Ảnh hưởng của lượng mưa và chế độ mưa theo mùa tới đặc điểm thủy chế của sông Hồng ở Việt Nam

chunhung57

New member
Xu
0
ảnh hưởng của lượng mưa và chế độ mưa theo mùa tới đặc điểm thủy chế của sông Hồng ở Việt Nam?...nhanh nhé giúp em với em đang cần gấp lắm.
 
Khái quát chung Ở thượng nguồn sông Hồng thuộc địa phận Trung Quốc, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng VIII, tháng IX, lượng mưa giảm nhỏ, nhưng sang tháng X thì lượng mưa lại tăng quá 100mm, hình thành một đỉnh mưa phụ. Lượng mưa năm nói chung rất nhỏ, thượng nguồn lưu vực sông Nguyên thường chỉ đạt từ 550mm đến trên 700mm. ở vùng tiếp giáp với Việt Nam, lượng mưa năm tăng lên nhưng cũng chỉ đạt từ 1000mm đến 1300mm. Riêng khu vực thượng nguồn sông Đà, lượng mưa năm khá hơn, từ 1300mm đến 1500mm. Đặc biệt tại trạm Lý Tiên Độ, lượng mưa năm đạt trên 1800mm, có năm đạt 2446mm. Lượng mưa ba tháng lớn nhất thường là các tháng VI, VII, VIII và tháng VI là lớn nhất đối với thượng nguồn sông Thao và tháng VII là lớn nhất đối với thượng nguồn sông Đà. Lượng mưa một ngày lớn nhất từ 40mm đến 60mm, cá biệt có nơi vượt quá 80mm. Mùa khô rất ít mưa, có khi hai tháng liền không mưa. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm không đầy 10% lượng trong năm.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng giáp biển chịu sự điều hoà của biển nên trong mùa hạ bớt nóng hơn và lượng ẩm tăng lên. ảnh hưởng của bão cũng trực tiếp trong thời kỳ từ tháng VI đến tháng X và nhất là trong các tháng VII và VIII. Tốc độ của gió ở ven bờ biển có thể vượt 50m/s. Mưa bão thường đạt 200 ¸ 300 mm/ ngày. §ặc biệt những đợt mưa trong bão, trong vòng ba ngày, cho lượng mưa từ 600 đến xấp xỉ 1000mm. Các kết quả quan chắc được cho thấy lượng mưa bão chiếm 25-30% tổng lượng mưa mùa mưa. Mùa mưa ở đòng bằng thường từ tháng V đến tháng X tập chung tới 85% lượng mưa năm - tháng VIII là tháng thường có lượng mưa lớn nhất đạt từ 300 đến trên 400mn. Lượng mưa tháng lớn nhất là 569mm. Trong mùa ít mưa, từ tháng XI đến tháng IV, lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ 155 lượng trong năm , tháng ít mưa nhất thường là tháng Ụ với lượng mưa từ 15 ¸ 20mm.
Toàn lưu vực sông Hồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với mùa Đông lạnh, khô, ít mưa và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu tác đọng của cơ chế gió mùa Đông Nam á với hai mùa gió: Gió mùa Đông và gió mùa Hạ.
Gió mùa Đông bị chi phối bởi không khí cực đới và không khí biển Đông và biến tính.
Gió mùa Hạ bị chi phối bởi ba không khí:
+ Không khí nhiệt đới biển bắc ấn Độ (gió Tây Nam)
+ Không khí xích đạo (gió Nam)
+ Không khí biển Thái Bình Dương (gió Đông Nam)

Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta, chỉ sau hệ thống sông Mê Kông. Nhưng nếu xét về phần diện tích lưu vực cũng như lượng dòng chảy được sinh ra trong lãnh thổ nước ta thì nó được xếp hàng đầu. Địa hình lưu vực thấp dần theo hướng tây bắc-đông nam, độ cao đường phân nước (ranh giới lưu vực) xung quanh hệ thống sông bằng khoảng 2000-3000 m ở lãnh thổ Trung Quốc và 1000-2000 m ở Việt Nam. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn lưu vực với độ cao trung bình 1090 m. Phần phía tây của lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta được giới hạn bởi khối núi ở biên giới Việt-Lào với những đỉnh núi cao trên 1800 m như Pu-đen-đinh (1886 m), Pu-sam-sao (1987m), về phía bắc có dãy núi Pu-si-lung (3076 m) nằm ở biên giới Việt-Trung, phía đông được giới hạn bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc với những núi cao trên 1500 m như đỉnh Phia Bioc cao 1576 m. Trung và thượng lưu của hệ thống sông là những khối núi và cao nguyên. Đáng kể nhất là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài 180km từ biên giới Việt-Trung đến Vạn Yên với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m, Pu Luông 2985 m. Đó cũng là đường phân nước giữa sông Đà và sông Thao. Dãy núi Con Voi chạy gần song song với sông Thao, là đường phân nước giữa sông Thao với sông Lô. Các cao nguyên đá vôi có thể kể đến là các cao nguyên: Ta Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu trong lưu vực sông Đà, các cao nguyên Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn trong lưu vực sông Lô. Xen kẽ những cao nguyên, đồi núi là những thung lũng, bồn địa bằng phẳng như các bồn địa Nghĩa Lộ, Quang Huy. Vùng trung du được đặc trưng bởi địa hình đồi dạng bát úp với độ cao dưới 50-100 m. Hạ lưu sông Hồng kết hợp với hạ lưu sông Thái Bình đã tạo thành đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình. Như vậy, đồng bằng sông Hồng-Thái Bình (đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) do phù sa của 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, địa hình bằng phẳng, hơi nghiêng ra biển theo hướng tây bắc - đông nam, trừ một số đồi có độ cao thường dưới 10 m. Dọc theo các triền sông có đê bao bọc, nên đồng bằng bị chia cắt thành những vùng trũng. ở gần bờ biển có các cồn cát và bãi phù sa.
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống đông nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao trên 500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 1090m. Phía tây có các dãy núi ở biên giới Việt Lào, có nhiều đỉnh cao trêm 1800m như đỉnh Pu - Si - Lung (3076m), Pu - Den - Dinh (1886m), Pu - San - Sao (1877m). Những đỉnh núi này là đường phân nước giữa hệ thống sông Hồng với hệ thống sông Mê Kông. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn phân chia sông đà và sông Thao, có đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất ở nước ta. Độ cao trung bình lưu vực của sông ngòi lớn, độ chia cắt sâu dẫn tới độ dốc bình quân lưu vực lớn, phổ biến độ dốc bình quân lưu vực đạt từ 10% đến 15%. Một số sông rất dốc như Ngòi Thia đạt tới 42%, Suối Sập 46,6%.




 
Ảnh hưởng của lượng mưa và chế độ mưa theo mùa tới đặc điểm thủy chế của sông Hồng ở Việt Nam.
Hiểu một cách ngắn gọn: Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 2000-2500mm nên cung cấp cho lượng nước sông dồi dào. Chế độ mưa theo mùa: nước ta có 2 mùa mưa khô rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4) nên ảnh hưởng đến thủy chế sông (Mùa mưa là mùa lũ trên sông và mùa khô là mùa kiệt trên sông)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top