Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy ; hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.
Dịch Nghĩa:Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.
"Không", là gọi cái bản thủy của trời đất; "Có" là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ "không" là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ "Có" là để xét cái [dụng] vô biên của nó.
Hai cái đó [Không và Có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.lao tzuChương đầu này là một trong những chương quan trọng nhất mà lại làm cho ta chúng ta lúng túng nhất vì không biết chắc được Lão Tử muốn nói gì. Lão Tử chỉ bảo: Đạo không thể diễn tả được, mà không nói rõ tại sao. Đạo là "không", siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái "thể" của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái "dụng" của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái "dụng" của nó chứ không sao hiểu nó được. Lão Tử mở đầu Đạo Đức Kinh bằng 6 chữ như có ý báo trước cho ta rằng ông sẽ chỉ có thể gợi cho ta ít điều về đạo thôi, để cho ta suy nghĩ, tìm hiểu lấy bằng trực giác, chứ ông không chứng minh cái gì cả. Chính ông, ông cũng không hiểu rõ về đạo, ngôn ngữ của ông không diễn tả nó được. Tóm lại, đại ý chương này là: đạo vĩnh cửu bất biến, không thể giảng được, không thể tìm một tên thích hợp với nó được; cái thể của nó là "không", huyền diệu vô cùng, mà cái dụng của nó là "hữu" lớn lao vô cùng.
Chương 2
Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ. Tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện. Tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ. Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư. Phù duy bất cư, thị dĩ bất khứ.
Dịch Nghĩa:
Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Là vì "Có" và "Không" sinh lẫn nhau; "Dễ" và "Khó" tạo nên lẫn nhau; "Ngắn" và "Dài" làm rõ lẫn nhau; "Cao" và "Thấp" dựa vào nhau; "Âm" và "Thanh" hòa lẫn nhau; "Trước" và "Sau" theo nhau. Cho nên, thánh nhân xử sự theo thái độ "Vô Vi" dùng thuật "không nói" mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài.
Lời bàn:
laoziChương này về đại ý thì ai cũng nhận rằng Lão Tử nói về luật tương đối (sự vật không có gì là tuyệt đối hay xấu, so với cái này thì là tốt, so với cái khác lại là xấu, lúc này là tốt, lúc khác là xấu) và phản đối thói đương thời, nhất là phái Khổng, phái Mặc dùng trí mà phân biệt rõ rànhg xấu, tốt, khiến cho người ta bỏ tự nhiên đi mà cầu tốt, bỏ xấu, hóa ra trá ngụy, do đó sinh hại. Ông khuyên ta cứ để cho dân sống theo tự nhiên mà đừng can thiệp (thái độ vô vi), đừng đem quan niệm sai lầm về tốt xấu mà uốn nắn dân (thuật bất ngôn chi giáo), như vậy sẽ thành công mà sự nghiệp sẽ bất hủ vì chính đạo cũng không làm khác.
Chúng ta để ý: Khổng Tử cũng đã có lần muốn "vô ngôn" và bảo Tử Cống: "Thiên hà ngôn tai ? Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai ?" - Trời có nói gì đâu ? Thế mà bốn mùa cứ thay nhau, vạn vật cứ sinh hóa. Trời có nói gì đâu ? (Luận ngữ - Dương Hóa - 18)
Luật tương đối trong chương này sau được Trang Tử diễn rõ và mạnh hơn trong thiên Tề vật luận.
Chương 3:
Bất thượng hiền, sử dân bất tranh ﹔bất quý nan đắc chi hoá, sử dân bất vi đạo ﹔bất kiến khả dục , sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị , hư kì tâm , thực kì phúc ﹔nhược kì chí , cường kì cốt . Thường sử dân vô tri vô dục , sử phù trí giả bất cảm vi giả, vi vô vi ,tắc vô bất trị.
Dịch Nghĩa:
Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quý của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn. Cho nên, chính trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu [không ham muốn, không tranh giành], xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều trị.
