Ăn nhiều rau xanh, trẻ bị thiếu máu

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0

ĂN NHIỀU RAU XANH, TRẺ BỊ THIẾU MÁU

Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ cho trẻ ăn càng nhiều rau xanh sẽ tốt vì sẽ cung cấp nhiều vitamin. Nhưng việc lạm dụng rau xanh dễ khiến trẻ bị thiếu máu.


Đã thế, do triệu chứng của bệnh không điển hình, gặp ở nhiều bệnh khác nhau, nên trẻ mắc bệnh thiếu máu dễ bị bỏ qua.

30% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu

Mấy hôm thời tiết thay đổi, bé Tuấn, bốn tuổi, con chị Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội), bị ho nhiều, đau rát họng nên gia đình đưa đi khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.



Sau khi khám họng, các bác sĩ thấy da bé Tuấn hơi xanh, niêm mạc mắt và lòng bàn tay nhợt nhạt nên cho làm thêm xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy, bé Tuấn bị thiếu máu. “Thỉnh thoảng thấy bé kêu chóng mặt, đang chạy nhảy lại thở dốc, mặt nhợt, nhưng gia đình cho rằng do bé nô đùa quá sức. Từ trước đến nay, tôi không biết là trẻ nhỏ cũng bị thiếu máu mà cứ tưởng bệnh này chỉ gặp ở người lớn và bà bầu”, chị Bình tâm sự.


anrau.jpg

Nhiều trẻ bị thiếu máu vì chế độ ăn không hợp lý

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết không riêng gì chị Bình mà rất nhiều bậc cha mẹ không nhận thức được căn bệnh thiếu máu ở trẻ. Kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 cho thấy gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thiếu máu.


Tuy nhiên, hầu hết trẻ chỉ được phát hiện khi đến bệnh viện khám một bệnh nào đó. Với các trường hợp trẻ thiếu máu nhẹ chỉ có biểu hiện da hơi xanh, niêm mạc môi và vành mắt nhợt nhạt. Nặng hơn thì da xanh nhiều, thậm chí có trường hợp thiếu máu quá nặng sẽ dẫn tới suy tim, khó thở, tim đập nhanh hoặc là trẻ bị phù.

Mắc bệnh vì lạm dụng rau xanh

Tiến sĩ Dũng cho biết, nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ nhỏ là thiếu sắt do ăn quá nhiều rau. “Nhiều bà mẹ trong thực đơn cháo của trẻ cho tới 6 loại rau, củ quả xay nhuyễn. Việc ăn quá nhiều rau làm cản trở hấp thụ sắt, gây ra thiếu máu”, tiến sĩ Dũng nói.

Một nguyên nhân khác gây thiếu máu là trẻ mắc bệnh lý chảy máu dạ dày hoặc có nhiều giun, đặc biệt là giun móc và giun tóc nhưng không được tẩy giun định kỳ.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ thiếu máu do bệnh lý cần phải được tẩy giun, chữa loét dạ dày. Nếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, cha mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, dùng nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứa nhiều sắt như thịt, gan, trứng… Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn rau quả và thức ăn giàu vitamin C, vì đây là chất giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt. Cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa trong bữa ăn vì sữa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Đối với trẻ thiếu máu nặng có thể cho uống bổ sung sắt. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ liều lượng bổ sung sắt của bác sĩ, uống ít nhất trong vòng một tháng và nhiều nhất là ba tháng. Thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm, vì thiếu sắt gây thiếu máu còn thừa sắt dẫn đến hiện tượng gan, lách, phổi bị nhiễm sắt.


Theo Xuân Trường
Đất Việt
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top