• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ấn tượng cô tân SV học "không cần chép bài"

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Ấn tượng cô tân SV học "không cần chép bài"


“Khi làm bài, mình cần có người giúp đỡ để ghi lại. Sau khi đọc và suy nghĩ xong đề bài, mình phải đọc ý cho người giúp đỡ ghi ra nháp, sau đó xem lại các ý nháp, rồi dựa vào đó triển khai thành đoạn hoàn chỉnh trên nháp. Cuối cùng, từ đoạn nháp, mình đọc và sửa kỹ câu, từ rồi mới đọc để ghi vào bài”- là chia sẻ của Thùy Chi – Tân sinh viên Học viện báo chí tuyên truyền.

Rất nhiều độc giả vẫn còn ghi nhớ hình ảnh tại phòng thi: một thí sinh, 3 giám thị với cách làm bài thi đặc biệt: làm bài thi bằng hình thức nói, mùa thi 2010 tại hội đồng thi Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

Những ngày cuối tháng 9 này, tôi gặp lại bạn với hình ảnh tự tin của một nữ sinh viên tại Học Viện báo chí và tuyên truyền. Mọi ánh nhìn thân thương đều dành cho cô bạn: Nguyễn Thùy Chi - Lớp quản lý xã hội K.30.

View attachment 2285


Thùy Chi làm thủ tục nhập học

Ngày đầu tôi gặp bạn khi Chi đến làm thủ tục nhập học. Đáp lại sự giúp đỡ, chỉ dẫn của chúng tôi là nụ cười hiền và rạng rỡ. Tất cả sinh viên tiếp sinh ngày hôm đó đều thấy ấm áp khi nhận đựợc nụ cười ấy. Chúng tôi đã mở rộng cánh tay chào đón cô bạn có số phận thiệt thòi.

Thùy Chi sinh ra trong một gia đình có kinh tế khó khăn tại Phường Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai. Bạn là con một trong gia đình. Trong những ngày mang thai, mẹ bạn bị cúm (nhưng không để ý quan tâm vì cho là bệnh nhẹ và do điều kiện kinh tế gia đình) đã ảnh hưởng tới thai nhi, lúc sinh ra Chi chỉ nặng 1.3 kg và cơ thể bị dị tật. Lên 3 tuổi bố mẹ chia tay, Chi sống cùng bố và ông bà nội.

Chi Tâm sự: “Giờ mình không biết mẹ ở đâu. Mọi người đều bảo mình giống mẹ..”. Không thể tự đi lại, mọi hoạt động đều phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác, nhưng ý chí của Chi khiến ai cũng khâm phục. Lên 8 tuổi Chi vào lớp 1, và kết quả học tập của bạn trong tất cả các năm học rất đáng nể: Luôn luôn là học sinh tiên tiến và điểm tổng kết môn văn luôn trên 8. Văn học là môn học Chi yêu thích nhất và mong muốn sẽ trở thành một cử nhân ngữ văn.

Theo như cô bạn thân Quỳnh Trang (Hiện là Sinh viên lớp Phát thanh K.30 – Học viện báo chí và tuyên truyền) cùng với các thầy cô nhận xét: Chi có trí nhớ rất tốt. Rất khó để sử dụng được bút viết, nên trên lớp không chép được bài như các bạn, Chi chỉ nghe và nhớ. Công việc chủ yếu của bạn là đọc giáo trình, nghe giảng ghi nhớ và sau đó là đối chiếu với giáo trình.

Khi vào nhập học, Chi đã được các anh chị họ tặng một chiếc máy ghi âm. Đây là vật dụng mà bạn rất yêu quý và giúp ích rất nhiều trong việc học tập. Chi sử dụng máy để ghi âm lại lời thầy cô, sau đó về nghe lại, học bài nào nắm vững kiến thức bài ấy.

View attachment 2284


Thùy Chi được các SVTN giúp đỡ ngày nhập học

Quy trình làm bài thi của Chi là: Đọc đề, nói ý chính nhờ viết ra nháp, sau đó nhìn ý chính để triển khai thành đoạn ra nháp, nhìn nháp, chỉnh lại, sau đó đọc lại để ghi vào bài thi. Do phải cần đến sự giúp đỡ và quy trình làm bài thi của Chi dài hơn các bạn nên trong các cuộc thi, bạn thường chạy đua với thời gian. Nếu được sự đồng ý của giảng viên, Chi có thể nộp trực tiếp bài thi qua hình thức ghi âm.

Chi có khả năng sử dụng máy tính rất thành thạo, bạn rất thích viết và trả lời thư điện tử cho bạn bè, thầy cô. Đích thân bạn viết thư cho rất nhiều các tổ chức, đơn vị từ thiện.

Tuy không thực hiện đựơc giấc mơ trở thành một cử nhân ngữ văn, nhưng Chi đã biến một phần ước mơ của mình thành hiện thực khi trở thành một sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền , ngành quản lí xã hội. Chi cho biết lí do chọn ngành này đơn giản vì: “Mình nghĩ ngành này phù hợp với mình. Vì không thể đi lại nên mình hy vọng sau này có một công việc làm văn phòng.” Trước khi làm nguyện vọng bạn đã tìm hiểu thông tin trên mạng về ngành mình chọn.

Chi đang sống trong căn phòng nhỏ của kí túc xá cùng người giúp đỡ. Do điều kiện sức khỏe khiến bố và ông bà không thể xuống Hà Nội chăm sóc, nên những ngày đầu bác gái của Chi đã đi cùng và giúp bạn làm quen với cuộc sống thủ đô. Bác cho biết: “Gia đình đã liên hệ với trung tâm nghị lực sống và nhờ giúp đỡ khi Chi có việc cần ra ngoài. Việc đi học Của Chi đã có các bạn cùng lớp giúp. Nhưng sức khỏe Chi không được như các bạn, mà Hà Nội không khí không trong lành như ở quê nên chỉ sợ Chi ốm thôi”.

Sinh viên học viện và người dân quanh trường đã quen thuộc với hình ảnh của Thùy Chi khi bạn đi học và về. Ai ai cũng cầu cho bạn những điều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc cho nụ cười sẽ luôn rạng ngời trên khuôn mặt xinh xắn của Nguyễn Thùy Chi.



Theo GD&TĐ.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top