Lời bàn:
laoziChương này ý nghĩa thật rõ. Lão Tử cho lòng ham muốn danh lợi là đầu mối của loạn. Nho, Mặc đều trọng hiền (Luận ngữ, thiên Tử Lộ, khuyên "đề cử hiền tài" ; Lễ ký, thiên Lễ vận chủ trương "tuyển hiền dữ năng"; còn Mặc Tử thì có thiên Thượng hiền), khiến cho dân thèm khát danh lợi, dùng trí xảo để tranh nhau danh lợi. Ông chê lối trị dân đó, bảo bậc thánh nhân (thánh nhân theo quan niệm của ông, chứ không phải hạng thánh nhân theo quan niệm Khổng Mặc) chỉ cần lo cho dân đủ ăn, khỏe mạnh, thuần phác (vô tri) không ham muốn gì cả (vô dục), như vậy là vô vi mà nước sẽ trị.
chương 4:
Đạo xung , nhi dụng chi hoặc bất doanh , uyên hề tự vạn vật chi tôn . Toả kì nhuệ , giải kì phân , hoà kì quang , đồng kì trần ; trạm hề tự hoặc tồn . Ngô bất tri thuỳ chi tử , tượng đế chi tiên.
Dịch Nghĩa:
Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.
Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánnh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín [không hiện] mà dường như trường tồn.
Ta không biết nó là ai; có lẽ nó có trước thượng đế
Lời Bàn:
laoziChương này Liou Kia-hway cho rằng chữ nhuệ tượng trưng sự trác tuyệt, siêu phàm, chữ phân tượng trưng sự xung đột, chữ quang tượng trưng đức tốt, chữ trần tượng trưng tật xấu.
Có nhà lại bảo "giải kỳ phân" là giải phóng óc nhị nguyên, phân chia sự vật. Nhà khác giảng là "lấy sự giản phác chống sự phiền phức".
"Hòa kỳ quang" có người hiểu là đem ánh sáng của mình hòa với những ánh sáng khác, tức không tự tồn tự đại.
Chữ "trạm" cũng trong câu hai có hai nghĩa: sâu kín, trong lặng. Chúng tôi theo Dư Bồi Lâm, dùng theo nghĩa trong Thuyết văn: "trạm, một dã", một là chìm, không hiện lên.
Chúng ta để ý hai điều này:
- Tác giả dùng nhiều chữ nói lững: hoặc, tự, ngô bất tri, tượng.
- Chương này là chương duy nhất nói đến thượng đế, khiến chúng tôi nghi ngờ là do người đời sau thêm vô. Đại ý cũng chỉ là nói về thể và dụng của đạo.
Chương 5
Thiên địa bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu ﹔thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu . Thiên địa chi gian , kì do thác thược hồ ? Hư nhi bất khuất , động nhi dũ xuất . Đa ngôn sác (sổ) cùng , bất như thủ trung .
Dịch Nghĩa:
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
Khoảng giữa trời đất như ống bễ, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.
LỜI BÀN
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy. Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử... đều diễn ý cái ý "thiên địa bất nhân". Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử - thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng. Đa số cho "bách tính" là dân chúng. Wieger (do Jean Grenier dẫn - tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên "yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân" cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch "bất khuất" là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo. Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao hết được, không bằng giữ mực trung.
chương 6
Cốc thần bất tử , thị vị huyền tẫn . Huyền tẫn chi môn , thị vị thiên địa căn . Miên miên nhược tồn , dụng chi bất cần.
DỊCH NGHĨA
Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu) ; cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất.
Dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (hay không mệt).
LỜI BÀN
laoziVì có hai chữ cốc thần nên có người cho rằng đây là một thần thoại nào đó như trong bộ Sơn hải kinh. Vì hai chữ đó với hai chữ Huyền tẫn nên có nhà lại bảo chương này có tính cách bí giáo, và các Đạo gia đời sau (Hán, Lục Triều...) hiểu theo một nghĩa riêng để tìm phương pháp trường sinh.
Về triết lý, ý nghĩa không có gì bí hiểm. Thần hang tượng trưng cho đạo; thể của nó là hư vô nên gọi là hang, dụng của nó vô cùng nên gọi là thần; vô sinh hữu, hữu sinh vạn vật, nên gọi nó là Mẹ nhiệm màu; nó sinh sinh hóa hóa, nó "động nhi dũ xuất" (Chương năm) cho nên bảo là không kiệt.
Bài đầu bộ Liệt tử chép lại chương này mà cho là của Hoàng đế. Không tin được. Hoàng đế là một nhân vật huyền thoại.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Chương 7
Thiên trường địa cửu . Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả , dĩ kì bất tự sinh , cố năng trường sinh . Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên , ngoại kì thân nhi thân tồn . Phi dĩ kì vô tư dả ? cố năng thành kì tư .
