Anzhi lấy tiền đâu để tậu hàng khủng.
Mới cách đây tám tháng, Anzhi còn là cái tên xa lạ với phần lớn thế giới bóng đá. Còn bây giờ, CLB đến từ Makhachkala xa xôi nổi như cồn nhờ hàng loạt vụ tuyển mộ đắt giá, mà mới nhất là bản hợp đồng mua Samuel Eto'o.
Hầu bao của Mạnh Thường Quân
Khoản phí chuyển nhượng 27 triệu euro là không hề đắt, thậm chí có thể được coi là rẻ khi nó đem lại cho Anzhi một chân sút ở đẳng cấp thế giới từng ba lần vô địch Champions League và đang vào độ chín nhất sự nghiệp như Eto'o. Nhưng đó không phải là lý do khiến CLB đến từ một vùng xa lắc ở Đông Âu được nhắc tới với sự ngạc nhiên, xen lẫn chút ganh tị từ những ông lớn lắm tiền nhiều của ở Tây Âu.
Eto'o chưa bao giờ nguôi khát vọng chinh phục và động lực thi đấu. Anh từng ấp ủ dự định sang Anh khoác áo Man City, Arsenal hoặc Chelsea để tìm kiếm những thách thức mới sau khi đã no nê vinh quang ở La Liga rồi Serie A. Để thuyết phục chân sút 30 tuổi này chấp nhận từ bỏ những sân khấu lớn để đến với một vùng đất xa xôi vẫn còn chưa im tiếng súng và khoác áo một CLB không có cả bề dày lịch sử lẫn thành tích (Anzhi ra đời năm 1991), Anzhi đề nghị bản hợp đồng ba năm cùng mức lương kỷ lục 20,5 triệu euro mỗi năm.
61,5 triệu euro cho ba năm phục vụ của Eto'o là con số đã trừ thuế. Anzhi lấy đâu ra ngần ấy tiền để chi trả cho thương vụ này? Câu trả lời là họ có Mạnh Thường Quân Suleiman Kerimov, người không ra mặt, nhưng hậu thuẫn mạnh mẽ cho Anzhi suốt từ đầu năm nay. Trên bảng xếp hạng người giàu năm 2011 của tạp chí Forbes, Kerimov xếp thứ 118 với gia sản 7,8 tỷ USD, ngang với ông trùm truyền thông kiêm Thủ tướng Italy và chủ sở hữu AC Milan, Silvio Berlusconi.
Kerimov sinh ở Derbent - thành phố lớn thứ hai của nước CH tự trị Dagestan, nhưng lập nghiệp kinh doanh rồi phất lên trong lĩnh vực hóa dầu, khai quặng ở Makhachkala - thủ phủ và là thành phố lớn nhất nước. Thành công trong kinh doanh là bước đệm để vị cử nhân kinh tế - tài chính kế toán này bước vào chính trường. Ông từng giữ chức phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga giai đoạn 1999-2007, và hiện là thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga.
Kerimov đam mê kiếm tiền và nghiệp chính trị, nhưng quan niệm sống của ông thay đổi sau vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng vào cuối năm 2006, khi ông lái chiếc Ferrari Enzo trị giá hơn 700.000 euro ở Nice, Pháp. Vụ tai nạn khiến Kerimov bị bỏng nặng và trải qua một thời gian dài điều trị trong đau đớn. Khi bình phục, tỷ phú này bắt đầu bỏ ra những khoản tiền lớn cho rất nhiều hoạt động từ thiện.
Anzhi là CLB của Makhachkala và mới có 20 năm lịch sử. Đừng nói tới châu Âu, ngay cả trong làng bóng đá Nga, Anzhi vẫn là một cái tên lạ lẫm. Đội mới một lần đá Cup châu Âu khi dự vòng loại thứ nhất Cup UEFA (tiền thân của Europa League) thua đối thủ Scotland, Glasgow Rangers 0-1 ngày 27/8/2001. Theo đúng thể thức, hai đội lẽ ra phải đá hai lượt đi và về sân nhà - sân khách, nhưng do quan ngại về bất ổn leo thang ở Chechnya, CH tự trị láng giềng với Dagestan, UEFA đã cho phép hai đội đá chỉ một trận, trên sân trung lập ở Warsaw, Ba Lan.
Sau lần dự Cup châu Âu hiếm hoi đó, Anzhi tụt hạng hai và ở đó suốt bảy năm liền. Mãi đến năm 2009, đội mới trở lại giải Ngoại hạng Nga. Tuy nhiên, nếu phải lấy một cột mốc để đánh dấu sự đổi đời của Anzhi, thì đó dứt khoát phải là sự kiện Kerimov mua lại quyền sở hữu CLB vào tháng 1/2011 vừa qua. Với nguồn tài chính dồi dào từ ông chủ mới giàu có, Anzhi chỉ mất đúng một tháng để khiến cả thế giới phải chú ý đến họ khi thực hiện thương vụ đình đám đầu tiên, đưa hậu vệ trái lừng danh người Brazil Roberto Carlos về từ Corinthians.
Có chút tên tuổi cộng thêm sự hậu thuẫn hết mình của ông chủ mới, Anzhi tiếp tục vung tiền để đưa về những tài năng có thể gọi là lớn so với mặt bằng của bóng đá Nga. Đó là tiền vệ đang lên bóng đá Brazil Jucilei (đến từ Corinthians - trị giá 11 triệu euro), Boussoufa (Anderlecht - 11 triệu), Dzsudzsak (PSV - 14 triệu), Diego Tardelli (Atletico Mineiro - 8 triệu), Yuri Zhirkov (Chelsea - 15 triệu).
Ngần ấy tên tuổi vẫn chưa đủ để đưa Anzhi lên một tầm vóc mới, về chất lượng chuyên môn và sớm hiện thực hóa tham vọng cạnh tranh ngôi báu ở giải Ngoại hạng Nga đồng thời bành trướng ra châu Âu. Sau 21 vòng, đội vẫn chỉ đứng thứ tư, kém đầu bảng CSKA Moscow tới 9 điểm. Đó là lý do khiến Kerimov tiếp tục tung tiền để đưa bằng được Eto'o về tăng cường cho hàng công Anzhi. Một siêu sao khác là Dani Alves, hậu vệ phải số một thế giới hiện tại và đang khoác áo Barca, cũng đã lọt vào tầm ngắm của vị tỷ phú 45 tuổi. Theo báo chí Nga, Kerimov sẵn sàng chi từ 35 đến 40 triệu euro phí chuyển nhượng cùng mức lương sau thuế lên tới 15 triệu euro mỗi năm.
Nhưng tham vọng của Kerimov cùng Anzhi không chỉ dừng lại ở việc vung tiền trên chợ cầu thủ. Để trở thành một quyền lực thật sự của bóng đá Nga, Anzhi cần một sân vận động rộng rãi và hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế thay thế sân Dynamo có sức chứa 20.000 chỗ ngồi, cũ kỹ, lạc hậu (khánh thành năm 1962) và xuống cấp nghiêm trọng hiện tại. Kerimov vì thế đang ấp ủ một dự án trị giá hơn 200 triệu euro để xây dựng sân nhà mới cho Anzhi với sức chứa lên tới 40.000 người. Sân đấu này sẽ đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của UEFA và trong tương lai gần, đủ tiêu chuẩn đón tiếp những ông lớn từ phương Tây như AC Milan, Real Madrid, MU hay Barca ở Champions League, nếu lộ trình hướng tới Champions League của Anzhi diễn ra suôn sẻ.
Còn bây giờ, Anzhi đang hài lòng với cuộc sống hiện tại. Toàn bộ thành viên ban huấn luyện cùng các cầu thủ được tạo điều kiện sống và tập luyện ở Moscow, cách Makhachkala tới ... 2000 km. Vào ngày diễn ra các trận sân nhà, đội sẽ di chuyển bằng máy bay đến Makhachkala, thi đấu rồi về lại Moscow ngay trong ngày. Đó là cách tốt nhất để Kerimov đảm bảo an toàn cho đội bóng con cưng của ông và tránh những rủi ro không cần thiết nếu tập trung ở Makhachkala, nơi bất ổn và bạo lực luôn hiển hiện.
