Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (03/2/1930)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (03/2/1930)



a) Điều kiện thành lập ĐCSVN (hoàn cảnh lịch sử)
- Đến 1929 phong trào DT dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào công nhân. ý thức giai cấp, ý thức C/tri của công nhân ngày càng được nâng ca0 rõ rệt. Do những hoạt động tích cực của lãnh tụ NAQ và tổ chức VN TN CM ĐCH đã làm cho chủ nghĩa Mác Lê Nin được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân, thúc đẩy phong trào C/nhân phát triển đến giai đoạn tự giác.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và hậu quả khốc liẹt của cuộc khai thác thuộc địa II của Pháp làm cho nền kinh tế VN suy sụp, đời sống của các tầng lứop xã hội bị bần cùng, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Thêm vào đó là chính sách khủng bố trắng trợn của thực dân Pháp sau vụ mưu sát trùm mộ phu Ba Danh ở Hà nội của tổ chức VN quốc dân Đảng đã làm cho khôngkhí C/trị ngẹt thở, mâu thuẫn giữa nhân dân VN với đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc.
- Tất cả những điều nói trên đòi hỏi phải có 1 chính đảng chân chính CM để tập hợp tổ chức và lãnh đạo ND đấu tranh.
- Cuối 1929 từ 2 tổ chức yêu nước CM là VN TN CM ĐCH và Tân việt CM Đảng đã phân hoá để hình thành 3 tổ chức CS. Sự ra đời của 3 tổ chức CS đã có tác dụng thúc đẩy phong trào CM nước ta phát triển, nhưng sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của 3 tổ chức CS không tránh khỏi những tranh giành, công kích gây trở ngại cho phong trào CM. Do đó yêu cầu cấp thiét đặt ra lúc này là phải thống nhât 3 tổ chưc CS thành 1.
- Ngày 25/10/1929 Quốc tế cộng sản đã chỉ thị cho những người CS đông dương và uỷ nhiệm cho NAQ nhiệm vụ hợp nhất 3 tổ chức CS thành 1 chính Đảng duy nhất.
- Thực hiện chủ trương của Quốc tế CS và yêu cầu của những người CS đông dương. NAQ từ Xiêm về Hương cảnh TQ để triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS.

b) Hội nghị thành lập Đảng (03/2/1930).

- Thực hiện chỉ thị của quốc té CS cuối 1929 NAQ từ Xiêm về Hương cảng TQ để triệu tạp và chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS. Hội nghị họp từ ngày 03 - 07/2/1930. Tham dự hội nghị có 03 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Sau 5 ngày làm việc với tinh thần thống nhất cao, dân chủ hội nghị đã đi đến:
+ Xoá bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm CS thành 1 chính đảng duy nhất lấy tên là ĐCS VN.
+ Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do NAQ soạn thảo.
+ H/nghị đã định ra kế hoạch thống nhất các tổ chức CS ở trong nước và cử 1 ban chấp hành TW lâm thời.
+ H/nghị đã quyết định xuất bản "Tạp chí đỏ" và báo "Tranh đấu" làm cơ quan lý luận và tuyên truyền của Đảng.

- Với tất cả nội dung trên H/nghị thành lập Đảng 03/2/1930 mang giá trị như 1 đại hội. Nhân dịp Đảng ra đời NAQ thay mặt quốc tế CS gửi thư thông báo sự ra đời của Đảng CS VN và ra lời kêu gọi anh em bị áp bức bóc lột…Lời kêu gội là văn kiện quan trọng nêu tổng quát đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ của CM việt nam.

c) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:

