Anh chị hiểu thế nào về ý kiến của Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa

kute no1

New member
Xu
0
Anh chị hiểu thế nào về ý kiến của Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" ?

anh chi hieu the nao ve y kien cua xuan dieu tho la hien thuc tho la cuoc doi tho con la tho nua

Anh chị hiểu thế nào về ý kiến của Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" ?

Gợi ý giúp mình bài này nha các bạn. Hihihi :D
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nd của đề này có 2 phần :
1.Thơ ca phản ánh hiện thực đời sống => Giá trị nội dung
2.Thơ ca phải được biểu đạt bằng ngôn từ chau chuốt, chuẩn xác, tinh tế... => Giá trị nghệ thuật
Ngoài ra còn phải lưu ý là câu tuyên ngôn này cảu XD ra đời trong hoàn cảnh nào vì XD có 2 giai đoạn sáng tác khác nhau.
 
Ta có thể đi theo chiều hướng này:
Thơ ca trước hết là kết tinh đẹp nhất của cảm xúc, vừa mơ hồ khó ta lại đẹp đến nao lòng. Những tưởng, với cái đẹp ấy, thơ là sự xuất thần trong 1 phút chợt đến của các thi sĩ khi họ đang ngập tràn trong lai láng xúc cảm mà nhiều người vẫn cảm thấy: cơ chế để thành hình 1 bài thơ thật bí ẩn, kì lạ, xa vời. Nhưng câu trả lời cho sự "xuất thần" như có bàn tay thánh thần "phù phép" ấy lại ko như vâyj. Vậy thì đằng sau sự lung linh của những câu thơ kia là gì?
Nhà thơ - người nghệ sĩ luôn sống giữa cuộc đời. Hơn thế nữa, bản chất tâm hồn họ rất nhạy cảm với mọi biến thái tinh vi của cuộc sống. Nên họ luôn hoà vào cuộc sống, bằng con mắt tinh tế của mình, và bằng nguồn cảm hứng bất tận của cuộc sống, họ đã tìm ra chất liệu tinh tuý nhất từ "kho tài nguyên" vô tận cuộc sống để làm nên thơ ca.
Nhà thơ lại là những người luôn trăn trở, day dứt với cuộc đời, sống hết mình và luôn giao cảm với đời bằng tất cả các giác quan, và những chất liệu cuộc sống đã được chắt lọc qua lăng kính tâm hồn nhà thơ đã không còn trần trụi, mà mang trong nó bao giá trị nhân văn cao cả, hiện lên đẹp nhất và thấm đượm tình người trong thơ. Giá trị đích thực của thơ lại được khẳng định nằm ở những giá trị nhân văn ấy, đó có thể là nỗi đau trước số phận con người bất hạnh, hoặc tự hào về quê hương, hoặc phẫn uất khi mất nước, hoặc cũng có thể chỉ là tình cảm, sự rung động trước 1 cảnh đẹp, 1 vẻ đẹp con người... Nên, Thơ trước hết là cuộc đời là vì vậy.
Nhưng thơ lại là nghệ thuật, lại là cái đẹp. Nên nếu chỉ là cuộc đời, thơ sẽ mãi chỉ là viên ngọc chưa mài. Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơ, thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay. Người ta không chỉ yêu thơ vì thơ là tiếng nói từ cuộc sống được cất lên bằng tâm hồn, mà còn vì những câu thơ mượt mà, có khả năng đánh thức các tri giác, cảm xúc thẩm mỹ. Nghệ thuật là phương tiện biểu hiện của thi ca, giúp hoàn chỉnh thêm ý niệm về nghệ thuật của thi ca. Nghệ thuật chính là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực.
Nên nhà văn luôn phải sống hết mình với cuộc sống và gọt giũa tài năng, phải "mở hồn ra đón lấy vang động của cuộc đời" - Nam Cao và "khơi những nguồn chưa ai khơi". Nhưng dù sao: "Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của các nhà văn là cuộc sống" - Đặng Thai Mai. Điều thiết yếu làm nên thành công của thơ chính là cuộc sống.
=> Ý kiến của nhà phê bình Nga V.Biêlinxki là hoàn toàn đúng đắn, mang sức nặng của sự trải nghiệm 1 đời gắn bó với nghiệp thi ca.
Bạn có thể dựa trên gợi ý này để viết bài hoàn chỉnh bằng những so sánh, hình ảnh, lập luận, dẫn chứng... Bạn có thể dựa trên thực tế văn học minh hoạ và làm sáng tỏ đi song hành với các ý, các luận điểm, đọna văn. Luôn lấy lý luận văn học làm cơ sở, tiền đề cho bài viết của mình, nên cần học hết các khái niệm.
Chúc bạn thành công, có những ý hay, ý sáng tạo.
(sưu tầm)
 
Theo mình thì dàn ý như sau :
-MB :
+ giới thiệu những nét chung về thơ
+ dẫn dắt ý của Xuân Diệu : '' thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa''
-TB : 3 luận điểm
+ Thơ là hiện thực : thơ ca nói chung và văn học nói riêng đều góp phần phản ánh hiện thực cuộc đời, là những gì vẫn diễn ra mà con người trông thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy. Hiện thực đấy có thể tươi đẹp, có thể đau thương, qua các trang thơ các tác giả truyền đến cho người đọc.
+ Thơ là cuộc đời: Thơ ca là tiếng hát của cuộc đời mỗi con người, nhìn vào đây chúng ta nư bắt gặp chính con người mình trong đó, những gì của cuộc đời, dù là trần trụi nhất, cũng được thơ mang đến cho chúng ta, để rồi giúp ta thêm yêu, thêm gắn bó với cuộc sống này hơn
+ Thơ còn là thơ nữa : Thơ có những đặc trưng riêng của nó : đó là ngôn ngữ , nhạc điệu, hình ảnh, hệ thống ước lệ, cảm xúc...
=> Mối quan hệ giữa 3 luận điểm trên, tức mối quan hệ giữa thơ-hiện thực-cuộc đời : bổ sung,gắn bó, tạo nên những thành tựu cho 1 mảng văn học không thể thiếu với chúng ta !

Trên đây là 1 vài ý kiến của mình, chúc các bạn thành công ha ^^
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top