rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Trong bài viết trước, tôi đã thảo luận về tại sao một số người dường như thiếu sự thấu cảm. Câu trả lời ngắn là sự thấu cảm (cảm thấy đau khổ khi thấy nỗi đau của người khác) có thể gây kiệt sức. Tôi cũng nói về những kết quả thú vị của một nghiên cứu cho thấy lòng từ bi có thể được luyện tập như một chiến lược đương đầu hiệu quả cao để vượt qua nỗi đau thấu cảm và tăng cường sự phục hồi. Thay vì cảm thấy bị quá tải bởi việc trải nghiệm nỗi đau khi nhìn thấy đau khổ của người khác (xảy ra trong thấu cảm), lòng từ bi cho phép một người cảm thấy quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác hơn là bị nỗi đau khổ làm quá tải. Điều này cho phép chúng ta giúp đỡ hiệu quả và tìm được sự bình an và thoả mãn từ hành động làm giảm nỗi đau khổ của người khác.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu đó, tất cả những người tham gia đều là nữ. Điều đó có thể khiến người đọc tự hỏi tại sao các nhà nghiên cứu loại trừ đàn ông và liệu các kết quả đó có ứng với đàn ông hay không.
Đàn ông và phụ nữ có thấu cảm như nhau?
Đây dường như là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời là không. Nhiều nghiên cứu từng được thực hiện để kiểm tra vấn đề này, với những kết quả mâu thuẫn. Ví dụ, một nghiên cứu theo dõi sự phát triển về mặt xã hội của hơn 500 thanh thiếu niên nam và nữ trong 6 năm. Những đánn giá họ xem xét bao gồm mối quan tâm thấu cảm và khả năng nhìn thấy tình huống cảm xúc từ quan điểm của người khác. Các bạn gái vượt qua các bạn trai ở cả hai đánh giá.
Chúng ta có thể kết luận từ điều này là nữ thấu cảm hơn nam. Nhưng điều khó khăn là nghiên cứu này (giống như đa số nghiên cứu về thấu cảm) dựa vào sự tự thông báo: Những người tham gia đơn giản là thông báo họ cảm thấy đau khổ như thế nào hoặc nhìn sự việc từ quan điểm của người khác thì dễ dàng hoặc khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, khi những đánh giá sinh lý được thực hiện thì những sự khác biệt giới đó có xu hướng biến mất. Ví dụ, trong nghiên cứu khác, các thanh thiếu niên nam và nữ đưa ra những thông báo về bản thân và nhiều đánh giá sinh lý được thực hiện trong khi họ xem những clip sinh động miêu tả về những người đang bị tổn thương. Những người tham gia nữ đạt số điểm cao hơn nam về bài tự thông báo thấu cảm, và sự khác biệt này tăng lên theo độ tuổi. Ngược lại, không có những sự thay đổi khác biệt liên quan đến giới được phát hiện trong huyết áp, nhịp tim hoặc giãn đồng tử – tất cả đánh giá của phản ứng cảm xúc. Các kết quả đó cho rằng nam và nữ cảm nhận điều tương tự, nhưng thông báo về điều họ cảm nhận một cách khác nhau.
Đàn ông và phụ nữ dùng mạch thần kinh khác nhau khi xử lý và làm cùn các cảm xúc. Não đàn ông dường như phản ứng làm cùn tự động (và vô thức) trước kích thích cảm xúc thông qua sự hợp nhất những mạch thần kinh cảm xúc và nhận thức. Kết quả là phụ nữ nhanh hơn và chính xác hơn đàn ông khi phân biệt các cảm xúc. Nhược điểm là làm tăng nguy cơ bị quá tải.
Một nghiên cứu gần đây do tiến sỹ Yoshiya Moriguchi dẫn đầu (National Institute of Mental Health) chứng minh điều này khá rõ ràng.
