Anh chị nhận thức như thế nào về nhu cầu cá nhân? Nhận thức đó giúp gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác
Chương I. NHẬN THỨC VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN
1.Nhu cầu
Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển
2.Một số quan điểm về nhu cầu cá nhân:
Theo Maslow nhu cầu được phân loại thành 5 cấp bậc, theo hình kim tự tháp được xếp theo thứ tự từ dưới lên từ thấp đến cao.
Mức thấp:
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu an toàn
Mức cao:
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu tôn trọng
Nhu cầu khẳng định
Aristot cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn, sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay.
Boris M.Gkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống . Nhu cầu tồn tại gồm: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt muc đích có 4 nhóm: giàu có về vật chất; quyền lực và danh vọng; kiến thức và sáng tạo; hoàn thiện tinh thần.
Tùy vào xu hướng của từng cá nhân mà một trong bốn nhu cầu trên thể hiện mức độ.Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoan khác nhau trong đời.
3.Đặc điểm nhu cầu
Nhu cầu của con người có những đặc điểm sau:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng.Trong tâm lí con người, đối tượng cua nhu cầu được nhận thức dần dần. khi đối tượng cua nhu cầu được nhận thức đầy đủ, tất yếu phải thực hiện thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người nhằm tới đối tượng.
Vd: Đói cần thức ăn, khi ta lạnh cần có áo ấm.
Điều này có nghĩa là: thức ăn là đối tượng của nhu cầu ăn, áo ấm là đối tượng của nhu cầu mặc ấm.
Khi nhu cầu gặp được đối tượng là đặc biệt lúc đó nhu cầu được đối tượng hóa, làm cho nhu cầu chứa nội dung rút ra từ thé giới xung quanh.
Muốn hướng con người vào một hành vi nhất định, phải nghiên cứu hệ thống nhu cầu của cá nhân đó, giúp họ ý thức được nhu cầu của họ. Tạo điều kiện gặp gỡ giữa các nhu cầu, đối tượng. Nói cách khác là phải tìm đối tượng hóa nhu cầu cá nhân.
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định.
Vd: như ta đã biết: tằm thì ăn lá dâu. Nhưng nhà bác học Đacuyn đã thí nghiệm cho tằm mới nở ăn khoai mì. Đến khi tằm trưởng thành ông cho nó ăn lá dâu nhưng nó không ăn mà ăn khoai mì.
Như vậy, ở những điều kiện sống khác nhau và chế độ chăm sóc khác nhau mà nhu cầu của chúng cũng khác nhau.
Nhu cầu có tính chu kỳ: là sự lặp đi lặp lại của một sự việc hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình.
Vd: hằng ngày chúng ta ăn ba bữa chính, và chu trình đó cứ lặp lại ngày này qua ngày khách. Điều này là minh chứng cụ thể cho tính chu kỳ của nhu cầu, cụ thể hơn là nhu cầu vật chất.
Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu của con người mang bản chất xã hội.
Vd: khi con vật đói mà thấy thức ăn ở trước mặt thì ngay lập tức nó sẽ chạy tới và tranh nhau ăn để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của nó, nhu cầu của con người thì lại khác, một người nào đó mặc dù đang rất đói bụng nhưng khi đứng trước một mâm cỗ tràn trề thì họ phải quan sát trước, sau và nhìn mọi người xung quanh đẻ mời và xin phép rồi mới ăn. Nếu không được sự cho phép thì họ sẵn sàng nhịn đói chứ không thể đánh mất lòng tự trọng vì miệng ăn được.
Đó chính là tính xã hội của con người, khác với tính bản năng vốn có của con vật.
4. Các loại nhu cầu
Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng có thể phân thành 4 nhóm:
Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao động và nhu cầu giao tiếp.
Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: ăn , ở, mặc…. đây là những nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất của con người. Chính nó thúc đẩy hoạt động lao động và sáng tạo của con người, làm ra của cải vật chất.
Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản cơ bản nhất của con người nếu nhu cầu này không được đáp ứng thì các nhu cầu khác sẽ khó thể có được.
Nhu cầu vật chất được phát triển cùng sự tiến bộ xã hội.
Nhu cầu tinh thần, bao gồm nhu càu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ.
Nhu cầu vật chất thường gắn liền với nhu cầu tinh thần,con người thường thích ăn ngon hơn,mặc đẹp hơn ,ở tốt hơn…đó là nhu cầu về thẩm mỹ.
Vd: nghe một bài hát hay,xem một bức tranh đẹp thì ta đã thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
Nhu cầu thẩm mĩ có thể nói là một động lực quan trọng giúp ta sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật ,giúp cuộc sống con người trở nên hoàn thiện hơn cuộc sống trở nên thú vị hơn.
Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu mà con người cần có kiến thức về cuộc sống xung quanh mình như tự nhiên,kinh tế chính trị xã hội…
Vd: là sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học cũng có nghĩa là bạn đang đáp ứng nhu cầu hiểu biết.
Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu rất quan trọng không thể thiếu để duy trì cuộc sống hàng ngày vì nếu không có chút kiến thức nào về cuộc sống thì chúng ta không thể nào tồn tại được.
Nhu cầu tinh thần nảy sinh trên cơ sở nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng. Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật chất biến dạng cao (thường phức tạp hơn).
Nhu cầu tinh thần không ngừng phát triển, việc tìm cách thỏa mãn nhu cầu này càng làm cho xã hội phát triển.
Nhu cầu lao động là đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động chân tay và hoạt động trí óc nhằm cải tạo tự nhiên,cải tạo xã hội phục vụ con người.
Vd: ta làm một thợ may hay là một kĩ sư thì nhu cầu lao động của ta đã được thực hiện.
Nhờ quá trình lao động và thông qua lao động mà tư duy của con người ngày càng hoàn thiện và phát triển từ người nguyên thủy cho đến người hiện đại.
Tuy cùng chung sống trong một xã hội nhưng nhu cầu lao động của mỗi người rất khác nhau,đó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục.
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan hệ giũa người này với người khác :giữa cá nhân với nhóm,giữa nhóm này với nhóm khác.thông qua đó mà nhân cách,các mối quan hệ liên quan nhân cách hình thành và phát triển.Người lãnh đạo cần hiểu rõ nhu cầu này và vận dụng chúng vào quá trình quản lí,cần phân biệt hình thức giao tiếp rộng rãi và hình thức lựa chọn trong giao tiếp.Trong giao tiếp sẽ biểu lộ ra cả chỗ mạnh và chỗ yếu của con người.
Vd: ta cần trao đổi,tâm sự hay nói chuyện với người thân bạn bè và mọi người đề phát triền các mối quan hệ trong xã hội đó là nhu cầu giao tiếp.
Nếu nhu cầu lao động giúp con người ngày càng tiến hóa hơn,phát triền hơn thì nhu cầu giao tiếp sẽ giúp con người mở rộng thêm được kiến thức phát triển các mối quan hệ xã hội thứ không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày.
Nếu không có nhu cầu lao động va nhu cầu giao tiếp thì con người sẽ trở nên ù lì,chậm chập,không tiến bộ điều này làm con người càng ngày càng trở về với thời kỳ nguyên thủy hơn.
« Qúa trình hình thành, thỏa mãn nhu cầu:
Thường trải qua 3 giai đoạn:
- Lúc chưa được thỏa mãn thì háo hức, mong ước thúc đẩy con ngưới hành động, tìm tòi để lấy lại cân bằng.
- Khi đang chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu thì con người có trạng thái sung sướng, hạnh phúc.
- Khi nhu cầu đã lấy lại được cân bằng, nhu cầu đã được thỏa mãn cực độ bão hòa thì có tâm trạng chán chường. Nhưng nếu có đối tượng mới thì sẽ kích thích nhu cầu mới hình thành, nhu cầu mới sẽ nổi lên, hành đông mới sẽ xuất hiện.
Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cơ thể sống,nó thôi thúc con người phải lao động và sáng tạo để tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu vật chất của cá nhân.
Để đáp ứng nhu cầu này, con người cần phải lao động, sáng tạo để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người.
Để có được nhu cầu thẩm mĩ, trước hết phải đáp ứng nhu cầu vật chất. Khi đã đủ ăn, đủ mặc… hay đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thì con người mới có những nhu cầu lớn hơn như ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, cuộc sống dư thừa hơn…
Nhu cầu thẳm mĩ củng cần được nuôi dưỡng, giáo dục và tôn tạo về giá trị của cái đẹp,giá trị nghệ thuật…
Muốn hình thành nhu cầu hiểu biết, chúng ta phải trải qua một quá trình học tập va tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống cũng như quá trinh thu nhận thông tin trên ghế nhà trường…Học từ những cái đơn giản nhất: “học ăn, học nói, học gói, học mở” đến: “học để biết. học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết của mình nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh.
Để hình thành nhu cầu lao động, chúng ta cần giáo dục về gí trị lao động. Hình thành trong mỗi cá nhân về tầm quan trọng của lao động đối với sự tồn tại, phát triển về thể chất, nhân cách…của mỗi người. Bởi nếu không được giáo dục từ nhỏ thì lớn lên con người không biết lao động, trở thành kẻ vô dụng, ăn không ngồi rồi mà không biết làm việc gì. Và biết làm việc, đang làm việc là con người đang đáp ứng nhu cầu lao động của mình.
Đối với nhu cầu giao tiếp,khi một đứa trẻ ra đời ta dạy cho nó lời nói làm phương tiện cơ bản nhất để giao tiếp,qua đó mà nhân cách được hình thành. Khi trẻ lớn lên ta cho trẻ đền trường để hình thành dần các mối quan hệ xã hội và đáp ứng những nhu cầu cần thiết khác. Cân phải tạo môi trường giao tiếp để mỗi cá nhân có thể đáp ứng được nhu cầu náy
Như vậy, qua đây ta thấy các loại nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhu cầu này được thỏa mãn là cơ sở của nhu cầu kia được tiến hành.