DỊCH NGHĨA
Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?
LỜI BÀN
Có nhà dịch "bất tự sinh" là không có đời sống riêng. Trời đất không có đời sống riêng vì đời sống của trời đất là đời sống của vạn vật trong vũ trụ, đời sống của đạo, mà đạo thì vĩnh cửu. Không có đời sống riêng với không sống riêng cho mình, nghĩa cũng như nhau.
Chương này diễn một quy tắc xử thế quan trọng của Lão tử: quy tắc khiêm, nhu mà sau này chúng ta còn gặp nhiều lần nữa. "hậu kỳ thân" là khiêm; "ngoại kỳ thân" là nhu, vì không tranh với ai. "Đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được" nghĩa là không nghĩ tới mình, chỉ lo giúp người thì lại có lợi cho mình.
chương 8
Thượng thiện nhược thuỷ . Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh , xử chúng nhân chi sở ố , cố ky ư đạo . Cư thiện địa , tâm thiện uyên , dữ thiện nhân , ngôn thiện tín , chính thiện trị , sự thiện năng , động thiện thì . Phù duy bất tranh , cố vô vưu .
Dịch Nghĩa:
Người thiện vào bậc cao [có đức cao] thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo.
[Người thiện vào bậc cao] địa vị thì khéo lựa chỗ khiêm nhường, lòng thì khéo giữ cho thâm trầm, cư xử với người thì khéo dùng lòng nhân, nói thì khéo giữ lời, trị dân thì giỏi, làm việc gì thì có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ.
Chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi.
Lời bàn:
laozi
Chương này có một hình ảnh khéo: Ví người thiện với nước, làm rõ thêm cái ý khiêm nhu trong chương trên. Lão tử rất thích nước: nó "nhu", tìm chỗ thấp (khiêm), ngày đêm chảy không ngừng (bất xả trú dạ - lời Khổng tử), bốc lên thì thành mưa móc, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm nhuần vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó có đức sinh hóa, tự sinh tự hóa, và sinh hóa mọi loài. Nhất là nó không tranh, nó lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản nó thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được.
Không biết tác giả chương này có chịu ảnh hưởng của đạo Nho hay không mà đề cao nhân với tín, cơ hồ trái với chủ trương "tự nhiên nhi nhiên của Lão chăng?"
Chương 9
trì nhi doanh chi , bất như kì dĩ , suỷ nhi nhuệ chi , bất khả trường bảo . Kim ngọc mãn đường , mạc chi năng thủ ; phú quý nhi kiêu , tự di kì cữu , công thành thân thoái , thiên chi đạo .
Dịch nghĩa:
Giữ chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi ; mài cho bén nhọn thì không bén lâu.
Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa.
Công thành rồi thì nên lui về, đó là đạo trời.
Lời bàn:
laozi
Đạo trời [đạo tự nhiên] là đầy thì phải vơi, nhọn thì dễ gẫy. Vậy xử thế đừng nên tự mãn, tự kiêu, thành công rồi thì nên lui về.
Đây chỉ là kinh nghiệm của mọi người, thuộc về túi khôn của dân gian, để được sống yên ổn. Câu nhì đã thành châm ngôn. Và bốn chữ "công thành thân thoái 功成身退" có thể là châm ngôn lưu hành trước Lão tử từ lâu.
Chương 10
Tải doanh phách bão nhất , năng vô li hồ ? Chuyên khí trí nhu , năng anh nhi hồ ? địch trừ huyền lãm , năng vô tì hồ ? Ái quốc trị dân , năng vô vi hồ ? Thiên môn khai hạp , năng vi thư hồ ? Minh bạch tứ đạt , năng vô trí hồ ? Sinh chi súc chi , sinh nhi bất hữu , trường nhi bất tể , thị vị huyền đức .
Dịch nghĩa:
Cho hồn, phách thuần nhất, không rời đạo được không? Cho cái khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không? Gột rửa tâm linh cho nó không còn chút bợn được không? Yêu dân trị nước bằng chính sách vô vi được không? Vận dụng cảm quan để giữ hư tĩnh được không? Chân tri sáng rỡ hiểu biết được tất cả mà không dùng tới trí lực được không? [Sinh và dưỡng vạn vật. Sinh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy gọi là huyền đức - đức cao nhất, huyền diệu].
