Tác giả: Bùi Đức Tịnh
I. Hoàn cảnh lịch sử:
Do cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, Việt Nam bắt đầu mất chủ quyền ở Nam Bộ từ 1862 và thực tế cả nước trở thành thuộc địa Pháp từ 1884.
Bấy giờ, tuy tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm đã có những sáng tác văn học giá trị nghệ thuật vượt thời gian nhưng ngôn ngữ viết chính thức ở các triều đại phong kiến (dùng trong khoa cử, các văn bản hành chính, sách nghiên cứu…) lại là cữ Hán văn học.
Ngoài ra, từ giữa thế kỷ 17, đã xuất hiện cách viết tiếng Việt bằng những chữ cái Latin do một số nhà truyền đạo châu Âu sáng chế.
Trong hoàn cảnh lịch sử như thế, sự phát triển của tiếng Việt căn cứ trên sức bật để thoát khỏi sự lệ thuộc chữ Hán và đồng thời xây dựng cho mình năng lực ngôn ngữ độc lập trong khi tiếp thụ ảnh hưởng của tiếng Pháp.
II. Diễn tiến của quá trình tiếp tụ ảnh hưởng
Trong ảnh hưởng của tiếng Pháp đối với tiếng Việt có tác động của hai động lực cơ bản: một đàng là chế độ thuộc địa, một đàng là tinh thần dân tộc. Chế độ thuộc địa nhằm tạo những điều kiện thuận lợi, mà thường là ép buộc để người Việt dùng chữ Pháp thay cho tiếng Việt cả trong lãnh vực quan hệ về đời sống hằng ngày giữa người Việt với nhau. Tinh thần dân tộc nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc đối với chữ Hán và đồng thời chứng minh rằng tiếng Việt có đủ năng lực diễn đạt, ngang với tiếng Pháp hay ít ra cũng thay thế được tiếng Pháp, không những trong văn nghệ mà còn trong cả các lãnh vực tư tưởng, khoa học, kỹ thuật.
Mâu thuẫn giữa hai động lực này khi lắng dịu khi bộc phát, khi thấm vào chiều sâu, khi trải ra chiều rộng. Do tác động của nó, quá trình tiếng Việt tiếp thụ ảnh hưởng của tiếng Pháp có thể phân biệt làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn tiếp xúc và chuyển hướng phát triển từ 1865 đến khoảng 1910.
Tiếng Việt chấp nhận các dấu chấm câu, dạng thức câu, cách viết thành bài, thành tác phẩm văn học theo lối tiếng Pháp: văn xuôi mới hình thành qua các bài viết, bài dịch từ chữ Hán, từ tiếng Pháp ở các báo (Gia Định báo, Mông Cổ…) và các tác phẩm văn học (Truyện Thầy Lazaro Phiến, 1887; Phan Yên Ngoại sử, 1910).
2. Giai đoạn đồng hóa ảnh hưởng đã tiếp thụ từ sau 1910 đến khoảng 1930.
Qua những bài dịch thuật, phỏng dịch từ các tác phẩm văn học Pháp, qua các câu tác giả nghĩ theo lối người Việt rồi viết bằng câu theo lối Pháp hoặc nghĩ bằng câu tiếng Pháp rồi viết bằng cách dịch các câu ấy ra tiếng Việt, người đọc cũng như người Viết có nhiều cơ hội để so sánh, đắn đo, trắc nghiệm những phong cách câu, nhất là những hình thức ngữ pháp nào trong tiếng Pháp nên tiếp nhận trong sự phát triển tiếng Việt: sách dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, phỏng dịch của Hồ Biểu Chánh, câu viết của Nguyễn Chánh Sắt, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh…
3. Giai đoạn khẳng định năng lực ngôn ngữ dân tộc độc lập
Từ trước 1930 tiếng Việt đổi mới đã đáp ứng yêu cầu của thể loại tiểu thuyết (tiểu thuyết sáng tác, phỏng dịch ở Nam Bộ) và sau đó của thể loại mới, của thể loại nghị luận trong các cuộc tranh luận trên báo chí về chính trị, nghệ thuật, tư tưởng (tranh luận về thơ mới thơ cũ (1933 – 1937), về nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh (1935 – 1936), về duy tâm và duy vật (1933 – 1935), tranh luận giữa hai nhóm “đệ tam” và “đệ tử” ở Sài Gòn (1936 – 1937). Năm 1942, Hoàng Xuân Hãn đã cho xuất bản cuốn “Danh từ khoa học”.
