Đạo văn và dạy văn
Thời gian gần đây lại rộ lên câu chuyện về đạo văn. Những điều này không mới nhưng lại xảy ra liên tục đến mức phải đặt câu hỏi về nguồn gốc của nó. Những mẩu chuyện về dạy và học văn trong trường học hiện nay khiến chúng ta không khỏi giật mình vì phải chăng đó là một trong những nhân tố dẫn đến việc người ta tự nhiên sao chép lẫn nhau cái không là của mình mà không hề ý thức đó là đạo văn?
Một chị bạn học phổ thông một lần bức xúc kể tôi nghe câu chuyện như sau: Khi đứa cháu của chị bắt đầu học tả sự vật, chị luôn cố gắng cho cháu tiếp xúc với “người thật, việc thật” để có thể miêu tả chính xác và đưa ra cảm nhận của riêng mình. Dù đầu mùa măng cụt, giá còn cao nhưng chị vẫn mua về nhà nửa ký khi đứa cháu học tả loại trái này. Cháu học đến bài tả hoa cúc, chị mua những loại hoa cúc khác nhau để cháu phân biệt và tả chân thực.
Ngày đứa cháu làm bài thi học kỳ xong, chị hỏi làm bài được không và nhận câu trả lời làm tốt vì tả giống bài cô hướng dẫn. Chị bạn tôi tìm cách xin cô giáo chủ nhiệm cho xem bài kiểm tra học kỳ của cháu mình. Chị ngạc nhiên khi thấy trong bài tả về hoa hồng, cháu ghi những câu như: “Cánh hồng nhung khoe sắc thắm đầy kiêu hãnh”… Về nhà, chị hỏi cháu: “Con nói cho dì nghe “kiêu hãnh” là gì đi?”, thằng bé lắc đầu không biết. Chị lại đưa ra các bưu thiếp có hình hoa hồng và hỏi cháu đâu là hoa hồng nhung? Đứa bé chỉ vào hình có hoa hồng…vàng. Khi chị hỏi vậy tại sao viết những câu không biết trong bài văn của mình thì đứa bé khóc và bảo viết giống cô mới được điểm cao! Các giáo viên, chỉ cần đứa học trò có được một bài văn hoàn chỉnh, đúng chuẩn, thậm chí đúng mẫu là đạt yêu cầu. Chị bạn của tôi quá bức xúc nên đã viết thư gửi Bộ GD-ĐT, trong thư chị khẳng định nếu cứ giảng dạy kiểu này thì tương lai học sinh VN sẽ là những “con gà công nghiệp”.
Câu chuyện thứ hai tôi đọc trên một website. Người này cũng cẩn thận nên đứa con học tả cây bàng, anh dẫn con mình đi xem cây bàng. Khi cô giáo trả bài, đứa bé buồn bã vì cô phê bài không có chi tiết cây bàng rụng lá mùa đông là sai. Trên thực tế, thời điểm người cha cho con mình xem cây bàng không phải mùa đông nên lá còn xanh.
Thiết nghĩ, việc dạy và học tiếng Việt bậc tiểu học chỉ cần sao cho học sinh viết đúng và chính xác. Còn những cảm nhận, suy nghĩ hãy để các em tự do sáng tạo và phát biểu theo cách nhìn của mình sao cho đừng quá lệch lạc. Việc dạy và học văn như lâu nay khiến những học sinh này khi lớn lên sẽ xem việc lấy những ý tưởng của ai đó biến thành của mình là một điều bình thường. Đó là chưa nói cách học này chắc chắn sẽ triệt tiêu sự sáng tạo luôn vốn có ở mỗi con người.
Một chị bạn học phổ thông một lần bức xúc kể tôi nghe câu chuyện như sau: Khi đứa cháu của chị bắt đầu học tả sự vật, chị luôn cố gắng cho cháu tiếp xúc với “người thật, việc thật” để có thể miêu tả chính xác và đưa ra cảm nhận của riêng mình. Dù đầu mùa măng cụt, giá còn cao nhưng chị vẫn mua về nhà nửa ký khi đứa cháu học tả loại trái này. Cháu học đến bài tả hoa cúc, chị mua những loại hoa cúc khác nhau để cháu phân biệt và tả chân thực.
Ngày đứa cháu làm bài thi học kỳ xong, chị hỏi làm bài được không và nhận câu trả lời làm tốt vì tả giống bài cô hướng dẫn. Chị bạn tôi tìm cách xin cô giáo chủ nhiệm cho xem bài kiểm tra học kỳ của cháu mình. Chị ngạc nhiên khi thấy trong bài tả về hoa hồng, cháu ghi những câu như: “Cánh hồng nhung khoe sắc thắm đầy kiêu hãnh”… Về nhà, chị hỏi cháu: “Con nói cho dì nghe “kiêu hãnh” là gì đi?”, thằng bé lắc đầu không biết. Chị lại đưa ra các bưu thiếp có hình hoa hồng và hỏi cháu đâu là hoa hồng nhung? Đứa bé chỉ vào hình có hoa hồng…vàng. Khi chị hỏi vậy tại sao viết những câu không biết trong bài văn của mình thì đứa bé khóc và bảo viết giống cô mới được điểm cao! Các giáo viên, chỉ cần đứa học trò có được một bài văn hoàn chỉnh, đúng chuẩn, thậm chí đúng mẫu là đạt yêu cầu. Chị bạn của tôi quá bức xúc nên đã viết thư gửi Bộ GD-ĐT, trong thư chị khẳng định nếu cứ giảng dạy kiểu này thì tương lai học sinh VN sẽ là những “con gà công nghiệp”.
Câu chuyện thứ hai tôi đọc trên một website. Người này cũng cẩn thận nên đứa con học tả cây bàng, anh dẫn con mình đi xem cây bàng. Khi cô giáo trả bài, đứa bé buồn bã vì cô phê bài không có chi tiết cây bàng rụng lá mùa đông là sai. Trên thực tế, thời điểm người cha cho con mình xem cây bàng không phải mùa đông nên lá còn xanh.
Thiết nghĩ, việc dạy và học tiếng Việt bậc tiểu học chỉ cần sao cho học sinh viết đúng và chính xác. Còn những cảm nhận, suy nghĩ hãy để các em tự do sáng tạo và phát biểu theo cách nhìn của mình sao cho đừng quá lệch lạc. Việc dạy và học văn như lâu nay khiến những học sinh này khi lớn lên sẽ xem việc lấy những ý tưởng của ai đó biến thành của mình là một điều bình thường. Đó là chưa nói cách học này chắc chắn sẽ triệt tiêu sự sáng tạo luôn vốn có ở mỗi con người.
Thùy Ngân