* ĐCS VN ra đời là 1 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CM VN. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo CM nước ta kéo dài 2/3 thế kỷ. Kể từ đây CMVN đã có 1 chính đảng chân chính, duy nhất lãnh đạo.
* Đảng CS VN ra đời là sản phẩm của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp quyết liệt của nhân dân ta, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh quyết liệt và mấy thập niên đầu thế kỷ 20. Đây là SP của sự kết hợp CN mác lê nin với phong trào CN và và phong trào yêu nước ở VN thời dại mới, ĐCS VN theo học thuyết mác lê nin có đường lối CM khoa học và sáng tạo, có đội ngũ cán bộ Đảng viên kiên trung suốt đời hy sinh cho lý tưởng của CM vô sản, cho độc lập dân tộc, cho tự do của nhân dân. Sự lãnh đạo của đảng là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của CM.
* Kể từ khi Đảng ra đời CM VN thực sự trở thành 1 bộ phận khăng khít của CM thế giới.
* Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hoá của dân tộc VN.
Với những ý nghĩa to lớn trên, việc thành lập Đẳng CS là 1 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CM VN.

d) Nội dung cơ bản của chính cương sách lược vắn tắt 3/2/1930:

- Mùa xuân 1930 ĐCS VN ra đời, hội nghị thành lập đẳng CS do NAQ chủ trì có những giá trị như 1 đại hội. Hội nghị đã thông qua chính cương, sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, nội dung cơ bản của văn kiện đó như thế nào ?
- Chính cương sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ.
- Tính chất xã hội V/nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến trong đó tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản là:
- Toàn thể dân tộc VN mâu thuẫn với đế quốc Pháp
- Giai cấp nâng dân VN mâu thuẫn với G/cấp địa chủ phong kiến.
- Nhưng bao trùm lên trên tất cả là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN và ĐQP. Trên cơ sở đó. Đảng chủ trương làm CM tư sản dân quyền và CM ruộng đất để đi tới xã hội vô sản.
- Chính cương còn nêu rõ cuộc CM tư sản dân quyền nhằm vào 2 mục tiêu: Đánh đuổi ĐQ giành độc lập cho dân tộc tự do cho nhân dân, đánh đuổi phong kiến giành ruộng đất cho dân cày, giành quyền về tay nhân dân. Sau khi hoàn thành mục tiêu trên thì chuyển sang giai đoạn 2 làm CM XHCN tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản CN. Khẩu hiệu chiến lược mà Đảng nêu ra là: "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày"

* Nhiệm vụ của cuộc CM tư sản dân quần được cụ thể hoá trên 3 phương
diện: C/trị, K/tế, VH xã hội.
+ Về C/trị: Đánh đổ bọn ĐQ và phong kiến làm cho nước VN hoàn toàn độc lập. Dựng lên 1 chính phủ công - nông - bình tổ chức ra quân đội công - nông.
+ Về KT: Thủ tiêu hết mọi quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của bọn tư bản ĐQP để giao cho chính phủ công - nông - binh. Thu hết ruộng đất của bọn ĐQ và bọn phản CM để chia cho dân cày nghèo. Tiến hành CM ruộng đất, thủ tiêu mọi thứ thuế, mở mang CN và NN, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ.
+ Về văn hoá xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.
- Các nhiệm vụ CM đề ra trên đây bao trùm cả 2 nội dung DT và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến. Trong đó nổi bật là chống đế quốc và phong kiến tay sai giành độc lập tự do cho nhân dân. Cương lĩnh còn nêu rõ sau khi hoàn thành CM tư sản dân quyền sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản để xoá hoàn toàn mọi hình thức áp bức bóc lột xây dựng hạnh phúc cho mọi người.
* Để thực hiện mục tiêu và tiến trình CM như vậy Đảng đề ra sách lược CM
gồm:
+ Lãnh đạo CM là giai cấp công nhân thông qua tổng tham mưu là Đảng CS VN. Đảng có trách nhiệm thu phục đại bộ phận Công nhân nông dân, coi đây là động lực chính của CM, hết sức lôi kéo tri thức tiểu tư sản, tư sản DT, tiểu trung địa chủ trong khi liên minh các giai cấp phải giữ vững nguyên tác CM, không xa vào đường lối thoả hiệp. Đảng phải thực hiện liên minh - Công - Nông vững chắc và thành lập mặt trận thống nhất DT để đoàn kết toàn dân, đoàn kết DT.
+ Đảng phải đoàn kết với CM thế giới, các DT bị áp bức mà trước hết là đoàn kết với giai cấp vô sản Pháp.
+ Về phương pháp CM: CM VN phải tiến hành bằng bạo lực. CM phải đi từ thấp đến cao, từ đòi hỏi lợi ích kinh tế trước mắt đến đòi hỏi lợi ích C/trị lâu dài, kết hợp đấu tranh C/trị với đấu tranh vũ trang và khi thời cơ đến thì tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền..
* Để htực hiện chiến lược, sách lược nêu trên Đảng đề ra chương trình hành động nhằm củng cố, giữ vững quyền lãnh đạo, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là công - nông đoàn kết quốc tế để thực hiện mục tiêu CM.
Đề giữ vững vai trò lãnh đạo Đảng phải được tổ chức nghiêm minh theo điều lệ xác định tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc, tiêu chuẩn kết nạp Đảng viên để nhiệm vụ, quyền lợi của Đảng và xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ.
* Ý nghĩa của chính cương vắn tắt, S/lược vắn tắt.

