Từ xưa đến nay, văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của văn học dân tộc, nghĩa là sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng vững chắc và là cốt lõi của văn học thành văn, văn học viết. Trong một thời kì lịch sử khá dài, chữ Hán được coi là một thứ chữ có tính quan phương “chính thức” thì việc học tập, vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ dân gian vào các sáng tác đặc biệt là các sáng tác bằng tiếng nói dân tộc không chỉ có giá trị về phương diện nghệ thuật ngôn từ mà còn là một hành vi văn hóa thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Nhà thơ dân tộc lớn đầu tiên của nước ta – Nguyễn Trãi đã nêu một tấm gương sáng. Bên cạnh tập thơ chữ Hán (Ức trai thi tập), ông đã để lại cho đời một tập thơ Nôm bề thế là Quốc âm thi tập. Đến với Quốc âm thi tập – “tác phẩm mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam” (Xuân Diệu), ta sẽ thấy được rõ nét sự ảnh hưởng qua lại sâu sắc giữa văn học dân gian và văn học viết. Sự ảnh hưởng ấy thể hiện trong cả nội dung cảm xúc và nghệ thuật biểu hiện.
1. Sự ảnh hưởng về phương diện nội dung
1.1. Đề tài
Sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong Quốc âm thi tập của nguyễn Trãi trước hết được biểu hiện ở mặt đề tài. Đó chính là cảnh vật của làng xóm quê hương nơi con người sinh trưởng. Đề tài cảnh vật quê hương ấy luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tình yêu Tổ quốc, với đất nước Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên khi Nguyễn Trãi hay vận dụng một số tứ thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên ( Đường về đất Sính xa xôi, Một đêm hồn mộng ngược xuôi chín lần):
- Hằng gửi mộng hồn tìm quán cũ,
Suông đem huyết lệ rửa mồ xưa.
( Quy Côn Sơn chu trung tác)
-[FONT="] [/FONT]Tưởng nhớ vườn nhà ba rặng cúc,
Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao.
( Thu nhật ngẫu thành)
Nhưng Nguyễn Trãi thường nói nhiều về vạn vật, cỏ cây cụ thể, giản dị đã được thuần hóa để phục vụ đời sống con người: vật chất và tinh thần, qua những câu thơ hết sức thuần phác nhưng rung động tâm tư xúc cảm của nhiều thế hệ con người Việt Nam. Chính trên cơ sở một cuộc đời hòa mình trong nhịp sống, điệu sống của nhân dân, Nguyễn Trãi phần nào phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhân văn chủ nghĩa thường chỉ thấy xuất hiện trong tục ngữ, ca dao: mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống lao động sản xuất của con người:
-[FONT="] [/FONT]Một cày, một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
( Thuật hứng – bài 3)
-[FONT="] [/FONT]Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng.
( Thuật hứng – bài 23)
Xuất phát từ tình cảm dân tộc đẹp đẽ, đề tài thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã có phần nào thoát li nguồn thi hứng sách vở với những ngư tiều canh mục, phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc, trúc tùng nhạn hạc…đã bị công thức hóa, ước lệ hóa để hướng đến những đề tài thiên nhiên chân thực, sinh động gần gũi với tâm hồn dân tộc tạo nên những bức tranh thiên nhiên thôn quê đầy chất thơ và chất thực.
Bên cạnh đó, thơ Nguyễn Trãi cũng thể hiện những cảnh sống của chốn thôn quê nghèo nàn:
-[FONT="] [/FONT]Một ao niềng niễng mấy đòng đong,
( Quốc âm thi – bài 56)
-[FONT="] [/FONT]Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
(Quốc âm thi – bài 69)
Những nếp sống, nếp sinh hoạt dung dị, nghèo khổ của người dân quê cũng được đề cập đến trong “ Quốc âm thi”:
-[FONT="] [/FONT]Bữa ăn dù có dưa muối,
( Quốc âm thi – bài 4)
-[FONT="] [/FONT]Cày ruộng cuốc vườn dầu hết khỏe,
( Quốc âm thi – bài 43)
-[FONT="] [/FONT]Lều không con cái hằng tình phụ
Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han
( Quốc âm thi – bài 139)
-[FONT="] [/FONT]Muối mấy dưa dầu đủ bữa,
(Quốc âm thi – bài 104)
Không chỉ vậy, đọc “Quốc âm thi tập” chúng ta thấy những vần thơ Nguyễn Trãi viết về tình cha con, tình bạn, tình yêu xiết bao gần gũi, thân thương và giản dị. Nguyễn Trãi là thiên tài hơn tất cả mọi người nhưng cũng nhân tình như tất cả mọi người. Khía cạnh “ con người” trong người anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đã nâng đỡ người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.
1.2. Chủ đề
Về mặt chủ đề, tư tưởng của “ Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã đúc kết khá nhuần nhuyễn những tri thức khai thác từ kho tàng văn học dân gian. Trong số 254 bài thơ Nôm có tới 61 bài thuộc nhóm “ Bảo kính cảnh giới” ( Gương báu răn mình). Riêng về mặt số lượng – chiếm gần 1/4 đã chứng tỏ “Bảo kính cảnh giới” có vị trí hết sức quan trọng trong thi tập.
Đặc biệt, những bài học triết lí nhân sinh, bài học giáo huấn, khuyên răn được nêu ra ở đây cũng rất nhẹ nhàng, tế nhị “thấu tình đạt lí”. Nguyễn Trãi khuyên mọi người trong gia tộc phải biết lấy nghiã thương yêu, đùm bọc làm cốt:
Có tông, có tộc mạ sơ thay
Vạn diệp thiên chi bởi một cây
Yêu trọng người dưng là cuả cải
Thương vì thân thích nghĩa chân tay
(Quốc âm thi – bài 145)
Anh em ruột thịt đừng nên tham lợi mà sơ tình:
Điền địa chớ tham hơn bổ ải
Nhân luân mạ lấy dưới làm trên
Chân tay dầu đứt, bề khôn nối
Xống áo chẳng còn, mô dễ xin
(Quốc âm thi – bài 142)
Ra đến làng mạc, đối xử với đồng bào, hãy lấy chữ hòa, chữ nhẫn làm tôn chỉ: Việc ngoài hương đảng chớ đôi co
Thấy kẻ anh hùng hãy nhẫn cho
Nhợ nọ có dai nào có đứt
Cây kia toan đẵn lại toan đo
Chớ đua huyết khí nên giận
Làm mất lòng người những lo
Hễ làm kẻ khôn thì phải khó
Chẳng bằng vô sự gáy o o.
(Quốc âm thi – bài 176)
Có thể ở đời có thể sẽ gặp phải những kẻ gian tham, những điều bạc ác song đừng nên đem sự bạc ác mà trả lại kẻ gian tham:
Lòng thế bạc đen dầu nó biến
Ta thìn nhân nghĩa chớ loàn đơn.
