• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Á Nam Trần Tuấn Khải là những nhà văn tạo bước đệm cho sự chuyển mình của văn học từ văn hoc trung đại sang văn học hiện đại.

Các sáng tác, đặc biệt là thơ ca của Tản Đà, Trần Tuấn Khải... từ lâu vốn đã là một mảnh đất màu mỡ hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu văn học chuyên nghiệp lẫn không chuyên với nhiều hướng tiếp cận, khai phá để khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật, từ đó đi đến những nhận định mang tính khái quát về vị trí của họ đối với nền văn học dân tộc. Nhưng có lẽ, cho tới nay, tiếp cận thơ ca của Tản Đà, Trần Tuấn Khải theo hướng tìm ảnh hưởng của văn học dân gian còn là một vấn đề khá mới mẻ. Thảng hoặc cũng có nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của văn học dân gian đối với sáng tác của từng tác giả ở một vài bài báo... nhưng những công trình nghiên cứu chuyên sâu thì chưa có. Trong khi đó, khi đọc thơ ca của họ ta dễ dàng nhận ra những dấu ấn khá đậm nét của văn học dân gian trên đề tài, chủ đề, hình tượng con người cũng như trên phương thức thể hiện, ngôn ngữ biểu đạt…

Kế thừa những nghiên cứu về các tác giả Tản Đà, Trần Tuấn Khải, chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc khám phá những giá trị mà qua thơ, Tản Đà, Á Nam đã đóng góp cho nền văn học dân tộc.
Đó là những lí do chính để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
A Những vấn đề chung: Nghiên cứu những ảnh hưởng của văn hóa nói chung, văn học dân gian đối với văn học viết nói riêng đã trở thành tâm điểm của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhiều năm vừa qua. Sơ bộ, cho đến nay đã có một số công trình tiêu biểu như sau Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (Nxb KHXH, Hà Nội, 1974) của Hà Minh Đức. Bài báo “Một số biểu tượng thơ dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại” (Tạp chí Văn học, số 3 – 2001) của Nguyễn Đức Hạnh, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Nxb Giáo dục, 2008) của Trần Nho Thìn…

b) Một số vấn đề cụ thể: Khi nghiên cứu về thơ ca Tản Đà, bên cạnh việc khẳng định những giá trị về nội dung và hình thức thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, thơ Tản Đà có âm hưởng của văn học dân gian mà tiêu biểu là các công trình: Công của thi sĩ Tản Đà của Xuân Diệu[8; 180], Tản Đà khối mâu thuẫn lớn [8; 361] của Tầm Dương, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu [8; 429] của Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Những cái hay của thơ Tản Đà [8; 144] của tác giả Trương Tửu, Tính dân tộc và tính hiện đại, truyền thống và cách tân qua thơ Tản Đà [8; 482] của Trần Ngọc Vương,... Qua các bài viết đó, các tác giả đã có những nhận định xác đáng về mối quan hệ của thơ Tản Đà với văn hóa, văn học dân gian.

Viết về Á Nam Trần Tuấn Khải tuy ít có những công trình mang tính chất chuyên luận về thơ ca và cuộc đời của tác giả này, nhưng ở các giáo trình đại học, các bài tìm hiểu về giai đoạn văn học nửa đầu thế kỉ XX… thì ý kiến về nhà thơ này cũng khá phong phú. Tiêu biểu là các cuốn: Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Văn học Việt Nam 1900 – 1945 của các tác giả Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu (Nxb Giáo dục, 2003), hay cuốn “Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 -1945” của tác giả Mã Giang Lân … Đặc biệt là bài viết mở đầu: “Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải” của Xuân Diệu trong cuốn Tuyển tập thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải (Nxb Văn học, 1984).

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Từ kiến thức nền về văn học dân gian Việt Nam, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, khi khảo sát thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải chúng tôi tìm và giải quyết các vấn đề mà văn học dân gian đã có ảnh hưởng, từ đề tài, chủ đề, hình tượng con người, các biểu trưng biểu tượng cho đến thể loại, ngôn ngữ và hình ảnh…

- Phạm vi khảo sát chủ yếu của luận văn:
+ Tản Đà toàn tập, tập 1 (Nguyễn Khắc Xương, sưu tầm, biên soạn, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2002)
+ Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải (Xuân Diệu giới thiệu, Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984)

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp, các thao tác hỗ trợ khác như các phương pháp của thi pháp học, phương pháp tiếp cận văn học từ phương diện văn hóa...

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương:
+ Chương 1: Văn học dân gian và mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
+ Chương 2: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải qua hệ thống đề tài, chủ đề.
+ Chương 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải qua thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top