(Dân trí) - Giữa cái nóng bức của ngày hè, còn gì tuyệt vời hơn được ngâm mình dưới làn nước xanh vắt. Thế nhưng kèm theo đó là bao nguy cơ rình rập. Làm sao để mỗi ngày được đắm mình trong làn nước mát mà không phải lo lắng?
Bệnh về tai, mũi, họng
Bình thường, chỉ có một số vi khuẩn thường trú không gây bệnh tồn tại trong môi trường trong tai, mũi, họng. Thế nhưng khi đi bơi, đặc biệt là nước hồ bơi bị bẩn, vi khuẩn sẽ lọt vào vùng tai, mũi, họng và gây bệnh.
Bất cứ ai đi bơi cũng có nguy cơ mắc bệnh tai, mũi, họng, nhưng với những người vốn đã bị các bệnh lý viêm tai, viêm mũi dị ứng… thì khi đi bơi nguy cơ tái phát còn cao hơn.
Theo thạc sĩ Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai, tuyệt đối không đi bơi tại các bể bơi công cộng khi đang bị bệnh lý mũi xoang, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sau khi khỏi bệnh, nên kiêng một thời gian (khoảng 3 tháng) mới tiếp tục đi bơi. Nếu ngay sau khi hết triệu chứng mà đi bơi dễ làm bệnh tái phát.
Khi xuống hồ bơi nên bịt mũi bằng nút cao su để tránh nước bẩn vào mũi. Sau khi bơi, phải xỉ mũi thật sạch và làm cho nước ra khỏi tai (nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Dùng tăm bông lau khô nước đọng trong tai và sát trùng mũi, họng bằng những dung dịch sát trùng mũi-họng, nước muối.
Bệnh về mắt
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – Phó GĐ Viện Nhi TƯ cho biết, đi bơi, bệnh về mắt dễ bị lây truyền nhất là đau mắt đỏ. Virus gây đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong nước, nếu người bị đau mắt đỏ đi bơi, dễ dàng truyền bệnh cho người khác. Biểu hiện của đau mắt đỏ: mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt... Nếu chăm sóc không đúng cách hoặc điều trị muộn, bệnh có thể dẫn đến bội nhiễm hoặc viêm loét giác mạc, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là sẹo giác mạc và gây mù.
Đi bơi cũng có thể mắc bệnh lậu mắt như mắt viêm đỏ, chảy mủ nếu bị vi trùng lậu rơi vào mắt. Người bị bệnh lậu khi đi bơi sẽ là nguồn lây bệnh cho những người khác vì bệnh lậu có thể lây qua môi trường nước bình thường. Tuy nhiên nếu nước hồ bơi bảo đảm được sát trùng thì sẽ không lây bệnh. Nhưng phần lớn nước ở các hồ bơi đều không được đảm bảo, hơn nữa lượng người bơi càng lớn thì chất thải trong nước càng nhiều, chất lượng nước càng bị giảm đi.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Như Hoa, Bệnh viện Quốc tế Sài Gòn cho biết, nếu đeo kính khi bơi sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt. Bơi xong nên lau chùi mắt bằng bông gòn sạch, khăn sạch; tra các thuốc nhỏ mắt như: Natriclorid 0,9%, Neocin, Cloraxin 0,4% hoặc tự pha nước muối loãng vào chậu nước, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt.
Bệnh não mô cầu
Nguy cơ mắc bệnh não mô cầu khi đi bơi tuy thấp nhưng rất nguy hiểm. Vi khuẩn não mô cầu có trong nước hồ bơi, khi xâm nhập cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau: Đến họng gây viêm họng (sốt, đau họng), vào máu thì gây nhiễm trùng huyết (trên da xuất hiện những vùng xuất huyết hoại tử), đến màng não gây viêm màng não (sốt cao, nhức đầu, nôn ói, co giật), sốc (li bì, hôn mê, lạnh tay chân). Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong.
Để phòng ngừa bệnh não mô cầu, trẻ cần được tiêm phòng não mô cầu. Sau bơi, nếu trẻ được sát trùng mũi, họng cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh về da
Đi bơi có nguy cơ mắc bệnh viêm da như bệnh ghẻ và lang ben. Nếu người bị lang ben, ghẻ đi bơi, ấu trùng bệnh ghẻ và tế bào nấm sẽ rớt ra trong nước và gây bệnh cho những người khác.