Theo Vnexpress
Mới cách đây tám tháng, Anzhi còn là cái tên xa lạ với phần lớn thế giới bóng đá. Còn bây giờ, CLB đến từ Makhachkala xa xôi nổi như cồn nhờ hàng loạt vụ tuyển mộ đắt giá, mà mới nhất là bản hợp đồng mua Samuel Eto'o.
Hầu bao của Mạnh Thường Quân
Khoản phí chuyển nhượng 27 triệu euro là không hề đắt, thậm chí có thể được coi là rẻ khi nó đem lại cho Anzhi một chân sút ở đẳng cấp thế giới từng ba lần vô địch Champions League và đang vào độ chín nhất sự nghiệp như Eto'o. Nhưng đó không phải là lý do khiến CLB đến từ một vùng xa lắc ở Đông Âu được nhắc tới với sự ngạc nhiên, xen lẫn chút ganh tị từ những ông lớn lắm tiền nhiều của ở Tây Âu.
Eto'o chưa bao giờ nguôi khát vọng chinh phục và động lực thi đấu. Anh từng ấp ủ dự định sang Anh khoác áo Man City, Arsenal hoặc Chelsea để tìm kiếm những thách thức mới sau khi đã no nê vinh quang ở La Liga rồi Serie A. Để thuyết phục chân sút 30 tuổi này chấp nhận từ bỏ những sân khấu lớn để đến với một vùng đất xa xôi vẫn còn chưa im tiếng súng và khoác áo một CLB không có cả bề dày lịch sử lẫn thành tích (Anzhi ra đời năm 1991), Anzhi đề nghị bản hợp đồng ba năm cùng mức lương kỷ lục 20,5 triệu euro mỗi năm.
61,5 triệu euro cho ba năm phục vụ của Eto'o là con số đã trừ thuế. Anzhi lấy đâu ra ngần ấy tiền để chi trả cho thương vụ này? Câu trả lời là họ có Mạnh Thường Quân Suleiman Kerimov, người không ra mặt, nhưng hậu thuẫn mạnh mẽ cho Anzhi suốt từ đầu năm nay. Trên bảng xếp hạng người giàu năm 2011 của tạp chí Forbes, Kerimov xếp thứ 118 với gia sản 7,8 tỷ USD, ngang với ông trùm truyền thông kiêm Thủ tướng Italy và chủ sở hữu AC Milan, Silvio Berlusconi.
Kerimov sinh ở Derbent - thành phố lớn thứ hai của nước CH tự trị Dagestan, nhưng lập nghiệp kinh doanh rồi phất lên trong lĩnh vực hóa dầu, khai quặng ở Makhachkala - thủ phủ và là thành phố lớn nhất nước. Thành công trong kinh doanh là bước đệm để vị cử nhân kinh tế - tài chính kế toán này bước vào chính trường. Ông từng giữ chức phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga giai đoạn 1999-2007, và hiện là thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga.
Kerimov đam mê kiếm tiền và nghiệp chính trị, nhưng quan niệm sống của ông thay đổi sau vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng vào cuối năm 2006, khi ông lái chiếc Ferrari Enzo trị giá hơn 700.000 euro ở Nice, Pháp. Vụ tai nạn khiến Kerimov bị bỏng nặng và trải qua một thời gian dài điều trị trong đau đớn. Khi bình phục, tỷ phú này bắt đầu bỏ ra những khoản tiền lớn cho rất nhiều hoạt động từ thiện.
Anzhi là CLB của Makhachkala và mới có 20 năm lịch sử. Đừng nói tới châu Âu, ngay cả trong làng bóng đá Nga, Anzhi vẫn là một cái tên lạ lẫm. Đội mới một lần đá Cup châu Âu khi dự vòng loại thứ nhất Cup UEFA (tiền thân của Europa League) thua đối thủ Scotland, Glasgow Rangers 0-1 ngày 27/8/2001. Theo đúng thể thức, hai đội lẽ ra phải đá hai lượt đi và về sân nhà - sân khách, nhưng do quan ngại về bất ổn leo thang ở Chechnya, CH tự trị láng giềng với Dagestan, UEFA đã cho phép hai đội đá chỉ một trận, trên sân trung lập ở Warsaw, Ba Lan.