Đàn ông (n = 17) và phụ nữ trưởng thành (n = 17) xem các tấm ảnh thường gây ra những phản ứng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực mạnh mẽ. Trong lúc xem các tấm ảnh, họ đánh giá những cảm xúc trong từng lúc của họ và trải qua máy quét não fMRI.
Các kết quả chỉ ra khá rõ ràng rằng đàn ông và phụ nữ không khác nhau trong cường độ của những phản ứng cảm xúc của họ trước những tấm ảnh. Nhưng mạch thần kinh được dùng trong qua trình xử lý cảm xúc thì khác nhau giữa hai giới. Phụ nữ có hoạt động thần kinh trong vỏ não thuỷ đảo, tương ứng với những cảm giác cơ thể. Ngược lại, đàn ông có những phản ứng thần kinh trong vỏ não thị giác. Trong lúc xử lý những hình ảnh đó, não đàn ông cũng ngay lập tức kích hoạt mạch thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh những sự thay đổi sự chú ý đến thế giới. Điều này cho phép họ chuyển những tác động cảm xúc của những tấm ảnh ra khỏi bản thân họ.
Liệu sự dịch chuyển tự động tác động cảm xúc ra khỏi bản thân một người là có tính thích nghi? Nó tuỳ thuộc. Ngược lại, phụ nữ có nguy cơ bị quá tải về cảm xúc và kiệt sức nếu họ nhiều lần trải nghiệm sự đau khổ trong bản thân họ khi nhìn thấy những người khác đang đau khổ. Điều đó cho thấy những cơ chế làm một người xa cách khỏi nỗi đau của người khác có thể mang tính thích nghi. Mặt khác, khoảng cách đó cũng cho phép một người phớt lờ nỗi đau của những người khác hoặc chịu đựng nỗi đau đó với ít đau khổ cho bản thân. Khoảng cách đó có thể mang tính thích nghi cho chiến đấu, tra tấn, hoặc hành động tàn ác, nhưng có thể gây ra rắc rối cho việc phát triển khả năng giúp đỡ xã hội
Trong cả hai trường hợp, người ta đề xuất rằng việc huấn luyện lòng từ bi là cần thiết với cả hai giới. Việc huấn luyện đó cho phép cả hai giới học cách tách bản thân ra theo cách nuôi dưỡng hành động thương người hơn là bị nỗi đau của người khác làm quá tải hoặc không quan tâm
Nguồn
Are Males and Females Equally Emotional?
The sexes experience emotions the same but process them differently
Published on June 23, 2014 by Denise Cummins, Ph.D. in Good Thinking
PsychologyToday
Tuy nhiên, trong nghiên cứu đó, tất cả những người tham gia đều là nữ. Điều đó có thể khiến người đọc tự hỏi tại sao các nhà nghiên cứu loại trừ đàn ông và liệu các kết quả đó có ứng với đàn ông hay không.
Đàn ông và phụ nữ có thấu cảm như nhau?
Đây dường như là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời là không. Nhiều nghiên cứu từng được thực hiện để kiểm tra vấn đề này, với những kết quả mâu thuẫn. Ví dụ, một nghiên cứu theo dõi sự phát triển về mặt xã hội của hơn 500 thanh thiếu niên nam và nữ trong 6 năm. Những đánn giá họ xem xét bao gồm mối quan tâm thấu cảm và khả năng nhìn thấy tình huống cảm xúc từ quan điểm của người khác. Các bạn gái vượt qua các bạn trai ở cả hai đánh giá.
