Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
ĐỀ 7: Anh/chị suy nghĩ gì về câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
BÀI LÀM
Con người ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co, khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Từ “sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Những ai nhẫn nại, kiên trì “ mài sắt” thì sẽ “có ngày nên kim”. Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định: đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kỳ kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Nguyên do Lê Lợi lãnh đạo, chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy, cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thần kì; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng , dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính cần cù, kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững chạy dài suốt đôi bờ của những dòng song lớn, chúng ta thấy người xưa đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhưng ông cha ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại, tồn tại muôn đời.
Trong học tập, đức tính kiên nhẫn lại càng cần thiết để có được thành công. Từ khi là học sinh lớp một, vụng về cầm phấn tập tô những chữ cái đầu tiên, đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán, làm văn, rồi lần lượt mỗi năm lên một lớp, phải mất mười hai năm mới học xong bậc phổ thông. Trong thời gian khó khăn ấy, nếu không kiên trì học tập thì làm sao có ngày chúng ta có được tấm bằng tốt nghiệp? Người bình thường đã vậy, đối với những người tật nguyền thì lại càng cần đến ý chí và lòng kiên trì vượt khó để chiến thắng số phận bất hạnh. Thế mới biết ý chí, nghị lực, đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích đúng đắn là chưa đủ, phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, kết hợp với một phương pháp làm việc năng động, sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao như sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một vật thật bé nhỏ là cây “ kim” để diễn đạt, quả là người xưa đã có chủ ý rõ rang trong lời khuyên giản dị như một chân lí : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ không chỉ là bài học về ý chí mà còn là lời động viên khuyến khích mọi người hãy lạc quan, hi vọng, và tin tưởng. Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ,động viên tuổi trẻ trên con đường phấn đấu xây dựng một tương lai tươi sáng và cuộc sống tốt đẹp.
Kế thừa và phát huy quan niệm đó cùng với những kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời hoạt động Cách mạng đầy song gió của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Theo Sách Chuyên đề Văn nghị luận XH*
BÀI LÀM
Con người ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co, khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Từ “sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Những ai nhẫn nại, kiên trì “ mài sắt” thì sẽ “có ngày nên kim”. Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định: đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kỳ kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Nguyên do Lê Lợi lãnh đạo, chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy, cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thần kì; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng , dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính cần cù, kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững chạy dài suốt đôi bờ của những dòng song lớn, chúng ta thấy người xưa đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhưng ông cha ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại, tồn tại muôn đời.
Trong học tập, đức tính kiên nhẫn lại càng cần thiết để có được thành công. Từ khi là học sinh lớp một, vụng về cầm phấn tập tô những chữ cái đầu tiên, đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán, làm văn, rồi lần lượt mỗi năm lên một lớp, phải mất mười hai năm mới học xong bậc phổ thông. Trong thời gian khó khăn ấy, nếu không kiên trì học tập thì làm sao có ngày chúng ta có được tấm bằng tốt nghiệp? Người bình thường đã vậy, đối với những người tật nguyền thì lại càng cần đến ý chí và lòng kiên trì vượt khó để chiến thắng số phận bất hạnh. Thế mới biết ý chí, nghị lực, đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích đúng đắn là chưa đủ, phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, kết hợp với một phương pháp làm việc năng động, sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao như sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một vật thật bé nhỏ là cây “ kim” để diễn đạt, quả là người xưa đã có chủ ý rõ rang trong lời khuyên giản dị như một chân lí : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ không chỉ là bài học về ý chí mà còn là lời động viên khuyến khích mọi người hãy lạc quan, hi vọng, và tin tưởng. Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ,động viên tuổi trẻ trên con đường phấn đấu xây dựng một tương lai tươi sáng và cuộc sống tốt đẹp.
Kế thừa và phát huy quan niệm đó cùng với những kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời hoạt động Cách mạng đầy song gió của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Theo Sách Chuyên đề Văn nghị luận XH*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: