• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Áp dụng hai môn học ở bậc THPT phân ban: Các trường như 'gà mắc tóc'

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Áp dụng hai môn học ở bậc THPT phân ban: Các trường như 'gà mắc tóc'


Năm 2006, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT phân ban đưa môn hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy. Song, do ít được Bộ hướng dẫn, các trường lại thiếu cơ sở vật chất, con người nên việc triển khai lúng túng như… ‘gà mắc tóc’.


Ngay như Bộ GD-ĐT, sau bốn năm đưa ra chỉ đạo đến nay mới làm được các việc là biên soạn sách giáo viên, thiết kế phân phối chương trình và tập huấn bồi dưỡng cho một số cán bộ giáo viên chủ chốt của từng trường trong các đợt hè.

Mỗi trường, mỗi phách

Năm học 2006-2007 là năm đầu tiên đưa hai hoạt động trên vào triển khai thực hiện cho khối lớp 10, với qui định 7 tiết một tuần (hoạt động ngoài giờ lên lớp bốn tiết, hướng nghiệp nghề ba tiết). Sau một năm dạy và học, nhiều trường đã lên tiếng phản đối vì gặp khó khăn đủ thứ, thời gian dành cho hai môn học quá nhiều và không cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Thanh, hiệu trưởng trường THPT Sơn Mỹ (Quảng Ngãi), cho biết Bộ đưa hai hoạt động mới này vào chương trình phân ban, về mặt chủ trương chỉ đạo thì có, nhưng khâu chuẩn bị về cơ sở vật chất, con người thì không, thành ra các trường rất bị động, lúng túng, chẳng biết triển khai, thực hiện như thế nào.

“Mỗi trường có một cách làm riêng. Có trường thì giao, khoán thẳng cho giáo viên chủ nhiệm lớp từ khâu soạn giáo án đến giảng dạy. Có trường thì thành lập ra một, vài ban chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ, dưới hình thức tập trung, nhóm, lớp”, ông Đinh Cơi, Hiệu phó THPT Quang Trung (Quảng Ngãi) cho biết.

Trước những kiến nghị của nhà trường, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh rút gọn số tiết xuống còn hai tiết một tuần, cho hai môn. Dù thời gian học có phần gọn gàng hơn nhưng hiệu quả, tính thiết thực, và các biện pháp hướng dẫn lại không rõ ràng khiến các trường đến nay vẫn chẳng biết triển khai thế nào cho đúng.

Làm khó giáo viên?!

Bà Nguyễn Thị Phương Lan, giáo viên trường THPT Chư Sê (Gia Lai), cho hay theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, kết quả của hai môn này chỉ tính vào quá trình xếp loại hạnh kiểm học sinh chứ không tính thành cơ số điểm như những môn học văn hóa khác. Trong khi đó, ở chương trình phân ban, kiến thức các môn học quá nhiều và nặng, học sinh không còn tâm trí để tham gia các hoạt động. Ngay cả các thầy cô giáo cũng bị đuối sức với phân ban nên cũng không thể kham thêm các môn học đó.

Thế nên hiện nay, việc giảng dạy của hầu hết thầy cô giáo với hai môn học trên chỉ mang tính hình thức. Về phía cán bộ lãnh đạo của nhiều trường cũng không mấy mặn mà với thứ mà họ cho là tào lao, tầm phào của phân ban. Bản thân, học sinh cũng chán nản, nhiều em tìm cách trốn học khiến nhiều trường đành phải dùng "chiêu" hù dọa, đánh vào ý thức, hạnh kiểm...để ngăn chặn tình trạng học sinh ngán, bỏ môn học này.

Không ít thầy cô giáo đã mạnh dạn cho đây là những môn học vô bổ, không có hiệu quả gì và đề nghị Bộ GD-ĐT nên bỏ hẳn môn học. “Chương trình cải cách trước đây làm gì có môn học này”, cô Nguyễn Thị Phương Lan giáo viên trường THPT Chư Sê nói.

“Để triển khai hai môn học, đòi hỏi giáo viên phải có khiếu văn nghệ, diễn thuyết, có khả năng tổ chức tập hợp các em, nhất là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một trường không có được nhiều giáo viên như vậy. Mà cũng không thể đòi hỏi, yêu cầu nhiều ở thầy cô giáo được, vì đây là công việc kiêm nhiệm, tạm thời”.


Ông Nguyễn Văn Thanh, hiệu trưởng trường THPT Sơn Mỹ, Quảng Ngãi



Theo Đất việt.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top