LỜI BÀN
laozi
Chương này có vài chổ mỗi người dịch một khác.
Câu đầu: chữ "tải" dùng cũng như chữ phù 夫, để mở đầu chứ không có nghĩa. Chữ "doanh" nghĩa là: hồn. Hồn thuộc về phần khí "linh", phách thuộc về phần huyết, cho nên có nhà cho doanh phách là tâm, thân. "Bão nhất" có nhà dịch là giữ lấy đạo, và "vô li" là doanh và phách không rời nhau.
Câu thứ nhì, đa số hiểu chữ "khí" là hơi thở, và cho "chuyên khí" là một phép dưỡng sinh; nhưng có nhà lại hiểu là "bảo toàn thiên chân".
Câu thứ ba, chữ "lãm", có thể hiểu như chữ "giám 鑑" là tấm gương.
Câu thứ năm, "thiên môn khai hạp" nghĩa đen là cửa trời mở đóng: cửa trời tức là mắt, tai, mũi... nói chung là cảm quan; "thư" là con mái, tượng trưng sự nhu nhược, yên tĩnh.
Câu cuối; từ "sinh nhi bất hữu...tới huyền đức", có nhà cho là ở chương 51 đặt lộn lên đây, vì nghĩa không gắn với phần ở trên. Chúng tôi nghĩ 16 chữ đó đặt ở cuối chương 51 hợp hơn ở đây.
Đại khái thì ba câu đầu nói về phép dưỡng sinh, trị thân. Ba câu kế nói về phép trị thế. Hai phép đó giống nhau ở chỗ đều phải thuận theo tự nhiên
chương 11
tam thập phúc , cộng nhất cốc , đương kì vô , hữu xa chi dụng . Duyên thực dĩ vi khí , đương kì vô , hữu khí chi dụng . Tạc hộ dũ dĩ vi thất , đương kì vô , hữu thất chi dụng . Cố hữu chi dĩ vi lợi , vô chi dĩ vi dụng .
tam thập phúc , cộng nhất cốc , đương kì vô , hữu xa chi dụng . Duyên thực dĩ vi khí , đương kì vô , hữu khí chi dụng . Tạc hộ dũ dĩ vi thất , đương kì vô , hữu thất chi dụng . Cố hữu chi dĩ vi lợi , vô chi dĩ vi dụng .
LỜI BÀN
laozi
Chương này rất hay: ý tưởng như ngược đời mà thực sâu sắc. Ba thí dụ đều khéo. Không triết gia nào cho ta thấy được diệu dụng của cái "không" một cách minh bạch, lý thú như vậy.
chương 12
Ngũ sắc linh nhân mục manh ﹔ngũ âm linh nhân nhĩ lung ﹔ngũ vị linh nhân khẩu sảng ﹔trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng ﹔nan đắc chi hoá linh nhân hành phương . Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục , cố khứ bỉ thủ thử .
DỊCH NGHĨA
laoziNgũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà lựa cái kia [tức cầu chất phác, vô dục mà bỏ sự xa xỉ, đa dục].
chương 13
[Sủng nhục nhược kinh , quý đại hoạn nhược thân] . Hà vị sủng nhục nhược kinh ? Sủng vi thượng, sủng vi hạ , đắc chi nhược kinh , thất chi nhược kinh , thị vị sủng nhục nhược kinh . Hà vị quý đại hoạn nhược thân ? Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả , vị ngô hữu thân , cập ngô vô thân , ngô hữu hà hoạn ? Cố quý dĩ thân vị thiên hạ , nhược khả kí thiên hạ ﹔ái dĩ thân vi thiên hạ , nhược khả thác thiên hạ .
DỊCH NGHĨA
Chương này tối nghĩa, nhiều nhà cho là chép sai hoặc thiết sót nên đã hiệu đính và chú thích; nhưng vẫn chưa có bản nào làm cho chúng ta thỏa mãn: nếu không gượng gạo, gò ép thì lại mắc cái lỗi không thông, dưới mâu thuẫn với trên hoặc có một vài ý mâu thuẫn với chủ trương của Lão tử. Dư Bồi Lâm (sách đã dẫn) đã gắng sức chú thích cho ý nghĩa được nhất quán, và dưới đây chúng tôi tạm theo thuyết của ông.