Trước Cách mạng tháng 8 / 1945, ngay sau khi phát xít Nhật lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ngày 9/3/1945, ở các trường tiểu và trung học (trước đó là trường Pháp - Việt) một số giáo viên đã bắt đầu dạy tất cả các môn bằng tiếng Việt. Suốt thời gian kháng chiến chống Pháp nỗ lực này tiếp tục triển khai ở các trường vùng tự do. Ở các vùng dịch tạm chiến như Sài Gòn – Gia Định chẳng hạn một trong những mục tiêu tranh đấu của đồng bào là chương trình giáo khoa dùng tiếng Việt cho tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học. (Về các cấp tiểu học và trung học, dịch đã phải nhượng bộ từ năm 1950 nhưng ở đại học mãi đến thời Mỹ ngụy, năm học 1967 – 1968 dịch mới rút lui).
Từ 1930 trở đi, nói chung tiếng Việt đã tự khẳng định năng lực một ngôn ngữ dân tộc độc lập, hiện đại.
III. Tác động của ảnh hưởng
1. Về từ ngữ
Để dịch các từ tiếng Pháp, tiếng Việt có thể dùng hai hình thức: phiên âm và định nghĩa.
Phiên âm một từ tiếng Pháp là biến đổi từ ấy thành một từ có dạng thức Việt hợp thành bởi những ngữ âm Việt. Ví dụ: ô tô (automobile), bù long (boulon), tách (tasse), xoong (casserole), xà lách xoong (cresson).
Trong trường hợp không có sẵn từ tương đương về ngữ nghĩa với một từ tiếng Pháp (và sau này với bất kỳ ngôn ngữ nào khác) tiếng Việt có cách tạo từ mới giống như hai cách cấu tạo từ của tiếng Pháp: cách ghép (composition) và cách dùng phụ tố (dérivation) phù hợp với những đặc thù của mình. Ví dụ: người lái xe, tàu hỏa, phi thuyền, nhiệt lượng kế theo lối ghép vô lẽ, phi nghĩa, vô hiệu hóa, thi sĩ… theo lối giống như dùng phụ tố (thật ra tiếng Việt không có những phụ tố như các ngôn ngữ Âu châu).
- Lối phiên âm thường được áp dụng trong ngôn ngữ nói và trong trường hợp một số từ đặc biệt về khoa học, kỹ thuật.
- Do sự ngăn cách trong đời sống giữa miền Nam và miền Bắc, thời Pháp thuộc cũng như thời Mỹ ngụy, có những trường hợp cùng một từ tiếng Pháp đưa đến sự cấu tạo hai từ mới khác nhau của miền này và miền khác. Từ khi đất nước được thống nhất, ngôn ngữ dân tộc có khuynh hướng chọn từ thích hợp nhất giữa hai hình thức dị đồng.
2. Về ngữ pháp
- Về ngữ pháp, trong đại đa số các trường hợp, tiếng Việt cũng theo phép đặt xuôi như tiếng Pháp, thành phần chỉ định (déterminanat) đứng sau thành phần được chỉ định (déterminé). Đó là một thuận lợi lớn trong việc tiếp thụ ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Pháp.
