Đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP,
NGƯ NGHIỆP. LẤY VÍ DỤ THỰC TIỄN ĐỂ MINH HOẠ?

Trả lời:

*NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Đánh giá hiện trạng:

- Từ sau hoà bình, nhất là sau khi nước nhà thống nhất, thực hiện phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm đồng thời coi trọng phát triển màu, cây công nghiệp, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, cơ cấu lãnh thổ của sản xuất nông nghiệp nước ta cũng hình thành theo hướng tiến bộ.

+ Cây lương thực không những được phân bố rộng rãi ở các vùng trong nước, mà còn hình thành các vùng chuyên canh lúa và hoa màu lương thực, vùng chuyên canh lúa đồng bằng Bắc Bộ chiếm trên 60% diện tích lúa của miền Bắc, ở miền Nam có các vùng chuyên canh lúa Minh Hải (gần 500 ngàn ha) trong vùng có 7 nông trường vùng chuyên canh lúa Hà Tiên, Đồng Tháp Mười... về hoa màu lương thực đã hình thành các vùng chuyên canh như vùng chuyên canh ngô (Sơn La, Nghệ An, Hà Bắc, Đồng Nai, Sông Bé), vùng chuyên canh khoai lang (Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị), vùng chuyên canh sắn (Vĩnh Phú, Quảng Bình, Quảng Trị, GiaLai-Kontum). Các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày gồm có: Cao su (Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên), Cà phê gần 80% diện tích trồng cà phê lại ở miền Nam (các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), Chè (Trung du miền núi Bắc Bộ, Lâm Đồng, Nghệ An), Dừa (90% diện tích dừa phân bố các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ), các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày như mía (Vạn Điểm, Sông Lam, Việt Trì, Sao Vàng, Đồng Nai, Bến Tre, Hậu Giang. Riêng hai tỉnh Hậu Giang và Bến Tre chiếm 25% diện tích mía cả nước), các tỉnh phía Nam chiếm trên 80% diện tích mía và 85% sản lượng mía cả nước, lạc (Hà Bắc, Nghệ An, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An. Riêng hai tỉnh Tây Ninh và Nghệ An đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng lạc), đậu tương (tỉnh Đồng Nai dẫn đầu về diện tích - hơn 1/4 diện tích đậu tương cả nước). Ngoài ra còn có các vùng chuyên canh đay, cói, thuốc lá, bông... về chăn nuôi đại gia súc gồm có vùng nuôi trâu nhiều (các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ trong đó các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hoá là tỉnh nhiều trâu nhất), vùng chăn nuôi nhiều bò (Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hoà...), các vùng chăn nuôi bò sữa (Mộc Châu, Đức Trọng), các tỉnh phía Bắc chiếm 2/5 đầu lợn của cả nước, tập trung ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An.
Phương hướng:

Trên cơ sở các vùng chuyên canh quy mô lớn, vừa, nhỏ, các nông trường quốc doanh trồng cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi đã được hình thành, cần rà soát lại các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... để điều chỉnh hoàn thiện cơ cấu lãnh thổ trong lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Cụ thể là:
- Mở rộng các vùng chuyên môn hoá sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, các vùng chăn nuôi (lợn, gia cầm) ở các vùng đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển củng cố các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa, trâu sữa, những nơi có điều kiện (Mộc Châu, Đức Trọng, Ba Vì...)

* LÂM NGHIỆP

- Hiện trạng

Trước Cách mạng tháng Tám bọn Tư bản Pháp đã khai thác nhiều tài nguyên rừng, nhất là gỗ với mục đích vơ vét gỗ đạt lợi nhuận nên chúng không tổ chức khai thác hợp lý, bên cạnh đó áp lực dân số tăng rừng càng bị tàn phá nặng nề.

Từ sau hoà bình, ta đã chú ý xây dựng, củng cố và phát triển ngành khai thác rừng, quy hoạch 9 vùng lâm nghiệp, tu bổ, cải tạo và trồng lại rừng. Tổ chức xây dựng nhiều lâm trường quốc doanh trung ương, địa phương, trồng rừng và khai thác rừng, hầu hết các lâm trường quốc doanh tập trung ở các vùng núi trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, cao nguyên Nam Trung Bộ.

Sản lượng gỗ khai thác năm 1990 trên 3,2 triệu m3 gỗ tròn, trong đó các tỉnh có sản lượng gỗ cao là Hà Tuyên, Đắc Lắc, Lâm Đồng, GiaLai- Kontum. Về trồng rừng từ năm 1986-1990 trồng được 629 ngàn ha, trong đó trung ương 47 ngàn ha, địa phương 582 ngàn ha. Năm 1990 cả nước trồng được gần 94 ngàn ha rừng.

- Phương hướng:

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã nếu "Phát triển kinh tế rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, bảo về thiên nhiên và môi trường sinh thái". Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI phương hướng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp đến năm 2000-2005 ở nước ta như sau:

Phục hồi nhanh chóng lớp phủ rừng trên toàn bộ đất không còn rừng (lợp xanh đồi trọc trồng rừng phòng hộ)

- Trong phát triển và kinh doanh rừng cần áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng cho địa phương, cho tập thể và cá nhân

- Khoanh những vùng rừng để bảo vệ các loại cây và động vật quý hiếm có giá trị kinh tế, lập những khu rừng cấm và vườn quốc gia.

- Phấn đấu trong vòng 10-15 năm tới chấm dứt nạn "giáp hạt về gỗ củi". Muốn vậy ngay từ bây giờ phải tiến hành tái tạo rừng một cách có hệ thống với quy mô lớn hơn nhieèu so với quy mô phá rừng hàng năm.
Từ phương hướng trên, mục tiêu trong 10 năm, 15 năm tới là:

- Khoanh nuôi 4 triệu ha rừng có khả năng tái sinh tự nhiên để sau 20 năm có thể phục hồi giá trị kinh tế.

- Trồng 3 vạn ha gỗ trụ mộc, 17 vạn ha gỗ làm nguyên liệu giấy, 43 vạn ha thông nhựa.

- Trên diện tích đất trống đồi trọc, đi đôi với chủ trương giao đát, giao rừng cần vận động nhân dân tích cực trồng cây để tăng thêm gỗ củi. Sau 20 năm phấn đấu tăng tỷ lệ che phủ lên mức 30%.

* NGƯ NGHIỆP

- Hiện trạng

Sau khi cả nước hoàn toàn giải phóng, đã tổ chức và khôi phục lại, phát triển nghề cá, hàng năm đánh bắt khoảng 50 đến 60 vạn tấn, trong đó ngư trường Vịnh Bắc Bộ chiếm 1/6 về sản lượng, ngư trường Trung và Nam Bộ chiếm hơn 2/6, ngư trường Đông Nam Bộ chiếm 2/6 và ngư trường Vịnh Thái Lan chiếm 1/6 sản lượng cá biển cả nước. Trong số các tỉnh có nghề cá biển thì tỉnh Kiên Giang có sản lượng cá cao nhất (trên 1000 tấn). Bên cạnh đánh cá còn khai thác các loại hải sản khác. Tôm (Tây Nam Bộ), các vùng biển miền Trung và Bắc Bộ, đồi mồi ở Côn Sơn, trai ngọc, bào ngư ở Vịnh Bắc Bộ, tôm hùm, cá mực phần lớn ở biển Trung Bộ.

- Khai thác thuỷ sản nước ngọt và nước lợ chủ yếu được tiến hành trên các sông hồ, ao đầm, ruộng nước. Lưu vực sông Hồng và Thái Bình khai thác khoảng 3 vạn tấn/năm. Các lưu vực sông miền Trung số lượng cá tuy ít nhưng nghề cá nước lợ phát triển mạnh. Lưu vực sông Cửu Long và Đồng Nai nghề cá khai thác phát triển hơn các vùng khác, sản lượng hàng năm trên 10 vạn tấn, chiếm tới 2/3 sản lượng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ toàn quốc. Tổng sản lượng tôm năm 1988 khoảng 90 vạn tấn, trong đó 70% là đánh bắt ngoài biển, riêng tôm đạt 30 ngàn tấn trong đó 8 ngàn tấn là tôm nước ngọt. Phần lớn các khu vực đánh bắt cá hiện nay đều ở ven biển có độ sâu 20m.

- Việc nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành tập quán lâu đời của nhân dân ở nhiều vùng trong nước. trong số gần 100 huyện thuộc 19 tỉnh có biển, nhiều nơi có thể đưa ngành thuỷ sản nước mặn, nước lợ thành ngành chính trong nông nghiệp.

-Phương hướng phát triển phân bố ngư nghiệp đến năm 2000

Hướng chiến lược kinh tế xã hội nước ta đến năm 2000 đã được Đại hội lần thứ VII của Đảng thể hiện khai thác tổng hợp kinh tế biển, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, nhất là các loại có khả năng xuất khẩu, gắn liền với chiến lược khai thác và bảo vệ vùng biển của đất nước.
Trong những năm tới, nếu đầu tư thích đáng và tổ chức khai thác, kinh doanh khoa học, mỗi năm có thể đánh bắt 1,5 triệu tấn cá tôm biển, 50 vạn tấn cá tôm nước ngọt chưa kể các đặc sản khác. Do đó ngoài đánh bắt cá nước mặn, việc mở rộng quy mô nuôi trồng thuỷ sản là hướng chiến lược quan trọng để giải quyết nhu cầu thực phẩm có ý nghĩa lớn.

- Tiềm năng phát triển
Vùng biển nước ta có nhiều loài cá và đặc sản quan trọng, trên 1000 loài cá biển, 300 loài cua biển, 40 loài tôm he, gần 300 loài trai ốc biển, trên 300 loài rong biển.
Trữ lượng cá và đặc sản

+ Trữ lượng cá đáy trong vùng biển Việt Nam và lân cận khoảng 1,6 triệu tấn, trữ lượng các nơi khoảng 1,3 triệu tấn. Với trữ lượng trên, hàng năm có thể đánh bắt 1,3 đến 1,4 triệu tấn.
+ Nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao: tôm, cua, sò huyết, đồi mồi...
Nhiều loại thực vật biển có giá trị kinh tế: rong, tảo.

Vùng biển Việt Nam có trên 30 vạn ha đất bãi triều, hàng vạn ha đầm phá, hàng vạn ha rừng ngập mặn, là cơ sở để phát triển nuôi trồng hải sản. Nước ta có trên 3260 km bờ biển với gần 1 triệu km2 thềm lục địa bao gồm mặt nước trong các vũng, vịnh, ven bờ, ven 3000 đảo và quần đảo. Nhiệt độ vùng biển tương đối ấm và ổn định quanh năm, thích hợp cho các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ phát triển.
Có diện tích mặt nước rất lớn: 57 ngàn ha ao, 54 vạn ha vùng ngập nước, 39 vạn ha hồ lớn. Nhiều loài cá nước ngọt có giá trị (gần 200 loài cá nước ngọt).

Diện tích nuôi tôm ước tính khoảng 200 ngàn ha, trong đó 25% diện tích có thể kết hợp giữa nuôi với trồng, tôm với lúa, tôm với đước, tôm với sản xuất muối...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top