, trường kỹ thuật nghiệp vụ, trường cung cấp đào tạo đại trà, trường nhỏ và chuyên biệt...

Căng thẳng trong thứ bậc các trường đại học toàn cầu cạnh tranh nhất. Mỹ thống trị danh sách xếp hạng toàn cầu top 100 trường đại học nghiên cứu của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 2009. Anh đứng thứ hai, Australia, Canada, Nhật Bản, và các nước Tây Âu chiếm những vị trí khác trong top 10. Các nước nói tiếng Anh chiếm tới 73% trong danh sách 100 trường này. Chúng ta đang ở thời kỳ hoàng kim lịch sử của hệ thống trường Anh - Mỹ.
Nhưng tình trạng này sẽ không duy trì lâu. Như mọi người đều biết, phương Đông đang trỗi dậy -Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, và đặc biệt là Trung Quốc. Có thể Ấn Độ cũng sẽ trở thành một thành viên lớn trên thế giới, nếu chính phủ nước này mở một làn sóng đầu tư quốc gia mới một cách chặt chẽ.

Ở Trung Quốc, hỗ trợ của chính phủ có tính quyết định đối với tăng trưởng đáng kinh ngạc về nghiên cứu và tỷ lệ theo học bậc cao. Từ năm 1995 - 2007, tăng trưởng nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh trung bình hàng năm, theo số liệu của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, là 16,5 % ở Trung Quốc, 14,1 % ở Hàn Quốc, và 10 % ở Singapore. So sánh với chỉ 0,7 % ở Mỹ, 0,3 % ở Anh. Đây là điều không có gì bất ngờ bởi đầu tư công ở Mỹ và Anh vào lĩnh vực này vẫn gần như giữ nguyên hoặc thậm chí còn giảm xuống.

Sự vươn lên của giáo dục bậc cao châu Á, dĩ nhiên, cũng khiến một số người thuộc thế giới Anh - Mỹ phải lo lắng, đặc biệt là khi các trường đại học Tây Âu cũng đang mạnh lên. Nhưng, điều đó lại có lợi đối với những không chỉ châu Á - Thái Bình Dương và thực tế là đối với bất cứ ai. Tăng trưởng nghiên cứu ở mọi nơi tạo ra những lợi ích chung thông qua dòng tri thức, phát minh, và con người - và mở rộng, làm sâu sắc thêm tầm ảnh hưởng của văn hóa trí tuệ. Nó cũng mở rộng tiềm năng thỏa thuận toàn cầu.

Căn thẳng giữa bên trong bảng xếp hảng với bên ngoài. Như Manuel Castells, giảng viên truyền thông tại Đại học Nam California, chỉ ra, các mạng lưới luôn không hoàn chỉnh về mức độ bao quát trừ khi ai đó nỗ lực liên tục để đưa được tất cả vào mạng lưới đó. Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi, không hề có các Trường đại học Nghiên cứu Toàn cầu. Các chương trình nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục bậc cao của họ mới ở giai đoạn sơ khai. Các trường không có đủ tài chính và thiếu ổn định. Tỷ lệ học viên theo học thấp - đơn cử là ở khu vực cận Sahara, chỉ có 5%. Hàng dài những người đang chờ đợi những cơ hội mà tại các nền kinh tế châu Á phát triển và mới nổi hiện coi là hết sức bình thường. Nhiều triệu sinh mạng đang gặp khốn đốn do khoảng cách tri thức toàn cầu.

Một vai trò cộng đồng lớn mà các trường Đại học Nghiên cứu Toàn cầu tại các nước phát triển nên đảm nhận là thành lập quan hệ đối tác lâu dài với các trường trong những hệ thống giáo dục bậc cao mới nổi. Các quan hệ đối tác này nên định hướng nhằm xây dựng khả năng, đặc biệt là khả năng nghiên cứu.

Có nhiều ví dụ về những đối tác như vậy. Đơn cử, một số khoa của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, trong các lĩnh vực giáo dục khoa học và kinh doanh, đang hợp tác với Đại học Quốc gia Việt Nam cải tổ chương trình giảng dạy, trong đó có tính tới cả các tiêu chuẩn học thuật và bối cảnh Việt Nam. Công việc bao gồm những khóa đào tạo ngắn hạn và phát triển chương trình ở cả hai nước. Chương trình đang củng cố những phương pháp giảng dạy mới, khuyến khích xuất bản nghiên cứu, và cải tạo chương trình học thuật tại Việt Nam.

Nhưng chúng ta cần nhiều hơn những nỗ lực như thế. Mục tiêu nên là thành lập các GRU ở mọi nơi, để mở rộng hợp tác dựa trên tri thức ở khắp thế giới - vượt qua những hạn chế về nhà nước - quốc gia, hướng tới một xã hội toàn trọn vẹn hơn.

Những căng thẳng mà tôi vừa miêu tả chỉ mang tính đặc hữu đối với các GRU nhưng lại không phải là những mâu thuẫn không thể. Không phải tất cả các căng thẳng đều là mang tính phá hoại. Trước nay, các trường đại học này vẫn kết hợp những sứ mệnh và lực lượng khác nhau và thập chí là đối lập nhau. Bí mật đằng sau tính liên tục lịch sử này là dần dần nó sẽ tìm ra cách mới để tự sáng tạo chính mình. Nó phát minh ra các mô hình và chiến lược kết hợp mới, thay đổi văn hóa nội bộ, và cải tiến những xứ mệnh bên ngoài. Vì thế chúng tôi vận động từ học viện tự do của John Henry Newman sang đại học khoa học và chuyên nghiệp tới đại học tổng hợp của Clark Kerr và giờ tới Đại học Nghiên cứu Toàn cầu.

GRU phải giải quyết được các căng thẳng bên trong chính nó, khai thác sức mạnh của những đối lập một lực lượng sáng tạo. Nếu có thể làm như vậy, nó sẽ giải quyết được những thách thức cơ bản: cùng một lúc phải có hiệu quả ở cả trong nước và trên toàn cầu. Hãy tiến lên với nghiên cứu "tinh hoa" và giáo dục đại trà, dù trong cùng đơn vị hay bằng cách kết hợp nhiều trường khác nhau. Hãy tạo ra những hệ thống chung và các phương pháp tiêu chuẩn hóa để mở rộng thêm sự sáng tạo thay vì thu hẹp nó. Và hãy nâng cao các trường đại học ưu tú, trong khi mở rộng chức năng nghiên cứu ra toàn bộ giáo dục bậc cao, đóng góp vào nền kinh tế tri thức trên khắp thế giới.

Đình Ngân
dịch
VietnamNet

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top