- Chính cương V/tắt, sách lược V/tắt 03 /2/1930 do NAQ soạn thảo là cương lĩnh C/trị đúng đắn đầu tiên của Đảng và CM nước ta, cương lĩnh ra đời đã đánh dấu việc chấm dứt về thời kỳ khủng hoảng giai cấp lãnh đạo và đường lối ở VN. Đó là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn. Độc lập DT gắn liền với định hướng XHCN là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh đảng.
- Với đường lối đúng đắn đó hơn 70 năm qua kể từ khi Đảng CSVN ra đời đã lãnh đạo CM VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

đ) Luận cương C/trị tháng 10/1930.

- Đảng CSVN ra đời giữa lúc phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CM. Ngay sau khi ra đời Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh làm cho phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ suốt từ Bắc chí Nâm khiến cho TD Pháp vô cùng lo sợ tìm mọi cách hạn chế hoạt động của Đảng đối phó với phong trào công- nông.
- Để tiếp tục củng cố tổ chức của mình và có biện pháp lãnh đạo quần chúng đấu tranh , trong hoàn cãnh mới 10/ 1930 BCHTƯ lâm thời đã họp toàn thể lần thứ nhất dưới sự chủ trì của Trần Phú. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành ĐCSĐ/Dương thông qua luận cương c/trị do Trần Phú soạn thảo.
- Nội dung chủ yếu của luận cương là:

+Nhiệm vụ cốt yếu của cuộc CM tư sản dân quyền là đánh đổ các thế lực phong kiến, ách bóc lột tư bản, tiến hành CM ruộng đất, đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập hoàn toàn.Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
+Về động lực CM: động lực của CM tư sản dân quyền, luận cương nêu rõ là côngnhân- nông dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua bộ tổng tham mưu là ĐCSVN.
+Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng để đạt mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản, Đảng đó phải là Đảng vô sản,Đảng lấy chủ nghĩa Mác LN làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.
+Phải liên lạc với vô sản T/giới, các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
+Phương pháp CM phải đi từ thấp đến cao ,từ đòi lợi ích trước mắt đến đòi lợi ích C/trị lâu dài, kết hợp đấu tranh C/trị với đấu tranh vũ trang tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ.

e) So sánh văn kiện T2 với văn kiện T10.

