Anh(chị) nhận thức như thế nào về xu hướng cá nhân. Nhận thức đó giúp gì cho anh chị trong công việc và cuộc sống?
- Lời mở đầu :
- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó, xu hướng là hệ thống động cơ thúc đẩy quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của của con người.
- Mọi hoạt động của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó.
- Ví dụ:
- Mục tiêu của một người làm kinh doanh là kiếm được nhiều lợi nhuận.
- Mục tiêu của một sinh viên là lĩnh hội, tiếp thu nhiều kiến thức để sau này ra trường có thể xin được việc làm tốt, kiếm tiền nuôi bản thân, giúp gia đình và xã hội…
- Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý của mỗi con người như là xu hướng cá nhân: xu hướng này xác định mục tiêu mà mỗi cá nhân đặt ra, xác định những ý muốn của con người.
- Các động cơ, lợi ích mà con người tuân theo. Xu hướng thúc đẩy con người tích cực hoạt động và thể hiện những thái độ nhất định với thế giới xung quanh.
- Khái niệm xu hướng cá nhân.
- Xu hướng cá nhân là một hệ thống động cơ và mục đích định hướng, thú đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình.
- Xã hội loài người càng phát triển và tiến bộ thì xu hướng cá nhân cũng đồng thời phát triển ngày càng cao và đa dạng, phong phú.
- Ví dụ: Ở thời kì trước đây kinh tế - xã hội chưa phát triển, đời sống gặp nhiều khó khăn thì xu hướng của mỗi cá nhân là làm sao có đủ ăn, đủ mặc.Có khi vì miếng cơm manh áo má con người ta không cần đến danh dự và mất đi những khả năng, bỏ qua lòng tự trọng…Nhưng khi xã hội phát triển, kinh tế vững chắc thì cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề với họ nửa.Lúc đó xu hướng của cá nhân lại đòi hỏi phải ăn ngon, mặc đẹp, được người khác tôn trọng và thể hiện bản thân mình…
- Biểu hiện của xu hướng cá nhân.
- Nhu cầu:
- Khái niệm:
- Đặc điểm:
- Nhu cầu luôn có đối tượng: ăn, ở, mặc…
- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức của nó quy định.
- Có tính chu kỳ: ăn 3 bữa trong một ngày…
- Nhu cầu mang bản chất xã hội.
- Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng.
- Có thể chia nhu cầu thành các nhóm sau đây:
- Nhu cầu vật chất: gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: nhu cầu ăn, ở, mặc… nó thúc đẩy hoạt động lao động và sáng tạo của con người, làm ra của cải, vật chất.
- Nhu cầu tinh thần: bao gồm nhu cầu hiểu biết và thẩm mỹ. Ví dụ như học tập, tìm hiểu khoa học, thời trang,...
- Nhu cầu lao động: Là nhu cầu đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động chân tay và trí óc nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ con người.
- Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu quan hệ giữa người này và người khác, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác. Qua đó hình thành và phát triển nhân cách, các mối liên hệ nhân cách.
- Áp dụng vào hoạt động thực tiễn :
- Trong cuộc sống, bản thân phải xác định được mình cần những nhu cầu gì và phương thức đạt nhu cầu đó như thế nào.
- Trong công việc thì bản thân mình phải tìm hiểu và biết được nhu cầu của người khác là thuộc loại nào, vật chất, tiền bạc hay tình cảm… để thích nghi làm việc một cách có hiệu quả.
- Hứng thú
- Khái niệm:
- Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
- Ví dụ: Khi em đi xin việc làm, công việc đầu tiên của em là tại một cơ quan hành chính, công việc đó khô khan, cứng nhắc, môi trường làm việc gò bó tạo cho em sự nhàm chán và sau đó em xin vào một Công ty Quảng cáo, môi trường làm việc ở đó rất thoải mái và dễ chịu, ở đó em có thể phát huy tính sáng tạo của em. Từ đó, tạo ra cho em một hứng thú với công việc mình đang làm, trong quá trình làm việc nó mang lại cho em rất nhiều niềm vui…
- Phân loại.
- Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động:
- Hứng thú vật chất : Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp…
- Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới nhiều hình thức học tập như hứng thú vật lí học, triết học, tâm lí học…
- Hứng thú lao động nghề nghiệp: Là hứng thú với một ngành nghề cụ thể như hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ…
- Hứng thú xã hội – chính trị: hứng thú trong một lĩnh vực hoạt động chính trị nào đó.
- Hứng thú mĩ thuật: Hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn học, phim ảnh, âm nhạc...
- Căn cứ vào khối lượng của hứng thú.
- Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng thường là không được sâu.