Sau lần dự Cup châu Âu hiếm hoi đó, Anzhi tụt hạng hai và ở đó suốt bảy năm liền. Mãi đến năm 2009, đội mới trở lại giải Ngoại hạng Nga. Tuy nhiên, nếu phải lấy một cột mốc để đánh dấu sự đổi đời của Anzhi, thì đó dứt khoát phải là sự kiện Kerimov mua lại quyền sở hữu CLB vào tháng 1/2011 vừa qua. Với nguồn tài chính dồi dào từ ông chủ mới giàu có, Anzhi chỉ mất đúng một tháng để khiến cả thế giới phải chú ý đến họ khi thực hiện thương vụ đình đám đầu tiên, đưa hậu vệ trái lừng danh người Brazil Roberto Carlos về từ Corinthians.
Có chút tên tuổi cộng thêm sự hậu thuẫn hết mình của ông chủ mới, Anzhi tiếp tục vung tiền để đưa về những tài năng có thể gọi là lớn so với mặt bằng của bóng đá Nga. Đó là tiền vệ đang lên bóng đá Brazil Jucilei (đến từ Corinthians - trị giá 11 triệu euro), Boussoufa (Anderlecht - 11 triệu), Dzsudzsak (PSV - 14 triệu), Diego Tardelli (Atletico Mineiro - 8 triệu), Yuri Zhirkov (Chelsea - 15 triệu).
Ngần ấy tên tuổi vẫn chưa đủ để đưa Anzhi lên một tầm vóc mới, về chất lượng chuyên môn và sớm hiện thực hóa tham vọng cạnh tranh ngôi báu ở giải Ngoại hạng Nga đồng thời bành trướng ra châu Âu. Sau 21 vòng, đội vẫn chỉ đứng thứ tư, kém đầu bảng CSKA Moscow tới 9 điểm. Đó là lý do khiến Kerimov tiếp tục tung tiền để đưa bằng được Eto'o về tăng cường cho hàng công Anzhi. Một siêu sao khác là Dani Alves, hậu vệ phải số một thế giới hiện tại và đang khoác áo Barca, cũng đã lọt vào tầm ngắm của vị tỷ phú 45 tuổi. Theo báo chí Nga, Kerimov sẵn sàng chi từ 35 đến 40 triệu euro phí chuyển nhượng cùng mức lương sau thuế lên tới 15 triệu euro mỗi năm.
Nhưng tham vọng của Kerimov cùng Anzhi không chỉ dừng lại ở việc vung tiền trên chợ cầu thủ. Để trở thành một quyền lực thật sự của bóng đá Nga, Anzhi cần một sân vận động rộng rãi và hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế thay thế sân Dynamo có sức chứa 20.000 chỗ ngồi, cũ kỹ, lạc hậu (khánh thành năm 1962) và xuống cấp nghiêm trọng hiện tại. Kerimov vì thế đang ấp ủ một dự án trị giá hơn 200 triệu euro để xây dựng sân nhà mới cho Anzhi với sức chứa lên tới 40.000 người. Sân đấu này sẽ đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của UEFA và trong tương lai gần, đủ tiêu chuẩn đón tiếp những ông lớn từ phương Tây như AC Milan, Real Madrid, MU hay Barca ở Champions League, nếu lộ trình hướng tới Champions League của Anzhi diễn ra suôn sẻ.
Còn bây giờ, Anzhi đang hài lòng với cuộc sống hiện tại. Toàn bộ thành viên ban huấn luyện cùng các cầu thủ được tạo điều kiện sống và tập luyện ở Moscow, cách Makhachkala tới ... 2000 km. Vào ngày diễn ra các trận sân nhà, đội sẽ di chuyển bằng máy bay đến Makhachkala, thi đấu rồi về lại Moscow ngay trong ngày. Đó là cách tốt nhất để Kerimov đảm bảo an toàn cho đội bóng con cưng của ông và tránh những rủi ro không cần thiết nếu tập trung ở Makhachkala, nơi bất ổn và bạo lực luôn hiển hiện.
Theo Vnexpress