(Quốc âm thi – bài 139)
Nên yêu điều thiện bởi điều thiện tự có một hương thơm, có khả năng hấp dẫn và cải hối:
Lành người đến, dữ người ruồng,
Yêu xạ vì nhân có mùi hương.
( Quốc âm thi – bài 147)
Nhân nghĩa đáng chuộng hơn tiền bạc, hơn cả tài hoa và có thể đưa người ta đến khắc phục được phần nào những éo le, ngang trái của số mệnh:
Lộc trời cho đã có ngần,
Tua hay thửa phận chớ phàn nàn.
Giàu nhiều của, con chẳng có,
Sống hơn người, mệnh khó khăn.
Hễ kẻ danh thơm hay được phúc,
Mấy người má đỏ phải nhiều lần…
(Quốc âm thi – bài 175)
Như vậy, đọc “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, ta đã bắt gặp hầu hết đời sống luân lí trong dân gian. Đó là lối sống hiền hòa, an ổn với mọi người, chớ tranh khoẻ, tranh khôn, chỉ nên vun xới thiện tâm làm điều nhân đức.
2. Sự ảnh hưởng về phương diện nghệ thuật
2.1. Về mặt ngôn ngữ
2.1.1. Vận dụng ngôn ngữ từ khẩu ngữ
Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng mang tính thẩm mĩ cao. Lớp từ vựng khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Trãi chủ yếu là những từ để hỏi, những đại từ nhân xưng, từ cảm thán mang chức năng khắc họa tâm trạng trữ tình, bày tỏ thái độ phản ứng trước thế tình đen bạc:
-[FONT="] [/FONT]Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,
Ông này đã có thú ông này.
( Mạn thuật – bài 6)
-[FONT="] [/FONT]Sự thế giữ lành ai hỏi đến,
Bảo rằng ông đã điếc hai tai.
( Ngôn chí – bài 5)
Ức Trai cho vào thơ nhiều từ “Nôm” rất “ nôm na” và sinh động như lanh chanh ( Những màng lẩn quất vườn lan cúc, Ắt ngại lanh chanh áng mận đào), cậy cục ( Ấy còn cậy cục làm chi nữa); nói về đàn bướm, trận bướm: lay thay ( Làm sứ đi thăm tin tức xuân, Lay thay cánh nhẹ mười phân), đành hanh, lểu đểu ( Ngư đành hanh, nằm cửa trúc; Say lểu đểu, đứng hàng thông), dắng dỏi ( Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền), lao xao ( Lao xao chợ cá làng Ngư phủ).
Có thể nói, tiếng Việt thông tục – ngôn ngữ “ mẹ đẻ” ấy được Nguyễn Trãi dùng chính thức, đàng hoàng, không chút e ấp hay gượng gạo. Và điều quan trọng là ông đã khắc phục được tính “ tự nhiên chủ nghĩa” khi đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ – nhược điểm mà những tác giả thời Hồng Đức sau ông vẫn mắc phải.
2.2.2. Âm vang tục ngữ, ca dao trong “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi
Tục ngữ, ca dao là một bộ phận rất quan trọng của Tiếng Việt. Nó thể hiện những đặc trưng văn hóa, tư duy của một dân tộc. Khảo sát thơ Nôm Nguyễn Trãi, yếu tố tục ngữ, ca dao xuất hiện khá phổ biến. Xét trong toàn bộ 1908 câu thơ trong “ Quốc âm thi tập”, chúng ta có thể thống kê được khoảng 50 câu thơ có yếu tố tục ngữ, khoảng 20 câu thơ có yếu tố ca dao. Và nếu tính phần trăm thì yếu tố tục ngữ chiếm khoảng 2,5%, yếu tố ca dao chiếm khoảng 1% . Tỷ lệ có tính chất tương đối này cho ta thấy được mức độ âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi. Một số câu trong hầu hết các mục như: Thuật hứng, Mạn thuật, Tự thuật, Trần tình, Tự than, Bảo kính cảnh giới…đều có âm vang của tục ngữ, ca dao ghi lại số khía cạnh sâu sắc của triết lí dân gian, bổ sung cho nguyên lí “ tam cương”, “ ngũ thường” trong sử sách, kinh, truyện…
Phần lớn những câu ca dao, tục ngữ mà Nguyễn Trãi dùng không giữ nguyên dạng thái vốn có mà được nhào nhuyễn lại, được biến hóa một cách tài tình để thành những kết cấu ngôn ngữ nghệ thuật sinh động. Có chỗ như “ lẩy”, có chỗ như “ tập”, có chỗ như “ phỏng”, có chỗ lấy toàn cả ý, cả từ, có chỗ lấy ý mà từ có thể bổ sung hay có chỗ lấy từ mà ý bổ sung…Đó chính là sự sáng tạo của một nhà thơ, là cách chuyển hóa đúng đắn văn học dân gian vào thơ ca bác học.
Sau đây là một số ví dụ về cách vận dụng ngôn ngữ từ ca dao, tục ngữ trong “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi:
2.2.2.1. Lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý hoặc gần như trọn vẹn và có chỉnh lý chút ít
- Câu tục ngữ: Giàu người họp, khó người tan cũng có nội dung giống như câu thơ cổ: Bần cư trung thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm ( Nghèo ở giữa chợ không ai hỏi, nghèo ở nơi rừng rú có khách tìm).
Câu tục ngữ nói trên dược Nguyễn Trãi dùng làm câu phá đề cho bài Bảo kính cảnh giới, số 12:
Giàu người họp, khó người tan
Hai ấy hằng lề sự thế gian
- Câu tục ngữ: Con sâu làm rầu nồi canh được Nguyễn Trãi chuyển thành câu thơ lục ngôn trong bài Bảo kính cảnh giới, số 9, một câu thơ theo thể trắc:
Nếu có sâu, thì bỏ canh
Hoặc như câu tục ngữ Thuốc đắng dã tật lại được Nguyễn Trãi chuyển thành câu thơ thất ngôn, theo thể trắc trong bài Tự thuật, số 1:
Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay
Như vậy, ngữ ý ( sâu, canh hoặc thuốc đắng, tật tiêu) được giữ vững nhưng vần điệu phải điều chỉnh theo khuôn khổ của câu thơ.
- Câu tục ngữ khá dài: Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét được Nguyễn Trãi tách ra làm hai câu gần như trọn vẹn, thành hai câu phá đề và thừa đề bài “ Bảo kính cảnh giới”, số 30:
Chẳng khôn, chẳng dại luống ương ương,
Chẳng dại người hòa lại chẳng thương.
Ở đây, về vần điệu, Nguyễn Trãi đã sử dụng được hai vần “ ương” và “ thương” rút ra rừ bản thân câu tục ngữ. Trong bài thơ số 100 của “ Bạch Vân quốc ngữ thi tập”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sử dụng câu tục ngữ này để phá đề nhưng chỉ lấy đựơc có một vế, do đó, chưa trọn ý và câu thừa đề lại là ý khác:
Chẳng khôn chẳng dại luống ương ương,
Biết một khăng khăng chữ đạo thường.