Dịch Nghĩa:Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.
"Không", là gọi cái bản thủy của trời đất; "Có" là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ "không" là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ "Có" là để xét cái [dụng] vô biên của nó.
Hai cái đó [Không và Có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.lao tzuChương đầu này là một trong những chương quan trọng nhất mà lại làm cho ta chúng ta lúng túng nhất vì không biết chắc được Lão Tử muốn nói gì. Lão Tử chỉ bảo: Đạo không thể diễn tả được, mà không nói rõ tại sao. Đạo là "không", siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái "thể" của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái "dụng" của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái "dụng" của nó chứ không sao hiểu nó được. Lão Tử mở đầu Đạo Đức Kinh bằng 6 chữ như có ý báo trước cho ta rằng ông sẽ chỉ có thể gợi cho ta ít điều về đạo thôi, để cho ta suy nghĩ, tìm hiểu lấy bằng trực giác, chứ ông không chứng minh cái gì cả. Chính ông, ông cũng không hiểu rõ về đạo, ngôn ngữ của ông không diễn tả nó được. Tóm lại, đại ý chương này là: đạo vĩnh cửu bất biến, không thể giảng được, không thể tìm một tên thích hợp với nó được; cái thể của nó là "không", huyền diệu vô cùng, mà cái dụng của nó là "hữu" lớn lao vô cùng.
Chương 2
Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ. Tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện. Tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ. Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư. Phù duy bất cư, thị dĩ bất khứ.
Dịch Nghĩa:
Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Là vì "Có" và "Không" sinh lẫn nhau; "Dễ" và "Khó" tạo nên lẫn nhau; "Ngắn" và "Dài" làm rõ lẫn nhau; "Cao" và "Thấp" dựa vào nhau; "Âm" và "Thanh" hòa lẫn nhau; "Trước" và "Sau" theo nhau. Cho nên, thánh nhân xử sự theo thái độ "Vô Vi" dùng thuật "không nói" mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài.
Lời bàn:
laoziChương này về đại ý thì ai cũng nhận rằng Lão Tử nói về luật tương đối (sự vật không có gì là tuyệt đối hay xấu, so với cái này thì là tốt, so với cái khác lại là xấu, lúc này là tốt, lúc khác là xấu) và phản đối thói đương thời, nhất là phái Khổng, phái Mặc dùng trí mà phân biệt rõ rànhg xấu, tốt, khiến cho người ta bỏ tự nhiên đi mà cầu tốt, bỏ xấu, hóa ra trá ngụy, do đó sinh hại. Ông khuyên ta cứ để cho dân sống theo tự nhiên mà đừng can thiệp (thái độ vô vi), đừng đem quan niệm sai lầm về tốt xấu mà uốn nắn dân (thuật bất ngôn chi giáo), như vậy sẽ thành công mà sự nghiệp sẽ bất hủ vì chính đạo cũng không làm khác.
Chúng ta để ý: Khổng Tử cũng đã có lần muốn "vô ngôn" và bảo Tử Cống: "Thiên hà ngôn tai ? Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai ?" - Trời có nói gì đâu ? Thế mà bốn mùa cứ thay nhau, vạn vật cứ sinh hóa. Trời có nói gì đâu ? (Luận ngữ - Dương Hóa - 18)
Luật tương đối trong chương này sau được Trang Tử diễn rõ và mạnh hơn trong thiên Tề vật luận.
Chương 3:
Bất thượng hiền, sử dân bất tranh ﹔bất quý nan đắc chi hoá, sử dân bất vi đạo ﹔bất kiến khả dục , sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị , hư kì tâm , thực kì phúc ﹔nhược kì chí , cường kì cốt . Thường sử dân vô tri vô dục , sử phù trí giả bất cảm vi giả, vi vô vi ,tắc vô bất trị.
Dịch Nghĩa:
Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quý của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn. Cho nên, chính trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu [không ham muốn, không tranh giành], xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều trị.
