• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?
 
đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?

Không biết hiện trang phát triển và phân bố nông lâm nghiệp của nước ta hay của thế giới nữa.

Nông nghiệp:
Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước bao gồm những lãnh thổ có sự tương đồng về:
- Điều kiện sinh thái nông nghiệp (điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước...).
- Điều kiện kinh tế- xã hội (số lượng, chất lượng và sự phân bố dân cư, lao động nông nghiệp, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất).
- Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp, chế độ canh tác.
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chuyên môn hoá.

Ví dụ:
ở Việt Nam hiện nay có 7 vùng sinh thái nông nghiệp làTrung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Lâm nghiệp:
Bao gồm:
- Ngành khai thác rừng: Trên thế giới, tài nguyên rừng có sự biến động mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về mặt không gian và thời gian. Đã từng có thời kì rừng che phủ tới 7,2 tỷ ha của thế giới. Song đáng tiếc, rừng đang bị thu hẹp nhanh chóng. Hơn 3 thế kỉ qua, gần 1/2 diện tích rừng đã bị biến mất, trong đó 2/3 là rừng nhiệt đới. Như vậy, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,5 triệu ha rừng bị phá huỷ. Cùng với sự gia tăng dân số, kết quả là diện tích rừng tính bình quân theo đầu người bị giảm mạnh.
Sản lượng khai thác gỗ hàng năm trên thế giới đang có xu hướng giảm dần, nhất là ở các nước phát triển. Việc khai thác và kinh doanh rừng cần phải kết hợp với trồng rừng để tái tạo nguồn tài nguyên quí giá này và bảo vệ môi trường.
- Ngành trồng rừng:
Theo kết quả đánh giá của FAO về tài nguyên rừng năm 2000, diện tích rừng trồng của thế giới tăng khá nhanh, từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt mức 187 triệu ha năm 2000. Như vậy, trung bình mỗi năm trồng mới được khoảng 8,4 triệu ha, trong đó châu á chiếm khoảng 62%.
Việc đẩy mạnh trồng rừng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nó không chỉ cung cấp nguyên liệu ổn định cho gỗ trụ mỏ, công nghiệp bột giấy, chế biến gỗ, sản xuất đồ dùng mỹ nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm rừng, mà còn có tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường
Ví dụ: Rừng được trồng có nhiều mục đích khác nhau như phục vụ công nghiệp, lấy củi, phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và các mục đích khác. Diện tích rừng trồng cho mục đích công nghiệp chiếm gần 48%, cho phòng hộ và bảo tồn gần 26%, dùng làm củi và các mục đích khác hơn 26%. Mười quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trung Quốc (45 triệu ha), ấn Độ (32,6 triệu ha), LB Nga (17,3 triệu ha), Hoa Kỳ (16,2 triệu ha), Nhật Bản (10,7 triệu ha), Inđônêxia (9,9 triệu ha), Braxin (5 triệu ha), Thái Lan (4,9 triệu ha), Ucraina (4,4 triệu ha) và Iran (2,3 triệu ha).
Ngư nghiệp:
Bao gồm ngành:
- Khai thác thủy sản:
Biển bao phủ 71% bề mặt Trái đất với diện tích 361 triệu km[SUP]2[/SUP], là nơi sinh sống của khoảng 2 vạn loài thực vật, hơn 400 loài cá có giá trị kinh tế cao, trên 70 loài tảo biển cùng vô số các loài khác... Sức sản xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng khai thác hàng năm đạt tối đa 600 triệu tấn. Đây là tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản của thế giới.
- Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt từ hồ ao, sông ngòi, biển và đại dương các loài thuỷ sản khác nhau trong đó cá chiếm đến 85- 90% sản lượng. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt được chủ yếu là từ biển và đại dương.
Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế thuỷ sản, trong đó 21 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu tấn/năm thuộc châu á, châu Âu và châu Mỹ.
Ví dụ: Các nước có sản lượng đánh bắt thuỷ sản lớn nhất thế giới là Trung Quốc (gần 18 triệu tấn), Pêru (gần 8 triệu tấn), Hoa Kỳ (5 triệu tấn), Nhật Bản (4,8 triệu tấn), Inđônêxia (4,3 triệu tấn), Chi Lê (4 triệu tấn), ấn Độ (3,9 triệu tấn), LB Nga (3,7 triệu tấn), Thái Lan (2,9 triệu tấn) và Nauy (2,8 triệu tấn)
- Nuôi trông thủy sản:
Tuy việc đánh bắt từ biển và đại dương vẫn còn cung cấp cho thế giới tới 2/3 sản lượng thuỷ sản, song ngành nuôi trồng đã và đang phát triển nhanh với vị thế ngày càng cao. Rõ ràng, nguồn tài nguyên biển là có giới hạn, lại đang bị con người khai thác quá mức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới, việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của thế giới từ năm 1950 đến nay tăng gấp 3 lần, đạt trên 48 triệu tấn. Các loài thuỷ sản được nuôi không chỉ trong ao, hồ, sông ngòi nước ngọt, mà còn ngày càng phổ biến ở các vùng nước lợ và nước mặn. Nhiều loài có giá trị cao về thực phẩm, về kinh tế đã trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu như tôm (tôm sú, tôm hùm...), cua, cá (cá song, thu, ngừ...), đồi mồi, trai ngọc, sò huyết và cả rong tảo biển (rong câu...).

Ví dụ: Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở các nước châu á như Trung Quốc (34,5 triệu tấn, chiếm 71,3% sản lượng nuôi trồng của thế giới), ấn Độ (2,2 triệu tấn), Nhật Bản (1,3 triệu tấn), Philippin (1,2 triệu tấn), Inđônêxia (1,1 triệu tấn), Thái Lan và Việt Nam (cùng 0,7 triệu tấn). Ngoài ra, còn có các nước khác như Bănglađét, Hàn Quốc, Chi Lê..
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top