2.2.2.2. Lấy ý chính trong một câu ca dao dài bằng cách rút gọn khuôn vào một câu thơ cách luật, hoặc lấy ý chính qua hai câu khác nhau ghép lại thành 2 câu thơ cách luật đối nhau trong phần thực hoặc phần luận:
- Câu ca dao: Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy được rút gọn trong câu đầu cặp luận bài “ Bảo kính cảnh giới”, số 8:
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Hoặc ở câu đầu cặp luận bài “ Bảo kính cảnh giới”, số 37:
Có con mới biết ơn cha nặng
- Ca dao so sánh “ lòng sông, lòng biển” với lòng người:
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ quốc âm nói về tính chất nham hiểm của lòng người dưới chế độ phong kiến mà bất cứ “ lòng sông, lòng biển” nào cũng không thể so sánh được:
- Biển hiểm nhân gian ai kẻ biết,
Ghê thay thế nước vị qua mềm.
( Tự thuật – bài 4)
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
( Mạn thuật – bài 4)
- Câu tục ngữ: Xẩy đàn tan nghé lại được ghép với một câu ca dao:
- Đất bụt mà ném chim trời
Chim thì bay mất đất rơi xuống chùa
Để tạo thành một cặp câu thực bằng thất ngôn trong bài “ Bảo kính cảnh giới” số 23:
Chùa đàn nẻo khỏi tan con nghé,
Hòn đất hầu làm mất cái chim.
Hình thức hai câu thất ngôn này rất thoát hai câu tục ngữ và ca dao nói trên.
- Có nhiều câu ca dao đề cao tình nghĩa, đặt tình nghĩa lên trên bất cứ ngọc vàng châu báu nào như:
Tham vàng bỏ nghĩa ai ôi
Vàng ăn hay hết, nghĩa tôi đang còn.
và việc đề cao tình nghĩa được gắn với việc tiếng thơm lưu truyền như câu ca dao sau đây đã nói:
Trăm năm bia đá thì mòn,
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Nguyễn Trãi đã khéo léo kết hợp những ý chính trong mấy câu ca dao nói trên vào hai câu thất ngôn trong cặp luận ở bài “Tự thán”, số 17 sau đây:
Chĩnh vàng chẳng tiếc, danh thì tiếc,
Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn.
Đây cũng là cách sử dụng ca dao khá nhuần nhuyễn, tuy thoát hẳn thể lục bát mà vẫn bám được nghĩa qua những từ ngữ như: vàng, nghĩa, danh, bia…
2.2.2.3. Nguyễn Trãi đã dựa theo lối sáng tạo của tục ngữ để bản thân mình cũng viết tục ngữ.
Thế sự, người no ổi tiêt bảy
Nhân tình, ai ủ cúc mồng mười
( Quốc âm thi - Bài 22)
Tiết tháng bảy là mùa ổi chin, lúc ấy rất dễ lấy, dễ mua, ăn cho đến no, ý nói: khi gặp thời thì dễ; hoa cúc được quí là nó vào tiết Trùng dương mồng chín tháng chín, quá ngày đó, sang tới mồng mười là cúc đã lỡ thời rồi…
Gạch quẳng nào bày mấy ( cùng với) ngọc,
Sừng hằng những mọc qua tai
( Quốc âm thi - bài 92)
Hòn gạch vỡ, đem quẳng đi, lại còn đem bày với ngọc được sao? Cái sừng tuy mọc sau mà lại dài lên quá cái tai; người sinh sau rất có thể vượt người sinh trước.
Như vậy, rõ ràng là ở thời Nguyễn Trãi, với chính Nguyễn Trãi, sự đề cao chất liệu ngôn ngữ và văn học dân gian có ý nghĩa thời đại của nó và là một đóng góp quyết định đối với tháng lợi của cả một tư trào. Nếu đặt tư trào ấy vào mối quan hệ đối kháng giữa kẻ xâm lược và dân tộc Việt Nam, giữa tiếng Hán và tiếng Việt thì đó là thắng lợi của quan điểm dân tộc. Nhưng đó còn là thắng lợi của quan điểm nhân dân, nếu đặt tư trào ấy vào mối quan hệ đối kháng giữa giai cấp phong kiến và nhân dân, mà trực tiếp là đối kháng giữa các tầng lớp nho sĩ khác nhau.
2.2.3. Vận dụng vần và nhịp điệu của thơ ca dân gian
Về phương diện vần, nhịp điệu, Nguyễn Trãi cũng là người có đóng góp lớn trong việc “ xây dựng một lối thơ Việt Nam”.
Cách bắt vần trong câu thơ lục ngôn có những dấu hiệu ảnh hưởng qua lại với tục ngữ. Tục ngữ có cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ đầu nhịp sau. Thơ Nguyễn Trãi cũng có cách bắt vần này:
Tục ngữ:
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
Câu 6 chữ của Nguyễn Trãi:
Nhật nguyệt soi, đòi chốn hiện.
( Tự thán – bài 34)
Thục Đế để thành leo lét.
( Điệp trận)
Câu thơ lục ngôn của “ Quốc âm thi tập” còn có cách bắt vần khá phổ biến trong tục ngữ. Đó là cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau:
Tục ngữ:
Sông có khúc, người có lúc.
Thơ Nguyễn Trãi:
Thanh nhàn lánh đến giang san.
( Ngôn chí – bài 16)
Đìa cỏ, được câu ngâm gió.
( Mạn thuật – bài 1)
Vấn đề còn thú vị và có ý nghĩa hơn khi so sánh vần trong thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi với thơ lục bát và song thất lục bát. Trong “ Quốc âm thi tập”, tác giả đã sử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau. Phổ biến nhất là vần ở chữ thứ tư và chữ thứ năm – vần cuối ở câu thơ trên hiệp vần với chữ thứ tư hoặc chữ thứ năm trong câu thơ dưới.
Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 4:
Gạch quẳng nào bày mấy ngọc,
Sừng hằng những mọc qua tai.
( Tự thán – bài 2)
Vần lưng còn được gieo ở chữ thứ năm:
Sống bao lâu đáo để màng,
La ỷ dập dìu hàng chợ họp.
( Thuật hứng – bài 10)
Những hiện tượng trên cho thấy vần lưng trong thơ Nguyễn Trãi chưa ổn định. Dường như tác giả đang trong quá trình thử nghiệm, đang đi tìm lối kiến tạo cho hình thức gieo vần mang tính chất dân tộc thuần túy.
Một điều đáng lưu ý là hiện tượng hai câu bảy chữ đi liền nhau đều ngắt nhịp kiểu song thất lục bát đã xuất hiện trong “ Quốc âm thi tập”:
Bát cơm xoàng / nhờ ơn xã tắc
Gian lều cỏ / đội đức đường Ngu.
( Ngôn chí – bài 14)
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì / đã tịn mùi hương.
( Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Cách ngắt nhịp 3/4 ( lẻ trước, chẵn sau) cho thấy nhiều câu bảy chữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã không theo tiết tấu câu thơ luật Đường thường có nhịp 4/3 ( chẵn trước, lẻ sau). Phải chăng đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ khi “ xây dựng một lối thơ Việt Nam”, Nguyễn Trãi đã kiên trì trên con đường dân tộc hóa.
Như vậy, có thể nói, về mặt ngôn ngữ, Nguyễn Trãi là người có công đầu đưa ngôn ngữ tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học. Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Trãi cách sáu trăm rồi mà nghe vẫn mới, vẫn hiện đại: Lao xao chợ cá làng ngư phủ ( Bảo kính cảnh giới – bài 43). Đọc Quốc âm thi tập nhiều khi chúng ta hầu như không cảm thấy sự ngăn cách bởi hàng rào ngôn ngữ.
2.2. Về hình tượng thơ
Hình tượng thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng là một bước “cách tân so với truyền thống văn học” trước đó. Bút pháp qui phạm của văn học trung đại đã khoanh vùng những loài cây, loài hoa cho các thi nhân ngâm vịnh. Đó là những cây như: tùng, trúc, cúc, mai… những loài hoa như: đào, sen, lan, huệ…Đã mấy khi “ nàng thơ” chịu hạ cánh xuống những cây hoa đồng nội như: rau muống, lảnh mùng, kê, khoai, đậu, mồng tơi, núc nác, củ ấu, cây mía, cây chuối…Sự có mặt của các loài cây bình dị, dân dã vốn gần gũi, quen thuộc với nhân dân, với thơ ca dân gian nhưng lại có phần xa lạ với văn chương bác học đã góp phần tô đậm nét mới, nét độc đáo của hình tượng thơ Ức Trai. Có thể nói, cảnh vật thiên nhiên ấy mang đậm vẻ đẹp hương đồng gió nội – vẻ đẹp mang hồn quê dân tộc đậm đà:
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
( Quốc âm thi tập – bài 11)
Ngày tháng kê khoai những sẵn hàng,
Tường đào, ngõ mận ngại thung thăng.
(Quốc âm thi tập – bài 23)
Tả lòng thanh, vị núc nác,
Vun đất ải, luống mồng tơi.
Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét rất hay:
“ Ta thử hỏi các nhà thơ Việt Nam xưa trước, ai đã nói được thắm thiết trong thơ Nôm như Nguyễn Trãi, về rau cỏ sản vật thường ngày của quê hương đất nước mình”.
2.4. Thể thơ
Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng viết khác qui cách niêm luật thơ Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dùng 1,2 câu 7 tiếng nhưng cũng có một số ít bài dùng tới bảy câu 6 tiếng xen một câu 7 tiếng. Câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại được bố trí ở giữa hay cuối bài. Đây hẳn không phải là điều vô tình vì có tới non 3/4 số bài trong “Quốc âm thi tập” , tác giả dùng lối pha câu lục ngôn với câu thất ngôn này. Đặng Thai Mai nhận xét: “ Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kĩ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràngcó một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn với qui cách Niêm luật thơ Đường”.
Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Trãi là tác giả thơ Nôm sử dụng nhiều nhất câu thơ 6 chữ và là người sử dụng thành công hơn cả loại câu thơ này. Với Ức Trai, câu 6 chữ thường dồn nén cảm xúc, thường cô đọng ý tình của cả bài thơ. Trong bài “ Tùng” những phẩm chất cơ bản của cây tùng cũng là phẩm chất cơ bản của kẻ sĩ quân tử được thể hiện trong câu thơ 6 chữ:
- Một mình lạt thuở ba đông.
- Cội rễ bền dời chẳng động.
- Dành, còn để trợ dân này.
Bài “ Bảo kính cảnh giới” số 43 là một bài thơ tả cảnh, tả tình mùa hè được kết bằng hai câu thơ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Câu cuối của bài thơ là một câu 6 chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai cuối cùng không phải ở thiên nhiên , tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc “dân giàu đủ”. Nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi khắp đòi phương.
Như vậy, với “ Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà “khai sơn phá thạch”, xứng đáng là người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ luật Đường Trung Quốc. Giáo sư Đặng Thai Mai khẳng định: Cố gắng của Nguyễn Trãi trong công việc xây dựng nền thơ Nôm ( trong đó có thể thơ Nôm) sẽ là một hướng dẫn quí báu đối với nhiều thi sĩ Việt Nam các thế kỉ sau này.
3. Ý nghĩa của sự hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời trên quả đất. Tiếng Việt cổ của tổ tiên ta được ghi lại trong kho tàng tục ngữ, ca dao mà âm vang còn mãi đến ngày nay và cả mai sau. Nhiều hình tượng, từ ngữ do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết xuyên suốt thời trung đại và hiện đại. Không một nhà văn, nhà thơ lớn nào của nước ta không khẳng định, tôn vinh giá trị bất hủ của văn học dân gian. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng xác nhận: “Thôn ca sơ học ma tang ngữ”( Từ nhỏ học lời người trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thôn xóm). Có thể nói, những nhà thơ dân tộc ưu tú như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu…đều trân trọng tiếng nói của tổ tiên trong tục ngữ, ca dao; học tập và đưa tục ngữ, ca dao vào trong dòng thơ quốc âm của mình, coi đó như dòng sữa mẹ. và từ trong lao động nghệ thuật, các nhà thơ lại dần dần nâng cao giá trị văn học của tiếng Việt lên, làm cho tiếng Việt càng ngày càng phong phú và có vị trí xứng đáng trên văn đàn, ngang với tiếng nói của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết lại tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng. Với “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng tạo vốn văn học dân gian từ: đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, hình tượng thơ, thể thơ…Và nhờ vậy, văn học dân gian như được chắp thêm đôi cánh để có thể bay xa hơn, vọng sâu hơn trong tâm trí độc giả muôn thế hệ.
4. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi nói riêng và toàn bộ sáng tác thơ văn của các nhà thơ lớn nói chung đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Trước hết, về nguyên nhân khách quan, văn học dân gian của bất kì dân tộc nào cũng là nền tảng vững chắc cho văn học viết. Hơn nữa, những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kì này thường dễ xa lạ với quần chúng bình dân, tác phẩm thường ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
Đồng thời, về mặt chủ quan, bản thân Nguyễn Trãi là người rất có ý thức thẩm mĩ dân tộc. Nguyễn Trãi luôn “cố gắng để xây dựng một lối thơ rất Việt Nam” (Đặng Thai Mai), cố gắng xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc với mục đích cao cả nhằm nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Tóm lại, với “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi rõ ràng là nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hướng ngày càng dân tộc hóa và đại chúng hóa. Bởi vậy, Nguyễn Trãi thật xứng đáng được xếp vào vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XV: vị trí khai sáng. Nguyễn Trãi đã khai sáng ra thơ ca tiếng Việt cổ điển, làm cho tiếng Việt thơ ca ngày càng giàu có, tươi đẹp và mới mẻ.
