Anh, chị nhận thức như thế nào về khí chất cá nhân. Nhận thức đó giúp ích gì cho anh chị trong cuộc

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Anh, chị nhận thức như thế nào về khí chất cá nhân. Nhận thức đó giúp ích gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác

Tình huống: Bạn yêu say đắm một người nào đó, nhưng một hôm, bạn phát hiện ra người đó đến với bạn chỉ bằng sự lừa dối. Anh ta (cô ta) xem bạn như một con ngốc ngớ ngẩn và chuyện tình yêu của bạn như một trò đùa. Lúc này, bạn đã mất tất cả, mất tình yêu, mất hy vọng mất niềm tin và có thể nhiều hơn thế nữa. Vậy bạn sẽ làm gì?


  • Bạn vô cùng đau khổ, tuyệt vọng, mất lý trí dẫn đến tự tử.
  • Đến bên anh ta và van xin:” anh ơi! Anh đừng rời bỏ em, anh là sự sống của em”.
  • Thủy chung chờ đợi, rồi có ngày anh cũng sẽ quay về.
  • Nhanh chóng quen một người khác để lắp vào khoảng trống đang thiếu vắng.
  • Xem đây như một chuyện bình thường thôi, thua keo này ta bày keo khác.
  • Vẫn lạc quan yêu đời. biết đâu sau này ta sẽ tim được người khác tốt hơn anh ta và yêu ta thật lòng hơn.

Chỉ một tình huống thôi mà đã đưa đến rất nhiều cách hành động khác nhau. Người thì chọn cách làm này, người quyết định cách làm khác. Vậy yếu tố nào làm cho mỗi cá nhân có những sự lựa chọn khác nhau như vậy? câu trả lời là: khí chất cá nhân.

Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt người này với người khác thì khí chất có tầm quan trọng nhất. Từ xưa người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi. Ví dụ như có người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi có người thì lại chậm chạp, khép kín khó thích nghi; có người thì bình thản, ung dung; có người thì lại luôn tất bật, vội vàng…

Vậy, khí chất là gì?


  1. Định nghĩa về khí chất.
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái, hành vi, cử chỉ, cánh nói năng của cá nhân.

Những đặc điểm của khí chất chỉ thuần túy là các biểu hiện bên ngoài của hành vi và ta không thể đánh giá về mặt đạo đức của con người thông qua các đặc điểm này được. Khí chất chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ...

Khí chất không định trước giá trị đạo đức và giá trị xã hội của cá nhân. Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức. Hoặc những người có khí chất như nhau thì lại có những giá trị đạo đức và xã hội rất giống nhau.

Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có quan hệ chặc chẽ với tính cách.

Khí chất không định trước trình độ của năng lực.

Như vậy, không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định. Nhưng sự thể hiện của tất các thuộc tính của nhân cách điều bị phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định.


  1. Một vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất

  1. Hypocrat: (460_356TCN)_ danh y Hy Lạp đã cho rằng trong cơ thể con ngưoif có 4 chất nước với những đặc điểm khác nhau: máu, chất nhờn, mật vàng, mật đen. Sự pha trộn của bốn chất dịch trong cơ thể người theo một tỷ lệ nhất định. Theo ông:
_Máu chiếm tỷ lệ trội → tính khí linh hoạt.
_Chất nhờn tỷ lệ trội→ tính khí điềm tĩnh.
_Mật vàng chiếm tỷ lệ trội →tính khí sôi nổi.
_Mật đen chiếm tỷ lệ trội→ tính khí ưu tư.

Khoa học phát triển đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ và tỷ lệ của các chất dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, cách chia 4 kiểu khí chất trên là khá chính xác về mặt tâm lý, nên cách chia này vẫn còn giữ được giá trị cho đến bây giờ.

Hiện nay, thuyết thần kinh học của Páplop_ nhà sinh lý học đã khám phá ra hai quá trình thần kinh cơ bản là: hưng phấn và ức chế. Khí chất có 3 thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt. Sự kết hợp độc đáo của 3 thuộc tính cơ bản này sẽ tạo ra 4 kiểu thần kinh cấp cao cơ bản, tương ứng với mỗi kiểu thần kinh cơ bản đó cho ta một kiểu khí chất cơ bản:

_Mạnh, cân bằng, linh hoạt→ hoạt bát, hăng hái.
_Mạnh, cân bằng, không linh hoạt →bình thản (lạnh).
_Mạnh, không cân bằng, nóng nảy →hưng phấn mạnh hơn ức chế.
_Yếu (ức chế chiếm ưu thế)→ ưu tư


  1. Một số đặc điểm về các loại khí chất

  1. Kiểu linh hoạt (mạnh, cân bằng, linh hoạt)
Cấu tạo thần kinh: Ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không cân bằng giữa ức chế( buồn) và hưng phấn (vui), thay đổi nhanh, thất thường.