- Đối chiếu nội dung các văn kiện tháng 2 với luận cương C/trị tháng 10 /1930 ta thấy:
+ Luận cương đã xác định được những vấn đề chiến lược cơ bản mà chính cương, sách lược vắn tắt đã nêu.
+ Tuy nhiên luận cương còn mắc phải 1 số hạn chế mà chính cương, sách lược vắt tắt không mắc phải: Không xác định rõ được mâu thuẫn nào bao trùm cơ bản. Luận cương không nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh G/cấp.
- Đánh giá không đúng khả năng CM của G/cấp tiểu tư sản, phần nào tư sản DT và tiểu trung địa chủ. Vì vậy không tập hựop được đông đảo nhân dân trong mặt trạn thống nhất DT.
- Những hạn chế đó của luận cương đã được Đảng phát hiện kịp thời trong quá trình thực hiện và kiên quyết khắc phục để đưa luận cương trở về với chính cương. Tháng 11/1939 với hội TW lần 6 đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ G/phóng DT lên hàng đầu.



Sưu tầm
 
Tôi xin bổ sung một số thông tin về ngày thành lập ĐCS Việt Nam:


Trong báo cáo của Bác gửi QTCS ngày 8/2/1930 có ghi:
“Tôi giã từ nước Đức vào tháng 6 và tới Xiêm vào tháng 7/1928, tôi đã làm việc với một số người An Nam di cư ở đây, đến tháng 11/1929 hai lần tôi cố gắng về An Nam nhưng phải quay tở lại, bọn mật thám ở biên giới quá cẩn thận đặc biệt từ khi xẩy ra vụ ám sát trùm mộ phu Ba Danh…
Tôi cố gắng đi lần thứ ba khi một đồng chí ở Hồng Kông tới Xiêm và tin cho tôi biết tình hình: Hội An Nam thanh niên cách mạng bị tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái.
…Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12, sau đó tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm( ĐDCSĐ và ANCSĐ). Chúng tôi họp vào ngày 6/1. Với tư cách là phái viên của QTCS có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào CMĐD, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì, họ đồng ý thống nhất vào một Đảng.
Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối QTCS. Các đại biểu phải tổ chức một trung ương lâm thời gồm 7 uỷ viên chính thức và 7 uỷ viên dự khuyết, các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2.”
Vậy hội nghị hợp nhất diễn ra từ ngày 6/1->7/2, vì hội nghị diễn ra trong thời gian dài ( 1 tháng), trong lúc mật thám và tay sai đang lùng sục nên không thể nào biết chính xác ngày thành lập Đảng là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Sau này tại ĐH 3 (9/1960) đã quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được vì ngày 3/2 nằm trong khoảng thời gian diễn ra hội nghị…
 
Vậy sao trong một số tài liệu mình thấy có sách ghi thời gian diễn ra hội nghị thành lập Đảng là 3/2 đến 7-2. Có dách lại ghi là 6/1 đến 8-2. Vậy cái nào đúng sai ?
 
[B nói:
Nhandesign198;133513[/B]]Vậy sao trong một số tài liệu mình thấy có sách ghi thời gian diễn ra hội nghị thành lập Đảng là 3/2 đến 7-2. Có dách lại ghi là 6/1 đến 8-2. Vậy cái nào đúng sai ?
.

6/1---28/2 bạn nha

6/1 đến 28/2 thì cũng bao gồm 3/2 trong đó mà bạn
1.gif
. Đến 3/2 là thành lập, sau đó là thời gian bàn Cương lĩnh.

Tuy nhiên, thời kì Việt Nam còn chưa công nhận Cương lĩnh 3/2, cụ thể là sau Hội nghị tháng 10 của Trần Phú ý. Thì ngày thành lập Đảng anh nhớ là ghi vào tháng 1 thì phải. Cái này mình không nhớ chính xác, nhưng hồi đó ngày thành lập gọi là ngày thành lập Đảng Cộng sản ĐÔNG DƯƠNG. Còn Đảng Cộng sản Việt Nam gần như bị thủ tiêu khỏi các văn kiện. Cho đến mãi sau này. Đây là mình nói thêm thôi, bạn đừng ghi vào bài thi. Bạn ghi 3/2 thì Giám khảo có mà cãi trời
4.gif
.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top