[h=2]Áp cao[/h] 1. Áp cao Đông Á: vùng khí áp cao, thể hiện trên bản đồ khí áp trung bình nhiều năm về mùa đông ở Châu Á với tâm ở Mông Cổ. ACĐA là một trong những trung tâm tác động theo mùa của khí quyển. Trị số khí áp trung bình ở tâm trên 1.030 mbar. ACĐA là kết quả của sự hình thành thường xuyên, tăng cường và ổn định của các xoáy nghịch trên bề mặt lục địa lạnh. Từ vùng ACĐA sẽ tách ra các áp cao phụ hay phát triển các sóng áp cao di chuyển ra Thái Bình Dương, bổ sung cho áp cao cận chí tuyến. Quá trình tăng cường của ACĐA kèm theo sự phát triển và di động của các áp cao phụ hay sóng áp cao là nguyên nhân gây ra những đợt gió mùa đông bắc tràn về Việt Nam.
2. Áp cao Tây Tạng:áp cao ở nửa trên của tầng đối lưu, hình thành về mùa hè trên cao nguyên Tây Tạng (Xizang) do sự hun nóng mạnh của mặt đất ở đó. Đây là một trung tâm hoạt động trên cao về mùa hè, có ảnh hưởng đến thời tiết mùa hè ở khu vực Hoa Đông (Huadong), Hoa Nam (Huanam) và Việt Nam. ACTT di động và phát triển, có ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình thời tiết khô hạn, gió tây khô nóng và đường đi của bão, vv.
2. Áp cao Tây Tạng:áp cao ở nửa trên của tầng đối lưu, hình thành về mùa hè trên cao nguyên Tây Tạng (Xizang) do sự hun nóng mạnh của mặt đất ở đó. Đây là một trung tâm hoạt động trên cao về mùa hè, có ảnh hưởng đến thời tiết mùa hè ở khu vực Hoa Đông (Huadong), Hoa Nam (Huanam) và Việt Nam. ACTT di động và phát triển, có ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình thời tiết khô hạn, gió tây khô nóng và đường đi của bão, vv.