Anh chị tư vấn giúp em nha

nguyentung95

New member
Xu
0
Em năm tay cũng tính thi xây dựng, nhưng em thấy nhiều trường đào tạo quá, em hok biết trường nào đào tạo tốt , em cũng đang phân vân giữa XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP? Theo anh chị thì ngành nào ổn định và tốt , và ngành đó học ở trường nào thì ổn định, em ở tphcm. em biết về diễn đàn này do một anh đi phát tờ rơi ở trường em có hỏi tên thì anh ý nói tên Nam thì phải??? \

ah anh chị có thể cho em xin thời khóa biểu của 3 ngành trên được không để em tiện tham khảo,

mà sao nich VANTUNG em không sử dụng được vậy anh chị ơi, em lập mãi mới được nich này huhuhu
 
Anh không học ngành xây dựng nên nên không rành lắm. Mỗi chuyên ngành đều có cái hay riêng, quan trọng là em thích chuyên ngành nào. Trong 3 chuyên ngành này anh thấy chuyên ngành XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG là cơ hội tìm việc nhiều hơn cả. Tuy nhiên, cũng chưa thể biết được vì theo binh pháp Tào Tháo: Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Có nhiều người học những ngành tưởng chừng rất dễ xin việc nhưng ra trường lại thất nghiệp, và ngược lại. Nhưng có một chân lý đó là: "Những người giỏi sẽ không bao giờ thất nghiệp" và "Những người đam mê chắc chắn sẽ giỏi".

Trên Diễn đàn có anh HuyNam (người mà em gặp) là người đang học xây dựng và rất mê xây dựng. Anh ấy mê đến nỗi đang học ĐH Kinh tế, anh ấy bỏ sang theo học trường xây dựng. Anh ấy sẽ tư vấn cho em khi online.
 
Em năm tay cũng tính thi xây dựng, nhưng em thấy nhiều trường đào tạo quá, em hok biết trường nào đào tạo tốt , em cũng đang phân vân giữa XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP? Theo anh chị thì ngành nào ổn định và tốt , và ngành đó học ở trường nào thì ổn định, em ở tphcm. em biết về diễn đàn này do một anh đi phát tờ rơi ở trường em có hỏi tên thì anh ý nói tên Nam thì phải??? \

ah anh chị có thể cho em xin thời khóa biểu của 3 ngành trên được không để em tiện tham khảo,

Hình như hôm nay em là người phụ anh phát tờ rơi nhỉ? cảm ơn em nha

anh sẽ hướng nghiệp cho em

Anh xin đính chính lại là không có ngành XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG mà chỉ có ngành KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH thôi nha

A XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

MỤC TIÊU
Đào tạo những kỹ sư có năng lực thiết kế cũng như thi công các công trình về đường sá, cầu cống, đường cao tốc, cầu vượt, nút giao thông..., có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, có sức khỏe, khả năng làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.

Kỹ sư xây dựng cầu đường có thể làm việc ở các Công ty tư vấn thiết kế, các Công ty xây dựng giao thông của nhà nước cũng như tư nhân, ở các Phòng giao thông công chánh hoặc Quản lý đô thị Quận Huyện; Sở giao thông công chánh Tỉnh, Thành phố...
Do nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó xây dựng các công trình giao thông đứng hàng đầu nên trong thời gian qua cũng như trong tương lai, nhu cầu về kỹ sư Xây dựng cầu đường sẽ phát triển nhanh chóng.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Chương trình đào tạo Kỹ sư Xây dựng cầu đường kéo dài 4,5 năm, bao gồm 9 học kỳ. Tương tự với thực tế đào tạo chung, sinh viên được tiếp cận và nâng cao trình độ Anh văn trong suốt 4,5 năm học.

1. Năm học thứ nhất và thứ hai:

Sinh viên sẽ được học các môn đại cương cần thiết cho một kỹ sư, đó là Toán cao cấp, Vật lý, Hóa đại cương, Cơ học cơ sở…, trong đó chú trọng cả phần lý thuyết và bài tập, thực hành. Song song với các môn học đại cương, sinh viên cũng bắt đầu được làm quen với các môn cơ sở của chuyên ngành như Sức bền vật liệu, Địa chất công trình, Cơ học đất, Thủy lực đại cương, Thủy văn cầu cống…

Để đáp ứng thực tế phát triển của khoa học công nghệ thông tin, môn tin học rất được chú trọng trong chương trình giảng dạy. Kiến thức về Lập trình (C++), và đặc biệt việc sử dụng thành thạo Autocad cũng là một yêu cầu tối thiểu của người kỹ sư xây dựng. Như vậy, sau 2 năm đầu sinh viên đã được trang bị những kiến thức cần thiết của một kỹ sư xây dựng nói chung và những kiến thức chuyên ngành cơ sở của một kỹ sư xây dựng cầu đường nói riêng.