Trước khi tiếp xúc với ngôn ngữ và văn học Pháp, câu văn viết trong tiếng Việt là những câu thơ hoặc những câu văn xuôi có đối có vần. Do đó cấu trúc của câu thường đơn giản, ít hay dùng những quan hệ từ giữa các thành phần của một mệnh đề (proposition) trong tiếng Pháp cũng như giữa các mệnh đề của một câu, các dấu chấm câu cũng rất đơn giản và lối hiểu ngầm thường được áp dụng đối với một số thành phần của câu.
Để đổi mới ngôn ngữ phù hợp với các yêu cầu văn hóa, câu tiếng Việt đã thay đổi trong chiều hướng diễn đạt đầy đủ, rõ ràng và chính xác hơn. Trong những điều kiện thực tế bấy giờ, tiếng Việt đã chấp nhận các dấu chấm câu của tiếng Pháp, tiếp thụ ảnh hưởng của cấu trúc câu và các quan hệ từ trong mệnh đề, trong câu của tiếng Pháp (prépesition, conjonction).
IV. Vài nhận xét
1. Đến giai đoạn 1945 – 1954, sau khi đồng hóa những gì tiếp thụ của tiếng Pháp, tiếng Việt đã đủ năng lực để tự mình phát triển như bất cứ một ngôn ngữ hiện đại nào khác. Thế nên trong suốt thời gian đế quốc Mỹ tạm chiếm miền Nam, mặc dù chính sách đồng hóa về ngon ngữ và giáo dục của thực dân mới có sâu sắc tinh vi hơn thực dân cũ, tiếng Anh Mỹ vẫn không có ảnh hưởng gì đáng kể trong sự phát triển của tiếng Việt.
2. Trong tình hình tiếng Việt phát triển mãnh liệt từ sau giải phóng, có lẽ do ảnh hưởng của tiếng Pháp trong những cấu trúc câu từ trước đã được công nhận là đúng ngữ pháp, mà nhiều người thiếu ý thức ngữ pháp nói chung đã đưa vào thông dụng một số cấu trúc, nếu không chịu nhận là sai ngữ pháp người ta cũng phải thấy là không hợp lý.
Nguồn: e-tiengviet.com
I. Hoàn cảnh lịch sử:
Do cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, Việt Nam bắt đầu mất chủ quyền ở Nam Bộ từ 1862 và thực tế cả nước trở thành thuộc địa Pháp từ 1884.
Bấy giờ, tuy tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm đã có những sáng tác văn học giá trị nghệ thuật vượt thời gian nhưng ngôn ngữ viết chính thức ở các triều đại phong kiến (dùng trong khoa cử, các văn bản hành chính, sách nghiên cứu…) lại là cữ Hán văn học.
Ngoài ra, từ giữa thế kỷ 17, đã xuất hiện cách viết tiếng Việt bằng những chữ cái Latin do một số nhà truyền đạo châu Âu sáng chế.
Trong hoàn cảnh lịch sử như thế, sự phát triển của tiếng Việt căn cứ trên sức bật để thoát khỏi sự lệ thuộc chữ Hán và đồng thời xây dựng cho mình năng lực ngôn ngữ độc lập trong khi tiếp thụ ảnh hưởng của tiếng Pháp.
II. Diễn tiến của quá trình tiếp tụ ảnh hưởng
Trong ảnh hưởng của tiếng Pháp đối với tiếng Việt có tác động của hai động lực cơ bản: một đàng là chế độ thuộc địa, một đàng là tinh thần dân tộc. Chế độ thuộc địa nhằm tạo những điều kiện thuận lợi, mà thường là ép buộc để người Việt dùng chữ Pháp thay cho tiếng Việt cả trong lãnh vực quan hệ về đời sống hằng ngày giữa người Việt với nhau. Tinh thần dân tộc nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc đối với chữ Hán và đồng thời chứng minh rằng tiếng Việt có đủ năng lực diễn đạt, ngang với tiếng Pháp hay ít ra cũng thay thế được tiếng Pháp, không những trong văn nghệ mà còn trong cả các lãnh vực tư tưởng, khoa học, kỹ thuật.
Mâu thuẫn giữa hai động lực này khi lắng dịu khi bộc phát, khi thấm vào chiều sâu, khi trải ra chiều rộng. Do tác động của nó, quá trình tiếng Việt tiếp thụ ảnh hưởng của tiếng Pháp có thể phân biệt làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn tiếp xúc và chuyển hướng phát triển từ 1865 đến khoảng 1910.
Tiếng Việt chấp nhận các dấu chấm câu, dạng thức câu, cách viết thành bài, thành tác phẩm văn học theo lối tiếng Pháp: văn xuôi mới hình thành qua các bài viết, bài dịch từ chữ Hán, từ tiếng Pháp ở các báo (Gia Định báo, Mông Cổ…) và các tác phẩm văn học (Truyện Thầy Lazaro Phiến, 1887; Phan Yên Ngoại sử, 1910).
2. Giai đoạn đồng hóa ảnh hưởng đã tiếp thụ từ sau 1910 đến khoảng 1930.
Qua những bài dịch thuật, phỏng dịch từ các tác phẩm văn học Pháp, qua các câu tác giả nghĩ theo lối người Việt rồi viết bằng câu theo lối Pháp hoặc nghĩ bằng câu tiếng Pháp rồi viết bằng cách dịch các câu ấy ra tiếng Việt, người đọc cũng như người Viết có nhiều cơ hội để so sánh, đắn đo, trắc nghiệm những phong cách câu, nhất là những hình thức ngữ pháp nào trong tiếng Pháp nên tiếp nhận trong sự phát triển tiếng Việt: sách dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, phỏng dịch của Hồ Biểu Chánh, câu viết của Nguyễn Chánh Sắt, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh…
3. Giai đoạn khẳng định năng lực ngôn ngữ dân tộc độc lập
Từ trước 1930 tiếng Việt đổi mới đã đáp ứng yêu cầu của thể loại tiểu thuyết (tiểu thuyết sáng tác, phỏng dịch ở Nam Bộ) và sau đó của thể loại mới, của thể loại nghị luận trong các cuộc tranh luận trên báo chí về chính trị, nghệ thuật, tư tưởng (tranh luận về thơ mới thơ cũ (1933 – 1937), về nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh (1935 – 1936), về duy tâm và duy vật (1933 – 1935), tranh luận giữa hai nhóm “đệ tam” và “đệ tử” ở Sài Gòn (1936 – 1937). Năm 1942, Hoàng Xuân Hãn đã cho xuất bản cuốn “Danh từ khoa học”.
Trước Cách mạng tháng 8 / 1945, ngay sau khi phát xít Nhật lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ngày 9/3/1945, ở các trường tiểu và trung học (trước đó là trường Pháp - Việt) một số giáo viên đã bắt đầu dạy tất cả các môn bằng tiếng Việt. Suốt thời gian kháng chiến chống Pháp nỗ lực này tiếp tục triển khai ở các trường vùng tự do. Ở các vùng dịch tạm chiến như Sài Gòn – Gia Định chẳng hạn một trong những mục tiêu tranh đấu của đồng bào là chương trình giáo khoa dùng tiếng Việt cho tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học. (Về các cấp tiểu học và trung học, dịch đã phải nhượng bộ từ năm 1950 nhưng ở đại học mãi đến thời Mỹ ngụy, năm học 1967 – 1968 dịch mới rút lui).
Từ 1930 trở đi, nói chung tiếng Việt đã tự khẳng định năng lực một ngôn ngữ dân tộc độc lập, hiện đại.
III. Tác động của ảnh hưởng
1. Về từ ngữ
Để dịch các từ tiếng Pháp, tiếng Việt có thể dùng hai hình thức: phiên âm và định nghĩa.
Phiên âm một từ tiếng Pháp là biến đổi từ ấy thành một từ có dạng thức Việt hợp thành bởi những ngữ âm Việt. Ví dụ: ô tô (automobile), bù long (boulon), tách (tasse), xoong (casserole), xà lách xoong (cresson).
Trong trường hợp không có sẵn từ tương đương về ngữ nghĩa với một từ tiếng Pháp (và sau này với bất kỳ ngôn ngữ nào khác) tiếng Việt có cách tạo từ mới giống như hai cách cấu tạo từ của tiếng Pháp: cách ghép (composition) và cách dùng phụ tố (dérivation) phù hợp với những đặc thù của mình. Ví dụ: người lái xe, tàu hỏa, phi thuyền, nhiệt lượng kế theo lối ghép vô lẽ, phi nghĩa, vô hiệu hóa, thi sĩ… theo lối giống như dùng phụ tố (thật ra tiếng Việt không có những phụ tố như các ngôn ngữ Âu châu).
- Lối phiên âm thường được áp dụng trong ngôn ngữ nói và trong trường hợp một số từ đặc biệt về khoa học, kỹ thuật.
- Do sự ngăn cách trong đời sống giữa miền Nam và miền Bắc, thời Pháp thuộc cũng như thời Mỹ ngụy, có những trường hợp cùng một từ tiếng Pháp đưa đến sự cấu tạo hai từ mới khác nhau của miền này và miền khác. Từ khi đất nước được thống nhất, ngôn ngữ dân tộc có khuynh hướng chọn từ thích hợp nhất giữa hai hình thức dị đồng.
2. Về ngữ pháp
- Về ngữ pháp, trong đại đa số các trường hợp, tiếng Việt cũng theo phép đặt xuôi như tiếng Pháp, thành phần chỉ định (déterminanat) đứng sau thành phần được chỉ định (déterminé). Đó là một thuận lợi lớn trong việc tiếp thụ ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Pháp.
Trước khi tiếp xúc với ngôn ngữ và văn học Pháp, câu văn viết trong tiếng Việt là những câu thơ hoặc những câu văn xuôi có đối có vần. Do đó cấu trúc của câu thường đơn giản, ít hay dùng những quan hệ từ giữa các thành phần của một mệnh đề (proposition) trong tiếng Pháp cũng như giữa các mệnh đề của một câu, các dấu chấm câu cũng rất đơn giản và lối hiểu ngầm thường được áp dụng đối với một số thành phần của câu.
Để đổi mới ngôn ngữ phù hợp với các yêu cầu văn hóa, câu tiếng Việt đã thay đổi trong chiều hướng diễn đạt đầy đủ, rõ ràng và chính xác hơn. Trong những điều kiện thực tế bấy giờ, tiếng Việt đã chấp nhận các dấu chấm câu của tiếng Pháp, tiếp thụ ảnh hưởng của cấu trúc câu và các quan hệ từ trong mệnh đề, trong câu của tiếng Pháp (prépesition, conjonction).
IV. Vài nhận xét
1. Đến giai đoạn 1945 – 1954, sau khi đồng hóa những gì tiếp thụ của tiếng Pháp, tiếng Việt đã đủ năng lực để tự mình phát triển như bất cứ một ngôn ngữ hiện đại nào khác. Thế nên trong suốt thời gian đế quốc Mỹ tạm chiếm miền Nam, mặc dù chính sách đồng hóa về ngon ngữ và giáo dục của thực dân mới có sâu sắc tinh vi hơn thực dân cũ, tiếng Anh Mỹ vẫn không có ảnh hưởng gì đáng kể trong sự phát triển của tiếng Việt.
2. Trong tình hình tiếng Việt phát triển mãnh liệt từ sau giải phóng, có lẽ do ảnh hưởng của tiếng Pháp trong những cấu trúc câu từ trước đã được công nhận là đúng ngữ pháp, mà nhiều người thiếu ý thức ngữ pháp nói chung đã đưa vào thông dụng một số cấu trúc, nếu không chịu nhận là sai ngữ pháp người ta cũng phải thấy là không hợp lý.
Nguồn: e-tiengviet.com