Một tục ngữ phương Tây nói: mọi sự so sánh đếu khập khiễng nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê về ý thức dùng ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ vào sáng tác văn học. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt không khác gì vai trò của Đantê đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê, từ những thành tựu ban đầu còn khiêm tốn của văn học dân tộc mình, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cổ điển của dân tộc Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ thuộc riêng về một thời đại hay một dân tộc.
1. Sự ảnh hưởng về phương diện nội dung
1.1. Đề tài
Sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong Quốc âm thi tập của nguyễn Trãi trước hết được biểu hiện ở mặt đề tài. Đó chính là cảnh vật của làng xóm quê hương nơi con người sinh trưởng. Đề tài cảnh vật quê hương ấy luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tình yêu Tổ quốc, với đất nước Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên khi Nguyễn Trãi hay vận dụng một số tứ thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên ( Đường về đất Sính xa xôi, Một đêm hồn mộng ngược xuôi chín lần):
- Hằng gửi mộng hồn tìm quán cũ,
Suông đem huyết lệ rửa mồ xưa.
( Quy Côn Sơn chu trung tác)
-[FONT="] [/FONT]Tưởng nhớ vườn nhà ba rặng cúc,
Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao.
( Thu nhật ngẫu thành)
Nhưng Nguyễn Trãi thường nói nhiều về vạn vật, cỏ cây cụ thể, giản dị đã được thuần hóa để phục vụ đời sống con người: vật chất và tinh thần, qua những câu thơ hết sức thuần phác nhưng rung động tâm tư xúc cảm của nhiều thế hệ con người Việt Nam. Chính trên cơ sở một cuộc đời hòa mình trong nhịp sống, điệu sống của nhân dân, Nguyễn Trãi phần nào phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhân văn chủ nghĩa thường chỉ thấy xuất hiện trong tục ngữ, ca dao: mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống lao động sản xuất của con người:
-[FONT="] [/FONT]Một cày, một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
( Thuật hứng – bài 3)
-[FONT="] [/FONT]Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng.
( Thuật hứng – bài 23)
Xuất phát từ tình cảm dân tộc đẹp đẽ, đề tài thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã có phần nào thoát li nguồn thi hứng sách vở với những ngư tiều canh mục, phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc, trúc tùng nhạn hạc…đã bị công thức hóa, ước lệ hóa để hướng đến những đề tài thiên nhiên chân thực, sinh động gần gũi với tâm hồn dân tộc tạo nên những bức tranh thiên nhiên thôn quê đầy chất thơ và chất thực.
Bên cạnh đó, thơ Nguyễn Trãi cũng thể hiện những cảnh sống của chốn thôn quê nghèo nàn:
-[FONT="] [/FONT]Một ao niềng niễng mấy đòng đong,
( Quốc âm thi – bài 56)
-[FONT="] [/FONT]Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
(Quốc âm thi – bài 69)
Những nếp sống, nếp sinh hoạt dung dị, nghèo khổ của người dân quê cũng được đề cập đến trong “ Quốc âm thi”:
-[FONT="] [/FONT]Bữa ăn dù có dưa muối,
( Quốc âm thi – bài 4)
-[FONT="] [/FONT]Cày ruộng cuốc vườn dầu hết khỏe,
( Quốc âm thi – bài 43)
-[FONT="] [/FONT]Lều không con cái hằng tình phụ
Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han
( Quốc âm thi – bài 139)
-[FONT="] [/FONT]Muối mấy dưa dầu đủ bữa,
(Quốc âm thi – bài 104)
Không chỉ vậy, đọc “Quốc âm thi tập” chúng ta thấy những vần thơ Nguyễn Trãi viết về tình cha con, tình bạn, tình yêu xiết bao gần gũi, thân thương và giản dị. Nguyễn Trãi là thiên tài hơn tất cả mọi người nhưng cũng nhân tình như tất cả mọi người. Khía cạnh “ con người” trong người anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đã nâng đỡ người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.
1.2. Chủ đề
Về mặt chủ đề, tư tưởng của “ Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã đúc kết khá nhuần nhuyễn những tri thức khai thác từ kho tàng văn học dân gian. Trong số 254 bài thơ Nôm có tới 61 bài thuộc nhóm “ Bảo kính cảnh giới” ( Gương báu răn mình). Riêng về mặt số lượng – chiếm gần 1/4 đã chứng tỏ “Bảo kính cảnh giới” có vị trí hết sức quan trọng trong thi tập.
Đặc biệt, những bài học triết lí nhân sinh, bài học giáo huấn, khuyên răn được nêu ra ở đây cũng rất nhẹ nhàng, tế nhị “thấu tình đạt lí”. Nguyễn Trãi khuyên mọi người trong gia tộc phải biết lấy nghiã thương yêu, đùm bọc làm cốt:
Có tông, có tộc mạ sơ thay
Vạn diệp thiên chi bởi một cây
Yêu trọng người dưng là cuả cải
Thương vì thân thích nghĩa chân tay
(Quốc âm thi – bài 145)
Anh em ruột thịt đừng nên tham lợi mà sơ tình:
Điền địa chớ tham hơn bổ ải
Nhân luân mạ lấy dưới làm trên
Chân tay dầu đứt, bề khôn nối
Xống áo chẳng còn, mô dễ xin
(Quốc âm thi – bài 142)
Ra đến làng mạc, đối xử với đồng bào, hãy lấy chữ hòa, chữ nhẫn làm tôn chỉ: Việc ngoài hương đảng chớ đôi co
Thấy kẻ anh hùng hãy nhẫn cho
Nhợ nọ có dai nào có đứt
Cây kia toan đẵn lại toan đo
Chớ đua huyết khí nên giận
Làm mất lòng người những lo
Hễ làm kẻ khôn thì phải khó
Chẳng bằng vô sự gáy o o.
(Quốc âm thi – bài 176)
Có thể ở đời có thể sẽ gặp phải những kẻ gian tham, những điều bạc ác song đừng nên đem sự bạc ác mà trả lại kẻ gian tham:
Lòng thế bạc đen dầu nó biến
Ta thìn nhân nghĩa chớ loàn đơn.
(Quốc âm thi – bài 139)
Nên yêu điều thiện bởi điều thiện tự có một hương thơm, có khả năng hấp dẫn và cải hối:
Lành người đến, dữ người ruồng,
Yêu xạ vì nhân có mùi hương.
( Quốc âm thi – bài 147)
Nhân nghĩa đáng chuộng hơn tiền bạc, hơn cả tài hoa và có thể đưa người ta đến khắc phục được phần nào những éo le, ngang trái của số mệnh:
Lộc trời cho đã có ngần,
Tua hay thửa phận chớ phàn nàn.