Khi đi bơi về tốt nhất là tắm ngay bằng nước sạch và sử dụng xà bông diệt trùng. Nhưng quan trọng hơn, đó là mọi người cần có ý thức phòng ngừa bệnh cho người khác. Nếu bị bệnh, tốt nhất bạn nên điều trị khỏi bệnh rồi hãy đi bơi.
Bệnh về đường tiêu hoá
Người đi bơi uống phải nước bẩn từ hồ bơi có thể mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, một phần do có người bị tiêu chảy vẫn đi bơi, trong trường hợp không kiểm soát được cũng là nguồn lây bệnh cho những người khác. Vì vậy cần chọn lựa những hồ bơi đảm bảo được sát trùng vệ sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Lưu ý khi đi bơi
Đề phòng nhiễm lạnh và chuột rút: Trước khi xuống nước, cần phải vận động, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể. Tuyệt đối không nhảy xuống nước tắm hoặc bơi lội khi cơ thể đang ra mồ hôi, khi vừa tắm nắng hoặc ăn no.
Nhảy xuống nước khi cơ thể nhiều mồ hôi sẽ rất dễ bị cảm lạnh đột ngột. Nguyên nhân là cơ thể không kịp phản ứng trước sự thay đổi nhiệt độ quá bất ngờ. Đây là lý do chính làm cho một số người biết bơi giỏi cũng bị chết đuối ngay ở chỗ nước nông.
Không nên ngâm mình quá lâu dưới nước, phải lên bờ ngay khi cảm thấy mệt hoặc lạnh. Không vận động trước khi bơi và bơi lội lâu quá mức còn có thể dẫn đến chuột rút sẽ rất nguy hiểm.
Đối với trẻ mới tập bơi:
Thời gian ở dưới nước không nên kéo dài quá 30 phút. Những em đã biết bơi cũng phải bơi có điều độ, vừa sức. Chỉ nên bơi ở những chỗ nước sạch, không nên bơi ở những hồ bơi nước quá bẩn hay ở ao tù, những sông có nhiều cống rãnh đổ vào.
Không được tắm, bơi ở những chỗ nước quá sâu, nước chảy xiết, có nhiều rong rêu mọc ngầm để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi tắm phải dùng phao bơi và bơi trong khu vực đông người, tắm đúng nơi quy định dành cho lứa tuổi; đi tắm phải có ít nhất hai người để có thể trợ giúp lẫn nhau khi mệt mỏi, khó chịu, chuột rút...
Hồng Hải
Bệnh về tai, mũi, họng
Bình thường, chỉ có một số vi khuẩn thường trú không gây bệnh tồn tại trong môi trường trong tai, mũi, họng. Thế nhưng khi đi bơi, đặc biệt là nước hồ bơi bị bẩn, vi khuẩn sẽ lọt vào vùng tai, mũi, họng và gây bệnh.
Bất cứ ai đi bơi cũng có nguy cơ mắc bệnh tai, mũi, họng, nhưng với những người vốn đã bị các bệnh lý viêm tai, viêm mũi dị ứng… thì khi đi bơi nguy cơ tái phát còn cao hơn.
Theo thạc sĩ Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai, tuyệt đối không đi bơi tại các bể bơi công cộng khi đang bị bệnh lý mũi xoang, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sau khi khỏi bệnh, nên kiêng một thời gian (khoảng 3 tháng) mới tiếp tục đi bơi. Nếu ngay sau khi hết triệu chứng mà đi bơi dễ làm bệnh tái phát.
Khi xuống hồ bơi nên bịt mũi bằng nút cao su để tránh nước bẩn vào mũi. Sau khi bơi, phải xỉ mũi thật sạch và làm cho nước ra khỏi tai (nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Dùng tăm bông lau khô nước đọng trong tai và sát trùng mũi, họng bằng những dung dịch sát trùng mũi-họng, nước muối.
Bệnh về mắt
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – Phó GĐ Viện Nhi TƯ cho biết, đi bơi, bệnh về mắt dễ bị lây truyền nhất là đau mắt đỏ. Virus gây đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong nước, nếu người bị đau mắt đỏ đi bơi, dễ dàng truyền bệnh cho người khác. Biểu hiện của đau mắt đỏ: mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt... Nếu chăm sóc không đúng cách hoặc điều trị muộn, bệnh có thể dẫn đến bội nhiễm hoặc viêm loét giác mạc, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là sẹo giác mạc và gây mù.