Giáo dục quốc phòng, Lịch sử Đảng, các môn khoa học Mác - Lênin là những môn không thể thiếu trong chương trình của 2 năm đầu đại cương này. Hành trang về kiến thức chuyên môn cơ bản, về Anh văn, Tin học, Giáo dục thể chất và chính trị đã giúp sinh viên vững tin theo kịp xu thế hội nhập chung.

2. Năm học thứ 3:

Sinh viên sẽ chủ yếu tập trung nâng cao kiến thức các môn chuyên ngành, sao cho sau khi kết thúc năm thứ 3 sinh viên đã có thể làm được các bài tập lớn về cơ học kết cấu, các đồ án về Bê tông cốt thép, đồ án về thiết kế đường...
Ở năm học này, chúng ta thấy môn học về Tư Tưởng HCM cũng được chú trọng. Môn “Tin học trong thiết kế cầu đường” được đưa vào chương trình, giúp sinh viên nắm vững công nghệ tin học nhằm áp dụng hiệu quả nhất vào thực tế cuộc sống.

3. Năm học thứ 4:

Giúp sinh viên hoàn thiện nốt các kiến thức đã học và bổ sung thêm các kiến thức cần thiết cho một kỹ sư xây dựng cầu đường, sao cho đến cuối năm học, sinh viên có thể làm được các đồ án về thiết kế cũng như xây dựng cầu, đường, các bài tập lớn về thiết kế công trình giao thông đô thị.

Khoa Kỹ thuật công trình chú trọng đào tạo ra những kỹ sư cầu đường có kĩ năng thực hành cao để sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực thiết kế cũng như thi công các công trình về đường xá, cầu cống. Vì thế, cuối năm thứ 4 sinh viên ngành xây dựng cầu đường sẽ phải trải qua một khóa thực tập tốt nghiệp kéo dài 8 tuần.

4. Sinh viên sẽ dành năm thứ 5, học kỳ 9 để làm đồ án tốt nghiệp.

Toàn khóa ngành XDCD

B KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng đào tạo kỹ sư xây dựng có kiến thức sâu và rộng, có kỹ năng vững vàng để:

a. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Hình thành, xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế kinh tế - kỹ thuật các công trình xây dựng có quy mô từ nhỏ đến vừa cũng như tham gia trong các dự án lớn.

b. Khảo sát và thiết kế công trình: Thực hiện các khảo sát, thiết kế kỹ thuật – thi công các công trình xây dựng.

c. Kiểm định và cải tạo: Khảo sát, phân tích, kiểm định, đánh giá và thiết kế kỹ thuật cải tạo các công trình xây dựng.

d. Thi công công trình: Tổ chức thực hiện thi công các công trình xây dựng.

Các kỹ sư xây dựng được đào tạo ở ngành này:

- Có năng lực độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong các hoạt động nghề nghiệp; có khả năng tự học nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có sức khỏe tốt và có những kỹ năng làm việc tốt trong môi trường quốc tế

Toàn khóa ngành KTXD

C XÂY DỰNG DÂN CỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

MỤC TIÊU

Đào tạo người kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách, có sức khỏe, khả năng làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.

Kỹ sư ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp được trang bị kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng thiết kế, thi công, tổ chức quản lý các lọai công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, có khả năng tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công trên các công trường xây dựng nhà, xưởng và các công trình công cộng.

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành này có môi trường làm việc rất rộng, đó là các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC:

Chương trình đào tạo kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp kéo dài 4,5 năm, bao gồm 9 học kỳ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề ngoại ngữ rất đáng được coi trọng, và tiếng Anh được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Chương trình dạy tiếng Anh sẽ đi cùng sinh viên trong suốt thời gian học.

1. Năm học thứ nhất và thứ hai:


Sinh viên được học các môn đại cương cần thiết cho một người kĩ sư, có thể kể đến Toán cao cấp, Vật lý, Hóa đại cương, Cơ học cơ sở… Những môn này được chú ý giảng dạy cả về lý thuyết và bài tập, thực hành.

Song song với các môn học đại cương, sinh viên cũng bắt đầu được làm quen với các môn cơ sở của chuyên ngành như Hình học họa hình, Sức bền vật liệu, Địa chất, Cơ học kết cấu…Bên cạnh ngoại ngữ và các môn cơ bản, môn tin học cũng rất được chú trọng trong chương trình giảng dạy. Sinh viên sẽ được học về Lập trình (C++), và đặc biệt việc sử dụng thành thạo AutoCAD cũng là một yêu cầu tối thiểu của người kĩ sư xây dựng.