- Hứng thú hẹp: hứng thú với từng mặt, từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể
- Trong cuộc sống, cá nhân đòi hỏi có cả hứng thú rộng- hẹp. Vì chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện, song chỉ có hứng thú rộng không thôi thì sự phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc.
- Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú:
- Hứng thú thụ động: là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu hơn đối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hấp thụ.
- Hứng thú tích cực: không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, mà lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỷ năng, kỷ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.
- Căn cứ vào tính bền vững:
- Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.
- Hứng thú không bền vững: hứng thú bắt nguồn từ nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.
- Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú:
- Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm với hoạt động, công việc. Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.
- Hứng thú hời hợt bên ngoài: đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ nông nổi.
- Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú:
- Hứng thú trực tiếp: là hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.
- Hứng thú gián tiếp: là loại hứng thú với kết quả quá hoạt động.
- Biểu hiện của hứng thú.
- Mức độ I:
- Chủ thể chỉ dừng lại ở việc nhận thức đối tượng.
- Chưa có xúc cảm, tình cảm với đối tượng.
- Chưa tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.
- Mức độ II:
- Đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.
- Hứng thú biểu hiện ở nội dung của nó như: hứng thú học tập, mua hàng,…
- Hứng thú biểu hiện ở chiều rộng, chiều sâu của nó: những người có hứng thú đối với nhiều đối tượng khác nhau thường có cuộc sống hời hợt bề ngoài và ngược lại.
- Vai trò của hứng thú.
- Đối với hoạt động nói chung:
- Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động. Đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình.
- Khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực để chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.
- Công việc nào có hứng thú cao hơn thì người thực hiện nó một cách dễ dàng, hiệu quả cao hơn
- Đối với hoạt động nhận thức:
- Là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động.
- Làm tích cực hóa quá trình tâm lí ( tri giác, trí nhớ, tu duy, tưởng tượng,…)
- Đối với năng lực:
- Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái, làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển. Bởi vậy, hứng thú là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển năng lực cá nhân.
- Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, tài năng sẽ bị sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú.
- Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc. Do vậy cần phải tạo ra nhiều hứng thú với nhiều đối tượng.
- Vậy làm cách nào để tạo ra hứng thú ???
- Về mặt chủ quan:
- Bản thân mình phải xác định được mục tiêu cho mình, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu gần và mục tiêu trong tương lai.
- Phải lập kế hoạch cụ thể cho bản thân để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
- Khi đi vào thực hiện phải có ý chí lòng quyết tâm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã lập sẵn.
- Về mặt khách quan :
- Trong quá trình làm việc, thì đối tượng sẽ mang lại cho bản thân những xúc cảm và tình cảm đặc biệt. Đặc biệt là trong quản lí, người quản lí nên thay đổi cách thức quản lí để tránh sự khô khan, nhàm chán. Từ đó sẽ tạo ra cho cá nhân những hứng thú.
- Lý tưởng
- Vậy lý tưởng là gì và vai trò của nó như thế nào?
- Khái niệm
- Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẩu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới.
- Ví dụ: Em là một sinh viên hành chính nên lý tưởng của em là trở thành một người cán bộ, công chức mẩu mực trong tương lai sau khi em ra trường sẽ vươn tới.
- Phân loại.
- Lí tưởng điên rồ (xa rời thực tế): Là những lí tưởng không dựa trên cơ sở thực tiển, xa rời thế giới khách quan và không bao giờ đạt được.
- Lí tưởng thực tế: Là lí tưởng dựa vào những cơ sở thực tiển và dựa vào sự nỗ lực thì cá nhân có thể vươn tới được. Lí tưởng đó có cả Chân tâm và Trí tuệ.
- Theo cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale vào năm 1953. Có 3% trong tổng số sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường viết ra được mục tiêu của họ. Những sinh viên này biết mình muốn có công việc như thế nào, muốn kiếm bao nhiêu tiền, họ khao khát thành công sau này. Còn 97% sinh viên còn lại cho rằng “ chuyện gì đến sẽ đến”. Và 20 năm sau, vào năm 1973. tổng số thu nhập của 3% sinh viên xác định được mục tiêu bằng tổng thu nhập của 97% sinh viên không xác định được mục tiêu của mình.
- Áp dụng thực tiễn.
- Cần phải xác định mục tiêu càng sớm càng tốt và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Xác định lý tưởng sống cho mình trong công việc và cuộc sống.
- Lí tưởng giúp con người tập trung và phát huy các nguồn lực, khả năng cho hoạt động sống có ích.
- Tránh được sự phân tán, lãng phí các khả năng, nguồn lực và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.
- Bởi vậy, ngay từ bây giờ, khi đang còn trẻ, chúng ta cần phải xác định mục tiêu, lý tưởng sau này cho bản thân mình.
