H
HuyNam
Guest
Anh/chị trình bày sự thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý ngoại thương VN từ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” tới “Nhà nước thống nhất các hoạt động quản lý ngoại thương trong giai đoạn hiện nay”
TRẢ LỜI:
Sự thay đổi này được thể hiện rõ ở các giai đoạn:
Giai đoạn 1955 – 1975/1980:
Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế đối ngoại khác với nước ngoài
Mọi hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ đạo tập trung từ trung ương
Các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức kinh tế nhà nước
Các quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước XHCN khác đều mang tính chất nhà nước
Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của nhà nước phải thực hiện theo cam kết của chính phủ VN
Cơ chế quản lý tập trung bao cấp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu và phát triển hàng hóa xuất khẩu
Giai đoạn 1980 – 1986:
- Nhà nước ra nghị quyết bắt đầu cho quá trình sửa đổi cơ chế quản lý ngoại thương
- Sửa đổi công tác kế hoạch hóa xuất khẩu theo hướng thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh đối với xuất khẩu
- Mở rộng quyền ngoại thương đối với các địa phương thông qua các tồ chức ngoại thương địa phương
-Mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các bộ
- Hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với các địa phương
Giai đoạn 1986 – 1998:
- Ở giai đoạn này có nhiều biến động lớn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu quản lý ngoại thương của nhà nước ta
- Đại hội VI của Đảng khẳng định: Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý kiểu tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN
Nghị định 64 về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu là 1 bước đột phá mới trong chuyển đổi cơ chế nhà nước độc quyền ngoại thương:
Các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành và địa phương được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm do cơ sở sản xuất ra
Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu được mở rộng
Miễn giảm thuế cho hàng xuất khẩu
Hiến pháp 1992: Nhà nước thống nhất và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế ở mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lấp chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước
Từ 1998, chính phủ ban hành nhiều nghị quyết bãi bỏ các giấy phép không cần thiết, cho phép các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật, xóa bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp được tôn trọng
Như vậy cho đến 1998, nguyên tắc “nhà nước độc quyền ngoại thương” đã thực sự bị loại bỏ thay vào đó là “nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động ngoại thương”