Giàu nhiều của, con chẳng có,
Sống hơn người, mệnh khó khăn.
Hễ kẻ danh thơm hay được phúc,
Mấy người má đỏ phải nhiều lần…
(Quốc âm thi – bài 175)
Như vậy, đọc “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, ta đã bắt gặp hầu hết đời sống luân lí trong dân gian. Đó là lối sống hiền hòa, an ổn với mọi người, chớ tranh khoẻ, tranh khôn, chỉ nên vun xới thiện tâm làm điều nhân đức.
2. Sự ảnh hưởng về phương diện nghệ thuật
2.1. Về mặt ngôn ngữ
2.1.1. Vận dụng ngôn ngữ từ khẩu ngữ
Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng mang tính thẩm mĩ cao. Lớp từ vựng khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Trãi chủ yếu là những từ để hỏi, những đại từ nhân xưng, từ cảm thán mang chức năng khắc họa tâm trạng trữ tình, bày tỏ thái độ phản ứng trước thế tình đen bạc:
-[FONT="] [/FONT]Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,
Ông này đã có thú ông này.
( Mạn thuật – bài 6)
-[FONT="] [/FONT]Sự thế giữ lành ai hỏi đến,
Bảo rằng ông đã điếc hai tai.
( Ngôn chí – bài 5)
Ức Trai cho vào thơ nhiều từ “Nôm” rất “ nôm na” và sinh động như lanh chanh ( Những màng lẩn quất vườn lan cúc, Ắt ngại lanh chanh áng mận đào), cậy cục ( Ấy còn cậy cục làm chi nữa); nói về đàn bướm, trận bướm: lay thay ( Làm sứ đi thăm tin tức xuân, Lay thay cánh nhẹ mười phân), đành hanh, lểu đểu ( Ngư đành hanh, nằm cửa trúc; Say lểu đểu, đứng hàng thông), dắng dỏi ( Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền), lao xao ( Lao xao chợ cá làng Ngư phủ).
Có thể nói, tiếng Việt thông tục – ngôn ngữ “ mẹ đẻ” ấy được Nguyễn Trãi dùng chính thức, đàng hoàng, không chút e ấp hay gượng gạo. Và điều quan trọng là ông đã khắc phục được tính “ tự nhiên chủ nghĩa” khi đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ – nhược điểm mà những tác giả thời Hồng Đức sau ông vẫn mắc phải.
2.2.2. Âm vang tục ngữ, ca dao trong “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi
Tục ngữ, ca dao là một bộ phận rất quan trọng của Tiếng Việt. Nó thể hiện những đặc trưng văn hóa, tư duy của một dân tộc. Khảo sát thơ Nôm Nguyễn Trãi, yếu tố tục ngữ, ca dao xuất hiện khá phổ biến. Xét trong toàn bộ 1908 câu thơ trong “ Quốc âm thi tập”, chúng ta có thể thống kê được khoảng 50 câu thơ có yếu tố tục ngữ, khoảng 20 câu thơ có yếu tố ca dao. Và nếu tính phần trăm thì yếu tố tục ngữ chiếm khoảng 2,5%, yếu tố ca dao chiếm khoảng 1% . Tỷ lệ có tính chất tương đối này cho ta thấy được mức độ âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi. Một số câu trong hầu hết các mục như: Thuật hứng, Mạn thuật, Tự thuật, Trần tình, Tự than, Bảo kính cảnh giới…đều có âm vang của tục ngữ, ca dao ghi lại số khía cạnh sâu sắc của triết lí dân gian, bổ sung cho nguyên lí “ tam cương”, “ ngũ thường” trong sử sách, kinh, truyện…
Phần lớn những câu ca dao, tục ngữ mà Nguyễn Trãi dùng không giữ nguyên dạng thái vốn có mà được nhào nhuyễn lại, được biến hóa một cách tài tình để thành những kết cấu ngôn ngữ nghệ thuật sinh động. Có chỗ như “ lẩy”, có chỗ như “ tập”, có chỗ như “ phỏng”, có chỗ lấy toàn cả ý, cả từ, có chỗ lấy ý mà từ có thể bổ sung hay có chỗ lấy từ mà ý bổ sung…Đó chính là sự sáng tạo của một nhà thơ, là cách chuyển hóa đúng đắn văn học dân gian vào thơ ca bác học.
Sau đây là một số ví dụ về cách vận dụng ngôn ngữ từ ca dao, tục ngữ trong “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi:
2.2.2.1. Lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý hoặc gần như trọn vẹn và có chỉnh lý chút ít
- Câu tục ngữ: Giàu người họp, khó người tan cũng có nội dung giống như câu thơ cổ: Bần cư trung thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm ( Nghèo ở giữa chợ không ai hỏi, nghèo ở nơi rừng rú có khách tìm).
Câu tục ngữ nói trên dược Nguyễn Trãi dùng làm câu phá đề cho bài Bảo kính cảnh giới, số 12:
Giàu người họp, khó người tan
Hai ấy hằng lề sự thế gian
- Câu tục ngữ: Con sâu làm rầu nồi canh được Nguyễn Trãi chuyển thành câu thơ lục ngôn trong bài Bảo kính cảnh giới, số 9, một câu thơ theo thể trắc:
Nếu có sâu, thì bỏ canh
Hoặc như câu tục ngữ Thuốc đắng dã tật lại được Nguyễn Trãi chuyển thành câu thơ thất ngôn, theo thể trắc trong bài Tự thuật, số 1:
Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay
Như vậy, ngữ ý ( sâu, canh hoặc thuốc đắng, tật tiêu) được giữ vững nhưng vần điệu phải điều chỉnh theo khuôn khổ của câu thơ.
- Câu tục ngữ khá dài: Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét được Nguyễn Trãi tách ra làm hai câu gần như trọn vẹn, thành hai câu phá đề và thừa đề bài “ Bảo kính cảnh giới”, số 30:
Chẳng khôn, chẳng dại luống ương ương,
Chẳng dại người hòa lại chẳng thương.
Ở đây, về vần điệu, Nguyễn Trãi đã sử dụng được hai vần “ ương” và “ thương” rút ra rừ bản thân câu tục ngữ. Trong bài thơ số 100 của “ Bạch Vân quốc ngữ thi tập”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sử dụng câu tục ngữ này để phá đề nhưng chỉ lấy đựơc có một vế, do đó, chưa trọn ý và câu thừa đề lại là ý khác:
Chẳng khôn chẳng dại luống ương ương,
Biết một khăng khăng chữ đạo thường.