Lời bàn:
laoziChương này ý nghĩa thật rõ. Lão Tử cho lòng ham muốn danh lợi là đầu mối của loạn. Nho, Mặc đều trọng hiền (Luận ngữ, thiên Tử Lộ, khuyên "đề cử hiền tài" ; Lễ ký, thiên Lễ vận chủ trương "tuyển hiền dữ năng"; còn Mặc Tử thì có thiên Thượng hiền), khiến cho dân thèm khát danh lợi, dùng trí xảo để tranh nhau danh lợi. Ông chê lối trị dân đó, bảo bậc thánh nhân (thánh nhân theo quan niệm của ông, chứ không phải hạng thánh nhân theo quan niệm Khổng Mặc) chỉ cần lo cho dân đủ ăn, khỏe mạnh, thuần phác (vô tri) không ham muốn gì cả (vô dục), như vậy là vô vi mà nước sẽ trị.
chương 4:
Đạo xung , nhi dụng chi hoặc bất doanh , uyên hề tự vạn vật chi tôn . Toả kì nhuệ , giải kì phân , hoà kì quang , đồng kì trần ; trạm hề tự hoặc tồn . Ngô bất tri thuỳ chi tử , tượng đế chi tiên.
Dịch Nghĩa:
Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.
Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánnh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín [không hiện] mà dường như trường tồn.
Ta không biết nó là ai; có lẽ nó có trước thượng đế
Lời Bàn:
laoziChương này Liou Kia-hway cho rằng chữ nhuệ tượng trưng sự trác tuyệt, siêu phàm, chữ phân tượng trưng sự xung đột, chữ quang tượng trưng đức tốt, chữ trần tượng trưng tật xấu.
Có nhà lại bảo "giải kỳ phân" là giải phóng óc nhị nguyên, phân chia sự vật. Nhà khác giảng là "lấy sự giản phác chống sự phiền phức".
"Hòa kỳ quang" có người hiểu là đem ánh sáng của mình hòa với những ánh sáng khác, tức không tự tồn tự đại.
Chữ "trạm" cũng trong câu hai có hai nghĩa: sâu kín, trong lặng. Chúng tôi theo Dư Bồi Lâm, dùng theo nghĩa trong Thuyết văn: "trạm, một dã", một là chìm, không hiện lên.
Chúng ta để ý hai điều này:
- Tác giả dùng nhiều chữ nói lững: hoặc, tự, ngô bất tri, tượng.
- Chương này là chương duy nhất nói đến thượng đế, khiến chúng tôi nghi ngờ là do người đời sau thêm vô. Đại ý cũng chỉ là nói về thể và dụng của đạo.
Chương 5
Thiên địa bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu ﹔thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu . Thiên địa chi gian , kì do thác thược hồ ? Hư nhi bất khuất , động nhi dũ xuất . Đa ngôn sác (sổ) cùng , bất như thủ trung .
Dịch Nghĩa:
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
Khoảng giữa trời đất như ống bễ, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.
LỜI BÀN
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy. Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử... đều diễn ý cái ý "thiên địa bất nhân". Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử - thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng. Đa số cho "bách tính" là dân chúng. Wieger (do Jean Grenier dẫn - tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên "yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân" cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch "bất khuất" là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo. Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao hết được, không bằng giữ mực trung.
chương 6
Cốc thần bất tử , thị vị huyền tẫn . Huyền tẫn chi môn , thị vị thiên địa căn . Miên miên nhược tồn , dụng chi bất cần.
DỊCH NGHĨA
Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu) ; cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất.
Dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (hay không mệt).
LỜI BÀN
laoziVì có hai chữ cốc thần nên có người cho rằng đây là một thần thoại nào đó như trong bộ Sơn hải kinh. Vì hai chữ đó với hai chữ Huyền tẫn nên có nhà lại bảo chương này có tính cách bí giáo, và các Đạo gia đời sau (Hán, Lục Triều...) hiểu theo một nghĩa riêng để tìm phương pháp trường sinh.
Về triết lý, ý nghĩa không có gì bí hiểm. Thần hang tượng trưng cho đạo; thể của nó là hư vô nên gọi là hang, dụng của nó vô cùng nên gọi là thần; vô sinh hữu, hữu sinh vạn vật, nên gọi nó là Mẹ nhiệm màu; nó sinh sinh hóa hóa, nó "động nhi dũ xuất" (Chương năm) cho nên bảo là không kiệt.
Bài đầu bộ Liệt tử chép lại chương này mà cho là của Hoàng đế. Không tin được. Hoàng đế là một nhân vật huyền thoại.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
Chương 7
Thiên trường địa cửu . Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả , dĩ kì bất tự sinh , cố năng trường sinh . Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên , ngoại kì thân nhi thân tồn . Phi dĩ kì vô tư dả ? cố năng thành kì tư .