Đi bơi cũng có thể mắc bệnh lậu mắt như mắt viêm đỏ, chảy mủ nếu bị vi trùng lậu rơi vào mắt. Người bị bệnh lậu khi đi bơi sẽ là nguồn lây bệnh cho những người khác vì bệnh lậu có thể lây qua môi trường nước bình thường. Tuy nhiên nếu nước hồ bơi bảo đảm được sát trùng thì sẽ không lây bệnh. Nhưng phần lớn nước ở các hồ bơi đều không được đảm bảo, hơn nữa lượng người bơi càng lớn thì chất thải trong nước càng nhiều, chất lượng nước càng bị giảm đi.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Như Hoa, Bệnh viện Quốc tế Sài Gòn cho biết, nếu đeo kính khi bơi sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt. Bơi xong nên lau chùi mắt bằng bông gòn sạch, khăn sạch; tra các thuốc nhỏ mắt như: Natriclorid 0,9%, Neocin, Cloraxin 0,4% hoặc tự pha nước muối loãng vào chậu nước, ngụp mặt vào và chớp chớp mắt để vệ sinh mắt.
Bệnh não mô cầu
Nguy cơ mắc bệnh não mô cầu khi đi bơi tuy thấp nhưng rất nguy hiểm. Vi khuẩn não mô cầu có trong nước hồ bơi, khi xâm nhập cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau: Đến họng gây viêm họng (sốt, đau họng), vào máu thì gây nhiễm trùng huyết (trên da xuất hiện những vùng xuất huyết hoại tử), đến màng não gây viêm màng não (sốt cao, nhức đầu, nôn ói, co giật), sốc (li bì, hôn mê, lạnh tay chân). Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong.
Để phòng ngừa bệnh não mô cầu, trẻ cần được tiêm phòng não mô cầu. Sau bơi, nếu trẻ được sát trùng mũi, họng cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh về da
Đi bơi có nguy cơ mắc bệnh viêm da như bệnh ghẻ và lang ben. Nếu người bị lang ben, ghẻ đi bơi, ấu trùng bệnh ghẻ và tế bào nấm sẽ rớt ra trong nước và gây bệnh cho những người khác.
Khi đi bơi về tốt nhất là tắm ngay bằng nước sạch và sử dụng xà bông diệt trùng. Nhưng quan trọng hơn, đó là mọi người cần có ý thức phòng ngừa bệnh cho người khác. Nếu bị bệnh, tốt nhất bạn nên điều trị khỏi bệnh rồi hãy đi bơi.
Bệnh về đường tiêu hoá
Người đi bơi uống phải nước bẩn từ hồ bơi có thể mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, một phần do có người bị tiêu chảy vẫn đi bơi, trong trường hợp không kiểm soát được cũng là nguồn lây bệnh cho những người khác. Vì vậy cần chọn lựa những hồ bơi đảm bảo được sát trùng vệ sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Lưu ý khi đi bơi
Đề phòng nhiễm lạnh và chuột rút: Trước khi xuống nước, cần phải vận động, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể. Tuyệt đối không nhảy xuống nước tắm hoặc bơi lội khi cơ thể đang ra mồ hôi, khi vừa tắm nắng hoặc ăn no.
Nhảy xuống nước khi cơ thể nhiều mồ hôi sẽ rất dễ bị cảm lạnh đột ngột. Nguyên nhân là cơ thể không kịp phản ứng trước sự thay đổi nhiệt độ quá bất ngờ. Đây là lý do chính làm cho một số người biết bơi giỏi cũng bị chết đuối ngay ở chỗ nước nông.
Không nên ngâm mình quá lâu dưới nước, phải lên bờ ngay khi cảm thấy mệt hoặc lạnh. Không vận động trước khi bơi và bơi lội lâu quá mức còn có thể dẫn đến chuột rút sẽ rất nguy hiểm.
Đối với trẻ mới tập bơi:
Thời gian ở dưới nước không nên kéo dài quá 30 phút. Những em đã biết bơi cũng phải bơi có điều độ, vừa sức. Chỉ nên bơi ở những chỗ nước sạch, không nên bơi ở những hồ bơi nước quá bẩn hay ở ao tù, những sông có nhiều cống rãnh đổ vào.
Không được tắm, bơi ở những chỗ nước quá sâu, nước chảy xiết, có nhiều rong rêu mọc ngầm để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi tắm phải dùng phao bơi và bơi trong khu vực đông người, tắm đúng nơi quy định dành cho lứa tuổi; đi tắm phải có ít nhất hai người để có thể trợ giúp lẫn nhau khi mệt mỏi, khó chịu, chuột rút...
Hồng Hải