2.2.2.2. Lấy ý chính trong một câu ca dao dài bằng cách rút gọn khuôn vào một câu thơ cách luật, hoặc lấy ý chính qua hai câu khác nhau ghép lại thành 2 câu thơ cách luật đối nhau trong phần thực hoặc phần luận:
- Câu ca dao: Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy được rút gọn trong câu đầu cặp luận bài “ Bảo kính cảnh giới”, số 8:
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Hoặc ở câu đầu cặp luận bài “ Bảo kính cảnh giới”, số 37:
Có con mới biết ơn cha nặng
- Ca dao so sánh “ lòng sông, lòng biển” với lòng người:
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ quốc âm nói về tính chất nham hiểm của lòng người dưới chế độ phong kiến mà bất cứ “ lòng sông, lòng biển” nào cũng không thể so sánh được:
- Biển hiểm nhân gian ai kẻ biết,
Ghê thay thế nước vị qua mềm.
( Tự thuật – bài 4)
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
( Mạn thuật – bài 4)
- Câu tục ngữ: Xẩy đàn tan nghé lại được ghép với một câu ca dao:
- Đất bụt mà ném chim trời
Chim thì bay mất đất rơi xuống chùa
Để tạo thành một cặp câu thực bằng thất ngôn trong bài “ Bảo kính cảnh giới” số 23:
Chùa đàn nẻo khỏi tan con nghé,
Hòn đất hầu làm mất cái chim.
Hình thức hai câu thất ngôn này rất thoát hai câu tục ngữ và ca dao nói trên.
- Có nhiều câu ca dao đề cao tình nghĩa, đặt tình nghĩa lên trên bất cứ ngọc vàng châu báu nào như:
Tham vàng bỏ nghĩa ai ôi
Vàng ăn hay hết, nghĩa tôi đang còn.
và việc đề cao tình nghĩa được gắn với việc tiếng thơm lưu truyền như câu ca dao sau đây đã nói:
Trăm năm bia đá thì mòn,
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Nguyễn Trãi đã khéo léo kết hợp những ý chính trong mấy câu ca dao nói trên vào hai câu thất ngôn trong cặp luận ở bài “Tự thán”, số 17 sau đây:
Chĩnh vàng chẳng tiếc, danh thì tiếc,
Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn.
Đây cũng là cách sử dụng ca dao khá nhuần nhuyễn, tuy thoát hẳn thể lục bát mà vẫn bám được nghĩa qua những từ ngữ như: vàng, nghĩa, danh, bia…
2.2.2.3. Nguyễn Trãi đã dựa theo lối sáng tạo của tục ngữ để bản thân mình cũng viết tục ngữ.
Thế sự, người no ổi tiêt bảy
Nhân tình, ai ủ cúc mồng mười
( Quốc âm thi - Bài 22)
Tiết tháng bảy là mùa ổi chin, lúc ấy rất dễ lấy, dễ mua, ăn cho đến no, ý nói: khi gặp thời thì dễ; hoa cúc được quí là nó vào tiết Trùng dương mồng chín tháng chín, quá ngày đó, sang tới mồng mười là cúc đã lỡ thời rồi…
Gạch quẳng nào bày mấy ( cùng với) ngọc,
Sừng hằng những mọc qua tai
( Quốc âm thi - bài 92)
Hòn gạch vỡ, đem quẳng đi, lại còn đem bày với ngọc được sao? Cái sừng tuy mọc sau mà lại dài lên quá cái tai; người sinh sau rất có thể vượt người sinh trước.
Như vậy, rõ ràng là ở thời Nguyễn Trãi, với chính Nguyễn Trãi, sự đề cao chất liệu ngôn ngữ và văn học dân gian có ý nghĩa thời đại của nó và là một đóng góp quyết định đối với tháng lợi của cả một tư trào. Nếu đặt tư trào ấy vào mối quan hệ đối kháng giữa kẻ xâm lược và dân tộc Việt Nam, giữa tiếng Hán và tiếng Việt thì đó là thắng lợi của quan điểm dân tộc. Nhưng đó còn là thắng lợi của quan điểm nhân dân, nếu đặt tư trào ấy vào mối quan hệ đối kháng giữa giai cấp phong kiến và nhân dân, mà trực tiếp là đối kháng giữa các tầng lớp nho sĩ khác nhau.
2.2.3. Vận dụng vần và nhịp điệu của thơ ca dân gian
Về phương diện vần, nhịp điệu, Nguyễn Trãi cũng là người có đóng góp lớn trong việc “ xây dựng một lối thơ Việt Nam”.
Cách bắt vần trong câu thơ lục ngôn có những dấu hiệu ảnh hưởng qua lại với tục ngữ. Tục ngữ có cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ đầu nhịp sau. Thơ Nguyễn Trãi cũng có cách bắt vần này:
Tục ngữ:
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
Câu 6 chữ của Nguyễn Trãi:
Nhật nguyệt soi, đòi chốn hiện.
( Tự thán – bài 34)
Thục Đế để thành leo lét.
( Điệp trận)
Câu thơ lục ngôn của “ Quốc âm thi tập” còn có cách bắt vần khá phổ biến trong tục ngữ. Đó là cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau:
Tục ngữ:
Sông có khúc, người có lúc.
Thơ Nguyễn Trãi:
Thanh nhàn lánh đến giang san.
( Ngôn chí – bài 16)
Đìa cỏ, được câu ngâm gió.
( Mạn thuật – bài 1)
Vấn đề còn thú vị và có ý nghĩa hơn khi so sánh vần trong thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi với thơ lục bát và song thất lục bát. Trong “ Quốc âm thi tập”, tác giả đã sử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau. Phổ biến nhất là vần ở chữ thứ tư và chữ thứ năm – vần cuối ở câu thơ trên hiệp vần với chữ thứ tư hoặc chữ thứ năm trong câu thơ dưới.
Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 4:
Gạch quẳng nào bày mấy ngọc,
Sừng hằng những mọc qua tai.
( Tự thán – bài 2)
Vần lưng còn được gieo ở chữ thứ năm:
Sống bao lâu đáo để màng,
La ỷ dập dìu hàng chợ họp.
( Thuật hứng – bài 10)
Những hiện tượng trên cho thấy vần lưng trong thơ Nguyễn Trãi chưa ổn định. Dường như tác giả đang trong quá trình thử nghiệm, đang đi tìm lối kiến tạo cho hình thức gieo vần mang tính chất dân tộc thuần túy.
Một điều đáng lưu ý là hiện tượng hai câu bảy chữ đi liền nhau đều ngắt nhịp kiểu song thất lục bát đã xuất hiện trong “ Quốc âm thi tập”:
Bát cơm xoàng / nhờ ơn xã tắc
Gian lều cỏ / đội đức đường Ngu.
( Ngôn chí – bài 14)
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì / đã tịn mùi hương.
( Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Cách ngắt nhịp 3/4 ( lẻ trước, chẵn sau) cho thấy nhiều câu bảy chữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã không theo tiết tấu câu thơ luật Đường thường có nhịp 4/3 ( chẵn trước, lẻ sau). Phải chăng đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ khi “ xây dựng một lối thơ Việt Nam”, Nguyễn Trãi đã kiên trì trên con đường dân tộc hóa.
