• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đánh giá hiện trạng xác định phương hướng phát triển

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Đánh giá hiện trạng xác định phương hướng phát triển


Đánh giá hiện trạng xác định phương hướng phát triển và phân bố chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp ViệtNam?


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÀ CƠ CẤU LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM?

Trả lời:

* CƠ CẤU NGÀNH

Trước Cách mạng tháng Tám nền công nghiệp Việt Nam nhỏ bé, què quặt yếu ớt. Năm 1979 công nghiệp chỉ chiếm 10% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, nông nghiệp. Các ngành công nghiệp đầu não ít phát triển. Công nghiệp nói chung là do nước ngoài đầu tư là chủ yếu.
Từ năm 1955-1975 nền công nghiệp nước ta phát triển theo hai hướng

Ở miền Bắc: Từ một nền công nghiệp lạc hậu, què quặt đang dần tiến lên phân bố hợp lý hơn với cơ cấu tiến gần đến đa ngành... Về trình độ kỹ thuật đã có bước tiến đáng kể về đổi mới trang thiết bị và xây dựng những ngành sản xuất mới kết họp qui mô lớn, thiết bị tương đối hiện đại với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ.

Ở miền Nam: Tuy công nghiệp có phát triển song vẫn giữ vị trí nhỏ bé trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội (trên dưới 10%). Cơ cấu của ngành công nghiệp chưa có những chuyển dịch cơ bản, chủ yếu là phát triển những ngành công nghiệp nhẹ và đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Hầu hết vốn đầu tư nguyên liệu thiết bị đều phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, mục đích sản xuất là phục vụ chiến tranh.
Từ năm 1975 đến nay công nghiệp đi theo hướng xây dựng nền công nghiệp lớn với chủ trương ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đẩy nahnh tốc độ phát triển công nghiệp, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.

Trải qua 20 năm chiến tranh, đặc biệt là các ngành của công nghiệp miền Bắc đã bị tàn phá nhiều. Cơ cấu ngành công nghiệp có những nét nổi bật như sau:

Nhanh chóng phục hồi các cơ sở sản xuất công nghiệp đã có, giải quyết khó khăn về nguyên liệu, về thiết bị thay thế cho các cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Có thể nói sau 5 năm từ khi thống nhất đất nước các cơ sở sản xuất công nghiệp trên toàn quốc được phục hồi nhanh chóng, nhiều cơ sở được mở rộng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất đặc biệt các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ cơ sở, cơ khí.

- Xây dựng một số ngành cơ sở sản xuất mới có quy mô tương đối lớn như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Trị An và đang tiến hành xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ Yaly (Gia Lai), Hàm thuận (Bình Thuận), để các nhà máy xi măng hoặc các nhà máy giấy, đông lạnh, cơ khí ô tô, xe đạp, sản xuất thiết bị cho công nghiệp nhẹ, các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của một số ngành công nghiệp nhẹ (thuỷ điện xi măng một số ngành địa phương)

Nhìn chung cơ cấu các ngành công nghiệp cũng đang được chuyển đổi để thích hợp hơn.
Tuy nhiên, cơ cấu các ngành công nghiệp vẫn còn tồn tại, tỷ trọng công nghiệp khai thác còn lớn và có xu hướng tăng lên, tỷ trọng công nghiệp chế biến còn thấp, tăng chậm, điều đó không những hạn chế năng suất lao động mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

CƠ CẤU LÃNH THỔ

Trước cách mạng tháng Tám nền công nghiệp Việt Nam phân bố chủ yếu ở một vài tỉnh đồng bằng ven biển tại một vài thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng vốn sẵn nguồn nhân công rẻ mạt.

Giai đoạn từ 1955 đến 1975 công nghiệp của hai miền đi theo hai hướng phân bố khác nhau.

Ở miền Bắc cơ cấu lãnh thổ công nghiệp đã có những chuyển dịch nhất định

- Hoàn chỉnh các trung tâm công nghiệp cũ, bổ xung các cơ sở sản xuất mới làm thay đổi bộ mặt phân bố của các khu vực công nghiệp đó. Trong những năm 1955-1965 đã phân bố hàng nghìn cơ sở công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng để tăng năng lực sản xuất nâng cao vai trò, vị trí của các khu công nghiệp cũ tạo sức hút kinh tế, , phát triển tổng hợp nền kinh tế đồng thời cải tạo cơ cấu kinh tế xã hội và hiện đại hoá các thành phố cũ như Hà nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Phân bố hàng nghìn xí nghiệp với quy mô khác nhau ở những thị trấn thị xã, thành phố mới phân bố các cơ sở mới vào vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung, vào những vùng chưa phát triển, vùng dân tộc ít người giầu tiềm năng. Phân bố các cơ sở nông nghiệp chế biến đưa cơ sở sản xuất sâu vào nội địa, công nghiệp địa phương được chú trọng phát triển tạo điều kiện kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng.

- Hình thành một số cụm công nghiệp, trung tâm thành phố công nghiệp với chức năng chuyên môn hoá sản xuất, tạo lập mối quan hệ kinh tế xã hội trên lãnh thổ, hình thành sức hút của lãnh thổ.