Chúng ta có thể kết luận từ điều này là nữ thấu cảm hơn nam. Nhưng điều khó khăn là nghiên cứu này (giống như đa số nghiên cứu về thấu cảm) dựa vào sự tự thông báo: Những người tham gia đơn giản là thông báo họ cảm thấy đau khổ như thế nào hoặc nhìn sự việc từ quan điểm của người khác thì dễ dàng hoặc khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, khi những đánh giá sinh lý được thực hiện thì những sự khác biệt giới đó có xu hướng biến mất. Ví dụ, trong nghiên cứu khác, các thanh thiếu niên nam và nữ đưa ra những thông báo về bản thân và nhiều đánh giá sinh lý được thực hiện trong khi họ xem những clip sinh động miêu tả về những người đang bị tổn thương. Những người tham gia nữ đạt số điểm cao hơn nam về bài tự thông báo thấu cảm, và sự khác biệt này tăng lên theo độ tuổi. Ngược lại, không có những sự thay đổi khác biệt liên quan đến giới được phát hiện trong huyết áp, nhịp tim hoặc giãn đồng tử – tất cả đánh giá của phản ứng cảm xúc. Các kết quả đó cho rằng nam và nữ cảm nhận điều tương tự, nhưng thông báo về điều họ cảm nhận một cách khác nhau.
Đàn ông và phụ nữ dùng mạch thần kinh khác nhau khi xử lý và làm cùn các cảm xúc. Não đàn ông dường như phản ứng làm cùn tự động (và vô thức) trước kích thích cảm xúc thông qua sự hợp nhất những mạch thần kinh cảm xúc và nhận thức. Kết quả là phụ nữ nhanh hơn và chính xác hơn đàn ông khi phân biệt các cảm xúc. Nhược điểm là làm tăng nguy cơ bị quá tải.
Một nghiên cứu gần đây do tiến sỹ Yoshiya Moriguchi dẫn đầu (National Institute of Mental Health) chứng minh điều này khá rõ ràng.
Đàn ông (n = 17) và phụ nữ trưởng thành (n = 17) xem các tấm ảnh thường gây ra những phản ứng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực mạnh mẽ. Trong lúc xem các tấm ảnh, họ đánh giá những cảm xúc trong từng lúc của họ và trải qua máy quét não fMRI.
Các kết quả chỉ ra khá rõ ràng rằng đàn ông và phụ nữ không khác nhau trong cường độ của những phản ứng cảm xúc của họ trước những tấm ảnh. Nhưng mạch thần kinh được dùng trong qua trình xử lý cảm xúc thì khác nhau giữa hai giới. Phụ nữ có hoạt động thần kinh trong vỏ não thuỷ đảo, tương ứng với những cảm giác cơ thể. Ngược lại, đàn ông có những phản ứng thần kinh trong vỏ não thị giác. Trong lúc xử lý những hình ảnh đó, não đàn ông cũng ngay lập tức kích hoạt mạch thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh những sự thay đổi sự chú ý đến thế giới. Điều này cho phép họ chuyển những tác động cảm xúc của những tấm ảnh ra khỏi bản thân họ.
Liệu sự dịch chuyển tự động tác động cảm xúc ra khỏi bản thân một người là có tính thích nghi? Nó tuỳ thuộc. Ngược lại, phụ nữ có nguy cơ bị quá tải về cảm xúc và kiệt sức nếu họ nhiều lần trải nghiệm sự đau khổ trong bản thân họ khi nhìn thấy những người khác đang đau khổ. Điều đó cho thấy những cơ chế làm một người xa cách khỏi nỗi đau của người khác có thể mang tính thích nghi. Mặt khác, khoảng cách đó cũng cho phép một người phớt lờ nỗi đau của những người khác hoặc chịu đựng nỗi đau đó với ít đau khổ cho bản thân. Khoảng cách đó có thể mang tính thích nghi cho chiến đấu, tra tấn, hoặc hành động tàn ác, nhưng có thể gây ra rắc rối cho việc phát triển khả năng giúp đỡ xã hội
Trong cả hai trường hợp, người ta đề xuất rằng việc huấn luyện lòng từ bi là cần thiết với cả hai giới. Việc huấn luyện đó cho phép cả hai giới học cách tách bản thân ra theo cách nuôi dưỡng hành động thương người hơn là bị nỗi đau của người khác làm quá tải hoặc không quan tâm
Nguồn
Are Males and Females Equally Emotional?
The sexes experience emotions the same but process them differently
Published on June 23, 2014 by Denise Cummins, Ph.D. in Good Thinking
PsychologyToday