Biểu hiện bên ngoài: nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài; cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất nhiệt tình với mọi người.

Ưu điểm: nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình cảm thì yêu ghét rõ rang. Khả năng thích nghi với môi trường cao.
Nhiệt tình, thẳng thắn, bộc trực, quyết đoán, dám nghỉ dám làm, dám chịu trách nhiệm. thường là những người đi đầu trong các hoạt động chung. Đặc biệt, có khả năng lôi cuốn người khác.

Nhược điểm: vội vàng, hấp tấp, nóng nảy, không có khả năng tự kiềm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, không kiên trì khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân. Suy nghỉ nông cạn, không chịu được các hoạt động đơn điệu kéo dài.

Phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn và mới mẻ.


  1. Kiểu trầm (mạnh, cân bằng, không linh hoạt)
Hưng phấn, ức chế ở mức đọ bình thường. Phản ứng, nhịp độ thần kinh rất chậm, không linh hoạt.

Kiểu người ít nói, nói chắc. hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là người khó gần, khó làm quen cũng rất khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ rất hẹp vì họ không thích quan hệ rộng. Khó thích nghi với môi trường sống.

Ưu điểm: chắc chắn, cẩn thận, điềm đạm, làm việc có kế hoạch, biết cân nhắc trước khi hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định.

Nhược điểm: khả năng tiếp thu cái mới rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi máy móc, suy nghĩ, cân nhắc quá kỹ làm mất thời cơ không cần thiết.

Hiệu quả công việc phụ thuộc vào thời gian gắn bó với công việc đó, càng lâu càng hiệu quả. Phù hợp với các công việc có tính chất đơn điệu.


  1. Kiểu nóng (mạnh, không cân bằng)
Phản ứng, nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo. Tính cân bằng giữa ức chế và hưng phấn cao. Đặc biệt nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ thì vui vẽ, dễ gần, có tài ngoại giao nên quan hệ rất rộng.

Ưu điểm: Tư duy, nhận thức nhanh, lắm sang kiến, nhiều mưu mẹo. Có khả năng thích nghi với môi trường, hoàn cảnh. Đây là loại người rất linh hoạt trong đời sống. Lạc quan, yêu đời, nhanh nhẹn, có tài ngoại giao và có khả năng tổ chức.

Nhược điểm: vội vàng, lập trường không vững, rất hay chủ quan. Làm việc nhanh nhưng chất lượng không cao. Về vấn đề tình cảm: dễ phát sinh tình cảm nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi.

Phù hợp với công việc có sự thay đổi thường xuyên, hiệu quả công việc phụ thuộc vào hứng thú đối với công việc đó. Càng phải làm nhiều việc một lúc càng tốt. phù hợp với công việc ngoại giao hay Maketting


  1. Kiểu ưu tư ( thần kinh suy yếu)
Hưng phấn lẫn ức chế điều thấp nhưng ức chế vẫn trội hơn. Có hệ thần kinh nhạy cảm, nhịp độ phản ứng thần kinh chậm, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng. Không thích đám đông, không thích sự ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng.

Ưu điểm: rất chu đáo, ít làm mất long người khác. Có tính tự giác cao, kiên trì trong công việc, làm việc rất cẩn thận, chu đáo.Về vấn đề tình cảm thì kín đáo, sâu sắc, chung thủy.

Nhược điểm: rất khó thích nghi với môi trường hoàn cành mới, sợ sự thay đổi. Hay lo nghĩ, dễ bị tổn thương, hay chịu sự tác động của môi trường, không chịu được sức ép của công việc. Là người chậm chạp, không năng động, rụt rè, yếu đuối, thụ động, thờ ơ, dửng dưng với công việc.

Kết luận:


  1. Nhận thức đúng khí chất cá nhân và hiểu rõ về khí chất của những người xung quanh ta sẽ giúp ít rất nhiều cho ta trong cuộc sống và công tác.
Ví dụ: một người quản lý có tài sẽ không bao giờ sắp xếp cho hai nhân viên cấp dưới của mình có kiểu tính khí linh hoạt làm chung một nhóm. Vì người có kiểu tính khí linh hoạt thường dễ nổi nóng, không tự kiềm chế được bản thân,lại bảo thủ, hiếu thắng nên khi cho hai người này làm việc chung thì chắc chắn sẽ có “chiến tranh” xảy ra.