Như vậy, sau 2 năm đầu tiên sinh viên đã được trang bị những kiến thức cần thiết của một kĩ sư nói chung và những kiến thức chuyên ngành cơ sở của một kĩ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng. Họ sẽ có khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong xu thế hội nhập chung hiện nay khi được trang bị tốt những kiến thức về khoa học kỹ thuật, Anh văn, Tin học và Giáo dục thể chất. Ngoài ra, các môn Giáo dục quốc phòng, các môn khoa học Mác-Lênin được nhà trường đưa vào chương trình giảng dạy trong 2 năm đầu.

2. Năm học thứ 3:

Sinh viên sẽ chủ yếu tập trung vào các môn chuyên ngành. Cũng như một công trình xây dựng bắt đầu với nền móng, sinh viên sẽ được học về Trắc địa, Cơ học đất, Nền và móng, sau đó là Kết cấu bê tông cốt thép, Thủy lực đại cương.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chương trình vi tính phục vụ cho xây dựng đang được sử dụng, đây là một mảng lớn và rất hữu dụng cho sự nghiệp sau này của một người kĩ sư, vì thế sinh viên sẽ được học bộ môn“Tin học trong tính toán kết cấu” ở năm học thứ 3. Giống như một ngôi nhà phải vững ở nền móng, sinh viên sau năm thứ 3 đã có đủ những kiến thức cần thiết làm nền cho một kĩ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, những kiến thức này sẽ có cơ hội được kiểm chứng qua các bài tập lớn hoặc đồ án, chẳng hạn như “Đồ án bê tông cốt thép”, “Đồ án nền và móng”.

3. Năm học thứ 4:

Giúp sinh viên hoàn thiện tất cả các kiến thức đã học và nâng cao kiến thức cần thiết cho một kĩ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp. Họ sẽ tiếp tục học và làm đồ án về kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép. Bổ sung vào đó là các kiến thức về Kĩ thuật thi công, Cấp thoát nước, Dự toán công trình…

Công nghệ bê tông cốt thép ứng lực trước đã được thế giới áp dụng từ rất lâu trong xây dựng, ở Việt Nam cũng đã bắt đầu đưa công nghệ này vào thực tế, vì thế môn “Kết cấu bêtông cốt thép ứng lực trước” là không thể thiếu được trong chương trình học.
Có thể nói rằng sau năm thứ 4 thì sinh viên hoàn toàn đã có đủ khả năng làm một công trình xây dựng qua tất cả các khâu: xem xét kiến trúc, dự toán, trắc địa, xử lí đất, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…Những kiến thức này sẽ có cơ hội được kiểm chứng qua các bài tập lớn và các đồ án liên quan đến các môn học. Sinh viên sẽ được thực tập tốt nghiệp trong 8 tuần để có cơ hội tiếp cận với thực tế.

4. Năm học thứ 5

Trong học kỳ này, sinh viên sẽ thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Toàn khóa ngành XDDD

Theo như Anh biết thì ngành xin việc dễ nhất là XÂY DỰNG DÂN DỤNG, nhưng một điều đặt ra ở các nhà tuyển dụng là Người kỹ sư đó phải và sẽ đảm bảo chuẩn về kiến thức chuyên môn, ngành này sẽ hoạt động trong phạm vi hạn hẹp và khối kiến thức không nặng bằng XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG, Còn KỸ THUẬT XÂY DỰNG thực chất là 1 ngành nhỏ trong XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG , người học ngành này sẽ học về thiết kế và lập Dự Toán ( gần giống kỹ sư kinh tế xây dựng) Người học XDCD sẽ được trang bị kiến thức về cả 3 chuyên ngành này một đầy đủ và chính xác nhất. chính vì vậy Anh hướng nghiệp cho em nên theo XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG, Em ở tphcm thì có thể dự thi trường ĐH GTVT TPHCM , điểm đầu vào ngành này hơi cao chút nhưng đây là trường đào tạo ngành công trình hàng đầu khu vực Phía Nam, tuy nhiên cũng như Anh bút chì tư vấn Những người giỏi sẽ không bao giờ thất nghiệp" và "Những người đam mê chắc chắn sẽ giỏi".

Chúc em có sự lựa chọn hợp lý và đúng đắn,
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em cảm ơn anh Bút Chì nha, hóa ra anh hum em gặp là HuyNam , anh HuyNam cho em hỏi câu này nữa nha, em cũng hiểu đôi chút về 3 ngành này qua lời giới thiệu của anh, nhưng tại sao ngành XDCD lại được được đào tạo chuyên sâu đến vậy? và có phải ai học XDCD cũng đào hoa không anh hjhhj,
 
Em hiểu đơn giản thế này nha, cầu đường nghĩa là những công trình lớn, giao thông là huyết mạch nền kinh tế quốc dân, trong cầu đường có học KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH , những chỉ tiêu tiêu chuẩn cũng khắt khe hơn , đòi hỏi người kỹ sư phải có năng lực thực sự, người đến với ngành công trình phải là người mang trong mình niềm vui không giới hạn đó là đem hạnh phúc và niềm vui đến với mọi người
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top