- Có thể lấy một số dẩn chứng từ những người nổi tiếng như:
- Bill Clinton, cựu tổng thống Mỹ, con của một góa phụ nghèo đã xac định mục tiêu khi còn là một đứa trẻ.
- Tiger Wood là một vận động viên đánh golf số một thế giới khi mới 24 tuổi, anh xác định mục tiêu khi mới lên 8 tuổi…
- Thế giới quan.
- Khái niệm
- Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người. thế giới quan khoa học là thế giới quan được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế giới quan đó mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
- Ví dụ: Sau khi em tốt nghiệp ra trường, để tìm được việc làm phù hợp với bản thân thì em phải dựa vào khả năng chuyên môn của bản thân, nhu cầu việc làm của xã hội. Từ đó, em sẻ tìm được công việc phù hợp với bản thân.
- Cấu trúc thế giới quan.
- Thế giới quan có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân tri thức. Gồm có quan điểm triết học, khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, và đôi khi cả quan điểm tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng.
- Phân loại
- Thế giới quan được chia làm nhiều loại bao gồm duy vật, duy tâm, tôn giáo, chính trị,...Trong đó, thế giới quan cơ bản là : thế giới quan duy vật và duy tâm.
- Áp dụng thực tiễn.
- Thế giới quan không chỉ là sự tổng hợp lí luận và ý nghĩa nhận thức, mà còn rất quan trọng về mặt thực tiển, nó làm kim chỉ nam cho hành động của con người. bởi vậy, mỗi cá nhân cần trang bị cho bản thân mình những thế giới quan khoa học.
- Trong cuộc sống, khi bạn muốn kết thân với một ai đó, đặc biệt trong hôn nhân, cần phải tìm một người phù hợp và có cùng thế giới quan với mình. Khi đó mối quan hệ đó mới thực sự bền vững, nếu không mối quan hệ đó sẽ nhanh chóng bị tan vỡ.
- Niềm tin.
- Khái niệm
- Niềm tin là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí đã được con người thể nghiệm trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vửng trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.
- Phân loại.
- Niềm tin tích cực: Cá nhân luôn tin tưởng mình sẽ đạt được những mục tiêu, lí tưởng mà mình đã vạch sẵn. Tự tin vào khả năng của bản thân mình.
- Niềm tin tiêu cực: Cá nhân luôn phủ nhận khả năng của bản thân mình, không tin tưởng vào những việc mình đã và đang làm. Luôn run sợ trước những thử thách nhỏ nhặt nhất.
- Ví dụ: Đã từng có niềm tin sai lầm trong hàng ngàn năm là con người không thể nào chạy hết một dặm (1,6km) trong vòng ít hơn bốn phút. Nhiều người đã hình thành và tin tưởng vào kết luận này chỉ vì trước đó, một số người thử sức đều thất bại. Một số nhà khoa học càng củng cố thêm niềm ti đó bằng việc đưa ra các bằng chứng trong nghiên cứu cơ thể học rằng, con người không đủ thể chất để chạy hết một dặm trong vòng ít hơn bốn phút. Sau đó, vào năm 1954, một người đàn ông rất bình thường tên là Roger Bannister phủ nhận ý kiến này và tin rằng việc này có thể thực hiện được, sau khi trải qua nhiều cuộc rèn luyện thể chất, tin thần, ông đã chiến thắng “cuộc chiến” tưởng chừng như không thể đó. Hai năm sau, có 300 người khác cũng thực hiện thành công được điều tưởng chừng như không thể này.
- Thành công của Bannister đã phá vở đi niềm tin hạn chế của con người rằng việc đó không thể thực hiện được. với niềm tin mới rằng con người có thể làm được những việc tưởng như không thể làm được đó.
- Áp dụng thực tiễn.
- Niềm tin là chìa khóa của thành công, bởi vậy chúng ta phải có niềm tin vào bản thân.
- Niềm tin của chúng ta không bao giờ chính xác tuyệt đối. Niềm tin chỉ đơn thuần là các ý kiến và khái niệm đồng hóa của con người. Nhưng nếu chúng ta tin vào nó, niềm tin sẽ biến thành sự thật.
- Niềm tin có sức mạnh phi thường đến nỗi nó thật sự ảnh hưởng đến chúng ta không chỉ về mặt tư duy trí tuệ, mà còn về mặt thể chất, thậm chí có thể biến đổi một số cơ chế sinh học trong cơ thể con người.
- Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại nằm ở “sản phẩm của niềm tin”.
- Niềm tin làm bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn để vươn tới những thành công, hãy chấp nhận nó. Nếu nó hạn chế năng lực của bạn, bạn hãy từ bỏ nó.