DỊCH NGHĨA
Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?
LỜI BÀN
Có nhà dịch "bất tự sinh" là không có đời sống riêng. Trời đất không có đời sống riêng vì đời sống của trời đất là đời sống của vạn vật trong vũ trụ, đời sống của đạo, mà đạo thì vĩnh cửu. Không có đời sống riêng với không sống riêng cho mình, nghĩa cũng như nhau.
Chương này diễn một quy tắc xử thế quan trọng của Lão tử: quy tắc khiêm, nhu mà sau này chúng ta còn gặp nhiều lần nữa. "hậu kỳ thân" là khiêm; "ngoại kỳ thân" là nhu, vì không tranh với ai. "Đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được" nghĩa là không nghĩ tới mình, chỉ lo giúp người thì lại có lợi cho mình.
chương 8
Thượng thiện nhược thuỷ . Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh , xử chúng nhân chi sở ố , cố ky ư đạo . Cư thiện địa , tâm thiện uyên , dữ thiện nhân , ngôn thiện tín , chính thiện trị , sự thiện năng , động thiện thì . Phù duy bất tranh , cố vô vưu .
Dịch Nghĩa:
Người thiện vào bậc cao [có đức cao] thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo.
[Người thiện vào bậc cao] địa vị thì khéo lựa chỗ khiêm nhường, lòng thì khéo giữ cho thâm trầm, cư xử với người thì khéo dùng lòng nhân, nói thì khéo giữ lời, trị dân thì giỏi, làm việc gì thì có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ.
Chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi.
Lời bàn:
laozi
Chương này có một hình ảnh khéo: Ví người thiện với nước, làm rõ thêm cái ý khiêm nhu trong chương trên. Lão tử rất thích nước: nó "nhu", tìm chỗ thấp (khiêm), ngày đêm chảy không ngừng (bất xả trú dạ - lời Khổng tử), bốc lên thì thành mưa móc, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm nhuần vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó có đức sinh hóa, tự sinh tự hóa, và sinh hóa mọi loài. Nhất là nó không tranh, nó lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản nó thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được.
Không biết tác giả chương này có chịu ảnh hưởng của đạo Nho hay không mà đề cao nhân với tín, cơ hồ trái với chủ trương "tự nhiên nhi nhiên của Lão chăng?"
Chương 9
trì nhi doanh chi , bất như kì dĩ , suỷ nhi nhuệ chi , bất khả trường bảo . Kim ngọc mãn đường , mạc chi năng thủ ; phú quý nhi kiêu , tự di kì cữu , công thành thân thoái , thiên chi đạo .
Dịch nghĩa:
Giữ chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi ; mài cho bén nhọn thì không bén lâu.
Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa.
Công thành rồi thì nên lui về, đó là đạo trời.
Lời bàn:
laozi
Đạo trời [đạo tự nhiên] là đầy thì phải vơi, nhọn thì dễ gẫy. Vậy xử thế đừng nên tự mãn, tự kiêu, thành công rồi thì nên lui về.
Đây chỉ là kinh nghiệm của mọi người, thuộc về túi khôn của dân gian, để được sống yên ổn. Câu nhì đã thành châm ngôn. Và bốn chữ "công thành thân thoái 功成身退" có thể là châm ngôn lưu hành trước Lão tử từ lâu.
Chương 10
Tải doanh phách bão nhất , năng vô li hồ ? Chuyên khí trí nhu , năng anh nhi hồ ? địch trừ huyền lãm , năng vô tì hồ ? Ái quốc trị dân , năng vô vi hồ ? Thiên môn khai hạp , năng vi thư hồ ? Minh bạch tứ đạt , năng vô trí hồ ? Sinh chi súc chi , sinh nhi bất hữu , trường nhi bất tể , thị vị huyền đức .
Dịch nghĩa:
Cho hồn, phách thuần nhất, không rời đạo được không? Cho cái khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không? Gột rửa tâm linh cho nó không còn chút bợn được không? Yêu dân trị nước bằng chính sách vô vi được không? Vận dụng cảm quan để giữ hư tĩnh được không? Chân tri sáng rỡ hiểu biết được tất cả mà không dùng tới trí lực được không? [Sinh và dưỡng vạn vật. Sinh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy gọi là huyền đức - đức cao nhất, huyền diệu].
LỜI BÀN
laozi
Chương này có vài chổ mỗi người dịch một khác.
Câu đầu: chữ "tải" dùng cũng như chữ phù 夫, để mở đầu chứ không có nghĩa. Chữ "doanh" nghĩa là: hồn. Hồn thuộc về phần khí "linh", phách thuộc về phần huyết, cho nên có nhà cho doanh phách là tâm, thân. "Bão nhất" có nhà dịch là giữ lấy đạo, và "vô li" là doanh và phách không rời nhau.
Câu thứ nhì, đa số hiểu chữ "khí" là hơi thở, và cho "chuyên khí" là một phép dưỡng sinh; nhưng có nhà lại hiểu là "bảo toàn thiên chân".
Câu thứ ba, chữ "lãm", có thể hiểu như chữ "giám 鑑" là tấm gương.
Câu thứ năm, "thiên môn khai hạp" nghĩa đen là cửa trời mở đóng: cửa trời tức là mắt, tai, mũi... nói chung là cảm quan; "thư" là con mái, tượng trưng sự nhu nhược, yên tĩnh.
Câu cuối; từ "sinh nhi bất hữu...tới huyền đức", có nhà cho là ở chương 51 đặt lộn lên đây, vì nghĩa không gắn với phần ở trên. Chúng tôi nghĩ 16 chữ đó đặt ở cuối chương 51 hợp hơn ở đây.
Đại khái thì ba câu đầu nói về phép dưỡng sinh, trị thân. Ba câu kế nói về phép trị thế. Hai phép đó giống nhau ở chỗ đều phải thuận theo tự nhiên
chương 11
tam thập phúc , cộng nhất cốc , đương kì vô , hữu xa chi dụng . Duyên thực dĩ vi khí , đương kì vô , hữu khí chi dụng . Tạc hộ dũ dĩ vi thất , đương kì vô , hữu thất chi dụng . Cố hữu chi dĩ vi lợi , vô chi dĩ vi dụng .
tam thập phúc , cộng nhất cốc , đương kì vô , hữu xa chi dụng . Duyên thực dĩ vi khí , đương kì vô , hữu khí chi dụng . Tạc hộ dũ dĩ vi thất , đương kì vô , hữu thất chi dụng . Cố hữu chi dĩ vi lợi , vô chi dĩ vi dụng .
LỜI BÀN
laozi
Chương này rất hay: ý tưởng như ngược đời mà thực sâu sắc. Ba thí dụ đều khéo. Không triết gia nào cho ta thấy được diệu dụng của cái "không" một cách minh bạch, lý thú như vậy.
chương 12
Ngũ sắc linh nhân mục manh ﹔ngũ âm linh nhân nhĩ lung ﹔ngũ vị linh nhân khẩu sảng ﹔trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng ﹔nan đắc chi hoá linh nhân hành phương . Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục , cố khứ bỉ thủ thử .
DỊCH NGHĨA
laoziNgũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà lựa cái kia [tức cầu chất phác, vô dục mà bỏ sự xa xỉ, đa dục].
chương 13
[Sủng nhục nhược kinh , quý đại hoạn nhược thân] . Hà vị sủng nhục nhược kinh ? Sủng vi thượng, sủng vi hạ , đắc chi nhược kinh , thất chi nhược kinh , thị vị sủng nhục nhược kinh . Hà vị quý đại hoạn nhược thân ? Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả , vị ngô hữu thân , cập ngô vô thân , ngô hữu hà hoạn ? Cố quý dĩ thân vị thiên hạ , nhược khả kí thiên hạ ﹔ái dĩ thân vi thiên hạ , nhược khả thác thiên hạ .
DỊCH NGHĨA
Chương này tối nghĩa, nhiều nhà cho là chép sai hoặc thiết sót nên đã hiệu đính và chú thích; nhưng vẫn chưa có bản nào làm cho chúng ta thỏa mãn: nếu không gượng gạo, gò ép thì lại mắc cái lỗi không thông, dưới mâu thuẫn với trên hoặc có một vài ý mâu thuẫn với chủ trương của Lão tử. Dư Bồi Lâm (sách đã dẫn) đã gắng sức chú thích cho ý nghĩa được nhất quán, và dưới đây chúng tôi tạm theo thuyết của ông.