Như vậy, có thể nói, về mặt ngôn ngữ, Nguyễn Trãi là người có công đầu đưa ngôn ngữ tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học. Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Trãi cách sáu trăm rồi mà nghe vẫn mới, vẫn hiện đại: Lao xao chợ cá làng ngư phủ ( Bảo kính cảnh giới – bài 43). Đọc Quốc âm thi tập nhiều khi chúng ta hầu như không cảm thấy sự ngăn cách bởi hàng rào ngôn ngữ.
2.2. Về hình tượng thơ
Hình tượng thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng là một bước “cách tân so với truyền thống văn học” trước đó. Bút pháp qui phạm của văn học trung đại đã khoanh vùng những loài cây, loài hoa cho các thi nhân ngâm vịnh. Đó là những cây như: tùng, trúc, cúc, mai… những loài hoa như: đào, sen, lan, huệ…Đã mấy khi “ nàng thơ” chịu hạ cánh xuống những cây hoa đồng nội như: rau muống, lảnh mùng, kê, khoai, đậu, mồng tơi, núc nác, củ ấu, cây mía, cây chuối…Sự có mặt của các loài cây bình dị, dân dã vốn gần gũi, quen thuộc với nhân dân, với thơ ca dân gian nhưng lại có phần xa lạ với văn chương bác học đã góp phần tô đậm nét mới, nét độc đáo của hình tượng thơ Ức Trai. Có thể nói, cảnh vật thiên nhiên ấy mang đậm vẻ đẹp hương đồng gió nội – vẻ đẹp mang hồn quê dân tộc đậm đà:
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
( Quốc âm thi tập – bài 11)
Ngày tháng kê khoai những sẵn hàng,
Tường đào, ngõ mận ngại thung thăng.
(Quốc âm thi tập – bài 23)
Tả lòng thanh, vị núc nác,
Vun đất ải, luống mồng tơi.
Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét rất hay:
“ Ta thử hỏi các nhà thơ Việt Nam xưa trước, ai đã nói được thắm thiết trong thơ Nôm như Nguyễn Trãi, về rau cỏ sản vật thường ngày của quê hương đất nước mình”.
2.4. Thể thơ
Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng viết khác qui cách niêm luật thơ Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dùng 1,2 câu 7 tiếng nhưng cũng có một số ít bài dùng tới bảy câu 6 tiếng xen một câu 7 tiếng. Câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại được bố trí ở giữa hay cuối bài. Đây hẳn không phải là điều vô tình vì có tới non 3/4 số bài trong “Quốc âm thi tập” , tác giả dùng lối pha câu lục ngôn với câu thất ngôn này. Đặng Thai Mai nhận xét: “ Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kĩ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràngcó một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn với qui cách Niêm luật thơ Đường”.
Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Trãi là tác giả thơ Nôm sử dụng nhiều nhất câu thơ 6 chữ và là người sử dụng thành công hơn cả loại câu thơ này. Với Ức Trai, câu 6 chữ thường dồn nén cảm xúc, thường cô đọng ý tình của cả bài thơ. Trong bài “ Tùng” những phẩm chất cơ bản của cây tùng cũng là phẩm chất cơ bản của kẻ sĩ quân tử được thể hiện trong câu thơ 6 chữ:
- Một mình lạt thuở ba đông.
- Cội rễ bền dời chẳng động.
- Dành, còn để trợ dân này.
Bài “ Bảo kính cảnh giới” số 43 là một bài thơ tả cảnh, tả tình mùa hè được kết bằng hai câu thơ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Câu cuối của bài thơ là một câu 6 chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai cuối cùng không phải ở thiên nhiên , tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc “dân giàu đủ”. Nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi khắp đòi phương.
Như vậy, với “ Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà “khai sơn phá thạch”, xứng đáng là người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ luật Đường Trung Quốc. Giáo sư Đặng Thai Mai khẳng định: Cố gắng của Nguyễn Trãi trong công việc xây dựng nền thơ Nôm ( trong đó có thể thơ Nôm) sẽ là một hướng dẫn quí báu đối với nhiều thi sĩ Việt Nam các thế kỉ sau này.
3. Ý nghĩa của sự hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời trên quả đất. Tiếng Việt cổ của tổ tiên ta được ghi lại trong kho tàng tục ngữ, ca dao mà âm vang còn mãi đến ngày nay và cả mai sau. Nhiều hình tượng, từ ngữ do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết xuyên suốt thời trung đại và hiện đại. Không một nhà văn, nhà thơ lớn nào của nước ta không khẳng định, tôn vinh giá trị bất hủ của văn học dân gian. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng xác nhận: “Thôn ca sơ học ma tang ngữ”( Từ nhỏ học lời người trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thôn xóm). Có thể nói, những nhà thơ dân tộc ưu tú như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu…đều trân trọng tiếng nói của tổ tiên trong tục ngữ, ca dao; học tập và đưa tục ngữ, ca dao vào trong dòng thơ quốc âm của mình, coi đó như dòng sữa mẹ. và từ trong lao động nghệ thuật, các nhà thơ lại dần dần nâng cao giá trị văn học của tiếng Việt lên, làm cho tiếng Việt càng ngày càng phong phú và có vị trí xứng đáng trên văn đàn, ngang với tiếng nói của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết lại tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng. Với “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng tạo vốn văn học dân gian từ: đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, hình tượng thơ, thể thơ…Và nhờ vậy, văn học dân gian như được chắp thêm đôi cánh để có thể bay xa hơn, vọng sâu hơn trong tâm trí độc giả muôn thế hệ.
4. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi nói riêng và toàn bộ sáng tác thơ văn của các nhà thơ lớn nói chung đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Trước hết, về nguyên nhân khách quan, văn học dân gian của bất kì dân tộc nào cũng là nền tảng vững chắc cho văn học viết. Hơn nữa, những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kì này thường dễ xa lạ với quần chúng bình dân, tác phẩm thường ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
Đồng thời, về mặt chủ quan, bản thân Nguyễn Trãi là người rất có ý thức thẩm mĩ dân tộc. Nguyễn Trãi luôn “cố gắng để xây dựng một lối thơ rất Việt Nam” (Đặng Thai Mai), cố gắng xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc với mục đích cao cả nhằm nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Tóm lại, với “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi rõ ràng là nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hướng ngày càng dân tộc hóa và đại chúng hóa. Bởi vậy, Nguyễn Trãi thật xứng đáng được xếp vào vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XV: vị trí khai sáng. Nguyễn Trãi đã khai sáng ra thơ ca tiếng Việt cổ điển, làm cho tiếng Việt thơ ca ngày càng giàu có, tươi đẹp và mới mẻ.
Một tục ngữ phương Tây nói: mọi sự so sánh đếu khập khiễng nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê về ý thức dùng ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ vào sáng tác văn học. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt không khác gì vai trò của Đantê đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê, từ những thành tựu ban đầu còn khiêm tốn của văn học dân tộc mình, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cổ điển của dân tộc Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ thuộc riêng về một thời đại hay một dân tộc.