Chương II.ỨNG DỤNG CỦA NHU CẦU CÁ NHÂN TRONG CUỘC SỐNG VÀ CÔNG TÁC
Thông qua lý thuyết về nhu cầu cá nhân, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả. Qua đó, nhận biết được những nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi của bản thân minh. Đồng thời nhận biết và giải quyết tốt nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức đã đặt ra.
Mỗi khi được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, con người sẻ có động lực để phấn đấu, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo. Do đó, hiệu quả công việc củng đạt kết quả cao. Và khi một nhu cầu được thỏa mãn thì nó không còn là yếu tố thúc đẩy nữa nhưng một nhu cầu khác sẽ nổi lên thay thế nó.
Để phân tích lý giải rõ hơn về vấn đề nhu cầu cá nhân ta có thể đi tìm hiểu nó theo quan điểm của Maslow và ứng dụng của nó đối với cá nhân, tổ chức…
Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu ở cấp thấp được đáp ứng. và những nhu cầu này sẽ chế ngự, hối thúc, giục dã một người hành động khi những nhu cầu này chưa đạt được. Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tât, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.
Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.
Khi cá nhân được đáp ứng các nhu cầu cơ bản họ lại mong muốn được đáp ứng về nhu cầu an toàn. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,… trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn.
Nhu cầu an toàn được khẳng định định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật,…
Nhu cầu xã hội của con người được thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, lập gia đình, tham gia vào một tổ chức hay cộng đồng nào đó…
Để đáp ứng nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên co các buổi cắm traị ngoài trời, cùng chơi các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm… Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.
Sự đáp ứng nhu cầu được tôn trọng có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Và nhu cầu thành đạt là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong thông báo của UNESCO, vấn đề học tập được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục: học để biết; học để làm; học để chung sống; học để khẳng định mình.
Thông qua đó chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị:
Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào nhu cầu bậc thấp của họ.
Muốn một người phát triển ở mức độ cao phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động và nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.
Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các tài khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến…
Mỗi cá nhân có những nhu cầu và mong muốn, hy vọng khác nhau và tất cả điều đó hình thành trong thực tiễn hoạt động của họ. Và những đòi hỏi, mong muốn đó sẽ ảnh hưởng đến cách mà họ xử lý trong công tác mới. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu môi trường khách nhau,họ có cách ứng xử khác. Nếu bản thân các nhà quản lý tạo ra môi trường khác biệt đó, cũng sẽ có tác động thúc đẩy thành viên tổ chức ứng xử khác.
Nhưng trong cuộc sống thực tế không phải lúc nào nhu cầu của con người cũng tuân theo những nấc thang của Maslow. Vì vậy chúng ta phải biết ứng dụng chúng một cách linh hoạt trong cuộc sống và công tác.
KẾT LUẬN
Mỗi cá nhân có những đòi hỏi, mong muốn khác nhau. Cần nhận biết được những nhu cầu, mong muốn của bản thân từ đó mà ta tìm được hướng để thỏa mãn nhu cầu. Khi có nhu cầu thì con người sẽ có động lực phấn đấu, phát huy mọi tiềm năng và sáng tạo của bản thân.
Phải tìm được đối tượng mà nhu cầu hướng đến, từ đó có thể kiểm soát được họ.
Nhu cầu có nhiều đối tượng để thỏa mãn cũng như nhiều con đường để thỏa mãn, song chúng ta nên tìm đối tượng đêm lại lợi ích nhất.
Con người không bao giờ thỏa mãn được mọi nhu cầu nên chúng ta cần xác định thời điểm nhu cầu đó đang nổi lên trở nên cấp bách đẻ có những tác động thích hợp.
Khi nghiên cứu nhu cầu cá nhân, phải nghiên cứu điều kiện xã hội, kinh tế, phong tục tập quán, tâm sinh lý,… từ đó tìm được nhu cầu của họ là gì.
Con người nếu liên tiếp trong một thời gian dài không đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cơ bản thì họ sẽ có những phản ứng tiêu cực.
Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó,cách đơn giản nhất là tấn công vào các nhu cầu cơ bản của họ.
Khi một người được khích lệ,và thưởng về thành quả lao động của mình,họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn,hiệu quả hơn.
Như vậy để có kỹ năng khuyến khích và động viên nhân viên, nhà quản lý hoặc lãnh đạo cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên mình và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng những nhu cầu đó. .
Nhà quản lý cần đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, ổn định và công bằng đối với nhân viên. Nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân.
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của việc nắm bắt nhu cầu cá nhân của mỗi nhà quản lý trong tổ chức nói riêng và cũng như đối với mỗi cá nhân nói chung.
Sưu tầm*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: