BÀI GIẢI GỢI Ý MÔN ĐỊA LÝ
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I:
1. a) Những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc:
Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc bin giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
b) Những đặc điểm trên ảnh hưởng tới sự phân hóa khí hậu của vùng:
Đây là vùng cao nhất nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt lớn, khí hậu phân hóa theo độ cao:
- Độ cao dưới 700m : Nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm từ khô hạn đến ẩm ướt.
- Độ cao từ 700m đến 2600m : khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Cao trên 2600m (chỉ có ở dãy Hồng Liên Sơn) nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.
2. a) Mật độ dân số của từng vùng:
Vùng..........................
Mật độ dân số (người/km2): Đồng bằng sông Hồng: 1225
Mật độ dân số (người/km2): Tây Nguyên: 89
Mật độ dân số (người/km2): Đông Nam Bộ: 511
b) Tây Nguyên có mật độ dân số thấp vì:
- Đây là vùng có diện tích lớn 54660km2, dân số chỉ có 4.869 nghìn người nên mật độ dân số thấp (89 người/km2) năm 2006.
- Giải thích:
+ Đây là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, rừng còn nhiều, địa hình khá hiểm trở chưa được khai thác nhiều.
+ Là nơi cư trú của phần lớn các dân tộc ít người.
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển.
Câu II:
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành
2. Nhận xét:
- Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo các nhóm ngành không cân đối và có sự thay đổi qua hai năm 2000 và 2005.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến (79% và 84,8%), kế đó là công nghiệp khai thác (13,7% và 9,2%) và thấp nhất là công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (7,3% và 6,0%).
- Từ năm 2000 đến năm 2005:
+ Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng 5,8%.
+ Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm 4,5%.
+ Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm 1,3%.
Câu III:
1. Thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Thuận lợi:
+ Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc thung lũng các sông và các cánh đồng ở miền núi.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
• Cây công nghiệp cận nhiệt đới tiêu biểu là cây chè, đây là vùng chè lớn nhất cả nước
• Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng và Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…), các cây ăn quả như mận, đào, lê.
• Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
+ Một số đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc lớn
+ Có tỉnh Quảng Ninh giáp biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Khó khăn:
+ Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
+ Địa hình của vùng hiểm trở.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trị quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 20%, 34% và 46%.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
* Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
* Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng hiệu quả các thế mạnh của tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kỹ thuật điện - điện tử.
* Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn:
1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng:
- Tây Nguyên: là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước ta (các tỉnh trồng nhiều: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông).
- Đông Nam Bộ: vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ 2 sau Tây Nguyên (các tỉnh trồng nhiều: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai).
2. Giải thích:
- Có đất đỏ bazan.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo.
Phù hợp với sinh thái cây cà phê.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao:
1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.
- Tân An: ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may.
- Mỹ Tho: ngành công nghiệp chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, điện tử.
- Long Xuyên: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, dệt may.
- Hà Tiên: ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Rạch Giá: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản.
- Sóc Trăng: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản.
- Cà Mau: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản.
2. Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay:
- Từ năm 1990 đến năm 2005, GDP của nước ta tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 7,2% /năm.
- Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,4% đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
- Cuối thế kỉ XX, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính trầm trọng.
- Nông nghiệp: đạt thành tựu lớn nhất. Việt Nam đã đảm bảo được an toàn lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Công nghiệp: phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, từ năm 1991 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trung bình 14%/năm.
Sản phẩm công nghiệp tăng về số lượng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên.
* Những hạn chế:
- Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, tăng về số lượng, chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Người giải đề: Tiến sĩ TRẦN NGỌC KHÁNH
(Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn)
Theo vatgia.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I:
1. a) Những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc:
Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc bin giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
b) Những đặc điểm trên ảnh hưởng tới sự phân hóa khí hậu của vùng:
Đây là vùng cao nhất nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt lớn, khí hậu phân hóa theo độ cao:
- Độ cao dưới 700m : Nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm từ khô hạn đến ẩm ướt.
- Độ cao từ 700m đến 2600m : khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Cao trên 2600m (chỉ có ở dãy Hồng Liên Sơn) nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.
2. a) Mật độ dân số của từng vùng:
Vùng..........................
Mật độ dân số (người/km2): Đồng bằng sông Hồng: 1225
Mật độ dân số (người/km2): Tây Nguyên: 89
Mật độ dân số (người/km2): Đông Nam Bộ: 511
b) Tây Nguyên có mật độ dân số thấp vì:
- Đây là vùng có diện tích lớn 54660km2, dân số chỉ có 4.869 nghìn người nên mật độ dân số thấp (89 người/km2) năm 2006.
- Giải thích:
+ Đây là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, rừng còn nhiều, địa hình khá hiểm trở chưa được khai thác nhiều.
+ Là nơi cư trú của phần lớn các dân tộc ít người.
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển.
Câu II:
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành
2. Nhận xét:
- Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo các nhóm ngành không cân đối và có sự thay đổi qua hai năm 2000 và 2005.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến (79% và 84,8%), kế đó là công nghiệp khai thác (13,7% và 9,2%) và thấp nhất là công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (7,3% và 6,0%).
- Từ năm 2000 đến năm 2005:
+ Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng 5,8%.
+ Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm 4,5%.
+ Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm 1,3%.
Câu III:
1. Thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Thuận lợi:
+ Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc thung lũng các sông và các cánh đồng ở miền núi.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
• Cây công nghiệp cận nhiệt đới tiêu biểu là cây chè, đây là vùng chè lớn nhất cả nước
• Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng và Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…), các cây ăn quả như mận, đào, lê.
• Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
+ Một số đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc lớn
+ Có tỉnh Quảng Ninh giáp biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Khó khăn:
+ Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
+ Địa hình của vùng hiểm trở.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trị quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 20%, 34% và 46%.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
* Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
* Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng hiệu quả các thế mạnh của tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kỹ thuật điện - điện tử.
* Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn:
1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng:
- Tây Nguyên: là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước ta (các tỉnh trồng nhiều: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông).
- Đông Nam Bộ: vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ 2 sau Tây Nguyên (các tỉnh trồng nhiều: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai).
2. Giải thích:
- Có đất đỏ bazan.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo.
Phù hợp với sinh thái cây cà phê.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao:
1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.
- Tân An: ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may.
- Mỹ Tho: ngành công nghiệp chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, điện tử.
- Long Xuyên: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, dệt may.
- Hà Tiên: ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Rạch Giá: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản.
- Sóc Trăng: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản.
- Cà Mau: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản.
2. Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay:
- Từ năm 1990 đến năm 2005, GDP của nước ta tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 7,2% /năm.
- Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,4% đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
- Cuối thế kỉ XX, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính trầm trọng.
- Nông nghiệp: đạt thành tựu lớn nhất. Việt Nam đã đảm bảo được an toàn lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Công nghiệp: phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, từ năm 1991 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trung bình 14%/năm.
Sản phẩm công nghiệp tăng về số lượng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên.
* Những hạn chế:
- Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, tăng về số lượng, chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Người giải đề: Tiến sĩ TRẦN NGỌC KHÁNH
(Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn)
Theo vatgia.