Sống trong các phòng trọ sinh viên, đặc biệt là các bạn nữ, mâu thuẫn rất nhiều; nếu ai cũng nóng nảy, bảo thủ, hiếu thắng thì phòng trọ đó chắc chắn không bền lâu.

Cha mẹ cũng nên hiểu rõ khí chất của con mình, để hướng con mình học vào các trường, các ngành phù hợp (đặc biệt là năm 12 chuẩn bị thi đại học). Nếu con mình có kiểu khí chất ưu tư, là người ít nói, rụt rè, nhút nhát, phản ứng thần kinh chậm mà cứ bắt con mình phải thi vào trường Luật hay khoa Báo chí, thì dù có đậu, có theo học thì sau này vẫn không thành công…

Rất nhiều ví dụ trong cuộc sống này cho ta thấy rõ nhận thức đúng khí chất cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho ta trong cuộc sống và công tác.


  1. Khí chất chỉ thuần túy là các biểu hiện bên ngoài của hành vi mà ta không thể đánh giá về mặt đạo đức của con người thông qua các đặc điểm này được.
Không thể đưa ra kết luận là một người năng động, nhiệt tình, nói năng lưu loát, nói những lời hay ý đẹp là những người tốt. Còn những người ít nói, sống khép kín, nội tâm lại là người nham hiểm, mưu mô được.

Mà khi đưa ra kết luận, ta phải có cái nhìn khách quan; kết luận đó phải dựa trên một quá trình quan sát, tìm hiểu về một người trên rất nhiều khía cạnh, trong đó cũng có khí chất. Không thể nhìn mặt mà bắt hình dong ngay được.


  1. Rất hiếm người nào chỉ có một kiểu khí chất, mà đa số là sự tổng hợp của 2 hoặc nhiều hơn, trong đó sẽ có một kiểu nổi bật.
  2. Khí chất của cá nhân có cơ sở sinh lý là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao nhưng khí chất mang bản chất xã hội; có thể thay đổi trong những điều kiện rèn luyện và giáo dục.
Vì vậy, có thể giải thích được sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo_suốt ngày say rượu, rạch mặt ăn vạ, phá làng phá xóm là do xã hội thối nát và bất công đã nhồi nặn lên một Chí Phèo như vậy.

Cần rèn luyện các kiểu khí chất như thế nào?

Vì khí chất mang bản chất xã hội nên có thể thay đổi trong những điều kiện rèn luyện và giáo dục. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bất kỳ một đứa tre nào dù có khí chất hiếu động, nhanh nhẹn hay yếu đuối, nhút nhát cũng đều có thể trở thành người có ích cho xã hội nếu như đứa trẻ đó được quan tâm, giáo dục, rèn luyện đúng đắn và được phân công công việc một cách hợp lý.

Đối với trẻ hiếu động, chúng ta cần giao cho trẻ những công việc sôi nổi, mạnh mẽ, khẩn trương. Trẻ sẽ hoàn thành tốt nếu có sự kèm cặp, động viên kịp thời. còn muốn trẻ sửa tính hiếu động của mình thì cha mẹ nên chọn và cùng trẻ chơi những trò chơi ở trạng thái tĩnh. Những trò chơi như xếp hình, nặn đất sét…sẽ định hướng sự chú ý của bé. Nên cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi nhiều thời gian, sự tập trung sức lực và trí tuệ như đánh cờ… Để đạt được những kết quả tốt, trẻ sẽ tự điều tiết bản thân, không quá vội vàng, dần dần rèn được tính kiên trì, nhẫn nại. Nếu được phụ huynh cổ động, khuyến khích, dần dần trẻ sẽ khắc phục được tính hiếu động.

Ngược lại, đối với những bé có tính nhút nhát, chậm chạp, làm gì hay đi đâu cha mẹ nên chọn những loại đò chơi ở trạng thái động hay các trò chơi cần phải chơi cùng nhóm bạn để giúp bé hòa đồng và linh hoạt hơn. Tạo ra những tình huống giao tiếp, khuyến khích trẻ xử lý tình huống.

Trẻ nhút nhát, do dự hay sợ xấu hổ, sợ nguy hiểm, cha mẹ nên cổ vũ trẻ tham gia vào các môn thể thao như bơi lội, bong bàn… Trẻ cố gắng phản ứng nhanh. Từ đó, rèn luyện tính hoạt bát, khẩn trương cho trẻ.

Cần tạo lập các môi trường phù hợp với khí chất cá nhân để cá nhân phát triển toàn diện hơn, phát huy mặt ưu điểm của khí chất và hạn chế nhược điểm.

Sưu tầm*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top