Giao Su Vọc
New member
- Xu
- 0
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, sinh năm 1830, tại làng Tịnh Hà, tổng Thanh Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo con Nguyễn Hữu Cẩm - một nông dân khá giả trong vùng.
Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khăng khái, học rất giỏi và chăm chỉ học tập. Năm 1852 - dưới triều Tự Đức, ông dự thi hương tại Gia Định đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân). Sau đó, ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông bỏ chức giáo thọ từ biệt gia đình tham gia kháng chiến, liên kết với các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc, ngược hẳn với chiến lược hoà mà thực chất là đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn.
* Đầu năm 1862 bị giặc Pháp đánh úp, ông bị giặc bắt giải về Sài Gòn. Pháp giao ông cho Đỗ Hữu Phương ( Tổng Đốc Phương ) - đầu sỏ việt gian mua chuộc, ông từ chối và khôn khéo tìm cách trở lại hoạt động - liên kết với Trương Định .
* Tháng 6/1863 giặc phát hiện căn cứ của ông ở Thuộc Nhiêu ( Cai Lậy ) nên bao vây càn quét. ông và Thiên Hộ Dương chạy thoát về An Giang xây dựng căn cứ Bảy Núi. Dựa vào điều ước Nhâm Tuất, Pháp buộc quan tỉnh An Giang giao nộp Thủ Khoa Huân và Thiên Hộ Dương. Biết tin Thiên Hộ Dương trốn thoát, sau đó chuyển căn cứ về Đồng Tháp Mười. Còn Thủ Khoa Huân bị bắt giao nộp cho Pháp. Chúng khép ông vào tội chống lại nhà nước Lang Sa (Pháp), phản đối hiệp ước mà triều đình đã ký, kết án 10 năm khổ sai và đài ra đảo Réunion.
* Sau 7 năm tù , chúng ân xá và đưa ông về quản thúc tại nhà Tổng Đốc Phương, đồng thời cử ông làm giáo thọ dạy bảo " sinh đồ " ở Chợ Lớn với hy vọng lôi kéo ông về phía chúng. Ông lợi dụng điều kiện đi dạy học liên lạc với các sĩ phu yêu nước và Hội Kín Hoa kiều "Trường Phát" nhờ mua vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa. Trong khi cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị khẩn trương thì bị giặc Pháp nhờ do thám đã bắt được thuyền chở vũ khí. Trước tình hình đó ông ra lệnh bãi binh, trở về Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa. Trung tâm ngay vùng Bến Tranh, đã gây tiếng vang toàn cõi Nam Kỳ.
Năm 1875 trong trận giao chiến với giặc thất lợi, ông cùng tùy tùng Đốc binh Hương về Chợ Gạo dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Nhưng Đốc Binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc dẫn quân bắt Nguyễn Hữu Huân ở Chợ Gạo ngày 15/05/1875 đem giam tại Mỹ Tho. Sau bốn ngày dùng mọi mưu chước chiêu hàng không thành, chúng kết án tử hình Nguyễn Hữu Huân.
Ngày 19 tháng 5 năm 1875 chúng cho tàu chở ông theo dòng Bảo Định về quê Mỹ Tịnh An để hành quyết (12 giờ trưa). Năm ấy ông 45 tuổi.
Suốt 15 năm hoạt động, ba lần khởi nghĩa - ba lần bị bắt. Trên chiến trường, trong tù ngục và ngay đến khi bị xử trảm luôn nêu tấm gương " Tận trung báo quốc và Đạo cương thường " vì nước vì dân.
Nguồn : tiengiang.gov.vn/
Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khăng khái, học rất giỏi và chăm chỉ học tập. Năm 1852 - dưới triều Tự Đức, ông dự thi hương tại Gia Định đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân). Sau đó, ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông bỏ chức giáo thọ từ biệt gia đình tham gia kháng chiến, liên kết với các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc, ngược hẳn với chiến lược hoà mà thực chất là đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn.
* Đầu năm 1862 bị giặc Pháp đánh úp, ông bị giặc bắt giải về Sài Gòn. Pháp giao ông cho Đỗ Hữu Phương ( Tổng Đốc Phương ) - đầu sỏ việt gian mua chuộc, ông từ chối và khôn khéo tìm cách trở lại hoạt động - liên kết với Trương Định .
* Tháng 6/1863 giặc phát hiện căn cứ của ông ở Thuộc Nhiêu ( Cai Lậy ) nên bao vây càn quét. ông và Thiên Hộ Dương chạy thoát về An Giang xây dựng căn cứ Bảy Núi. Dựa vào điều ước Nhâm Tuất, Pháp buộc quan tỉnh An Giang giao nộp Thủ Khoa Huân và Thiên Hộ Dương. Biết tin Thiên Hộ Dương trốn thoát, sau đó chuyển căn cứ về Đồng Tháp Mười. Còn Thủ Khoa Huân bị bắt giao nộp cho Pháp. Chúng khép ông vào tội chống lại nhà nước Lang Sa (Pháp), phản đối hiệp ước mà triều đình đã ký, kết án 10 năm khổ sai và đài ra đảo Réunion.
* Sau 7 năm tù , chúng ân xá và đưa ông về quản thúc tại nhà Tổng Đốc Phương, đồng thời cử ông làm giáo thọ dạy bảo " sinh đồ " ở Chợ Lớn với hy vọng lôi kéo ông về phía chúng. Ông lợi dụng điều kiện đi dạy học liên lạc với các sĩ phu yêu nước và Hội Kín Hoa kiều "Trường Phát" nhờ mua vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa. Trong khi cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị khẩn trương thì bị giặc Pháp nhờ do thám đã bắt được thuyền chở vũ khí. Trước tình hình đó ông ra lệnh bãi binh, trở về Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa. Trung tâm ngay vùng Bến Tranh, đã gây tiếng vang toàn cõi Nam Kỳ.
Năm 1875 trong trận giao chiến với giặc thất lợi, ông cùng tùy tùng Đốc binh Hương về Chợ Gạo dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Nhưng Đốc Binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc dẫn quân bắt Nguyễn Hữu Huân ở Chợ Gạo ngày 15/05/1875 đem giam tại Mỹ Tho. Sau bốn ngày dùng mọi mưu chước chiêu hàng không thành, chúng kết án tử hình Nguyễn Hữu Huân.
Ngày 19 tháng 5 năm 1875 chúng cho tàu chở ông theo dòng Bảo Định về quê Mỹ Tịnh An để hành quyết (12 giờ trưa). Năm ấy ông 45 tuổi.
Suốt 15 năm hoạt động, ba lần khởi nghĩa - ba lần bị bắt. Trên chiến trường, trong tù ngục và ngay đến khi bị xử trảm luôn nêu tấm gương " Tận trung báo quốc và Đạo cương thường " vì nước vì dân.
Nguồn : tiengiang.gov.vn/