Ở miền Nam hơn 90% các cơ sở ở công nghiệp tập trung ở thành phố Sài Gòn, Biên Hoà còn các thành phố như Đà Nẵng, Huế chỉ đóng vai trò nhỏ bé, công nghiệp miền Nam chưa có mối liên hệ phân công và hợp tác tách rời nhau như những tế bào độc lập trong tổ chức không gian.
Giai đoạn từ 1976-1990
Tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển những trung tâm khu công nghiệp đã được hoàn thành ở các tỉnh phía Bắc. Thực hiện tổ chức chuyên môn hoá, liên hợp hoá, hiệp tác hoá với những mối liên hệ sản xuất ngày càng phong phú và rộng lớn.
- Cải tạo thành phố ở miền Nam từ chức năng chủ yếu là công nghiệp nay chuyển đổi thành ngành cơ khí hoá chất
Trên phạm vi cả nước, đã bước đầu hình thành những vùng công nghiệp chuyên môn hoá có ý nghĩa toàn miền hay toàn quốc như:

+ Vùng than - nhiệt điện - luyện kim đồng bằng Bắc Bộ
+ Vùng thuỷ điện gỗ giấy, cơ khí hoá chất, chế biến lâm sản Tây Nam Bắc Bộ
+ Vùng cơ khí khai thác dầu khí - lọc hoá dầu - chế biến cao sư hoá chất Đông Nam Bộ.

Giai đoạn từ 1991 đến nay cơ chế thị trường và Luật đầu tư nước ngoài 1988 được ban bố phát huy tác dụng, cùng với công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta là những cơ sở mang ý nghĩa quyết định để mở rộng địa bàn phân bố công nghiệp và hình thành các lãnh thổ công nghiệp phù hợp với nền kinh tế mới.

- Loại hình điểm công nghiệp
Loại hình này bao gồm vài xí nghiệp được phân bố trên cùng một lãnh thổ công nghiệp phù hợp với nền kinh tế mới.
Loại hình điểm công nghiệp
Loại hình này bao gồm vài công ty xuất nhập khẩu được phân bố trên cùng một lãnh thổ có quy mô diện tích dưới 5 ha có tổ chức kết cấu hạ tầng chung hoặc có thể biệt lập. Cùng sử dụng nguồn nguyên nhiên liệu động lực hoặc sử dụng phế liệu của nhau.
Loại hình lãnh thổ công nghiệp cơ sở
Loại hình này có những đặc trưng

Có một số xí nghiệp cùng nằm trên một lãnh thổ với diện tích từ 1 đến 2 km2
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất và dịch vụ
+ Sản xuất nhiều loại sản phẩm, thực hiện liên hợp hoá và hiệp tác hoá ở mức độ nhất định.
+ Cùng có một cơ chế quản lý hành chính trên lãnh thổ đó.

Loại hình này bao gồm cả các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất cần được hiểu là một đơn vị lãnh thổ tập trung các cơ sở công nghiệp chế biến chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện cho các dịch vụ hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, dựa vào những điều kiện thuận lợi của nước chủ nhà dành cho các hoạt động đầu tư như vị trí thuận tiện cho xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu có cơ cấu hạ tầng hoàn hảo chính sách thuế khoá và chính sách chuyển lợi nhuận hợp lý, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có hải quan riêng, có đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất và dịch vụ hàng hoá các xí nghiệp trong khu chế xuất được coi như hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Dưới góc độ tổ chức nền kinh tế xã hội có thể coi khu chế xuất là một dạng đặc biệt của tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp tập trung hình thành do sự của thị trường thế giới, vốn đầu tư ngày càng lớn, các mối liên hệ kinh tế ngày càng mạnh mẽ và phong phú, sản xuất công nghiệp hướng về xuất khẩu, kết hợp công nghiệp với dịch vụ theo lãnh thổ mang những đặc trưng về vị trí địa điểm xây dựng thuận lợi về quy mô lãnh thổ.
Loại hình vùng công nghiệp: Là tập hợp các lãnh thổ công nghiệp cơ sở có nhiều chức năng chuyên môn hoá khác nhau có mối liên hệ chung về đầu tư tài chính, có cơ cấu hạ tầng thuận tiện, loại hình vùng công nghiệp thường có một thành phố hạt nhân công nghiệp đóng vai trò trung tâm của vùng.

Loại hình hành lang công nghiệp bao gồm vài ba công nghiệp tồn tại trong một vùng kinh tế, có mạng lưới kết cấu hạ tầng thuận lợi cho việc thu hút các hoạt động công nghiệp từ nước ngoài vào và thực hiện được sự liên kết giữa các vùng công nghiệp.
Hiện nay nước ta đã hình thành hai tam giác tăng trưởng kinh tế

+ Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh
+ Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng tầu
Các tam giác tăng trưởng này đã tạo ra hai vùng có sự thu hút sự phân bố công nghiệp rất mạnh, bởi vì các vùng này đều có cơ sở vật chất - kỹ thuật kết cấu hạ tầng và lực lượng lao động, vừa đảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng cao cho hoạt động công nghiệp.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top