Tiếng Việt chỉ có 36 âm vị ? Một trong những phương cách hữu hiệu để tìm nguồn gốc tiếng Việt là xác định được ngữ hệ và các cấu tạo cơ bản của tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu tiếng Việt từ xưa chỉ trông cậy vào các học giả Tây phương, nhưng hiện nay họ ít nghiên cứu tiếng Việt vì có thể họ cho rằng người Việt có đầy đủ khả năng và đã khảo sát kỹ càng tiếng Việt.
Thực tế thì trái lại rất ít người Việt chịu khó nghiên cứu nguồn gốc tiếng Việt, nhất là cách cấu tạo cơ bản, vì ngôn học là môn học rất khó hiểu, khô khan, không lôi cuốn được người đọc. Còn nếu có học giả khảo cứu thì thường đưa ra nhiều kết luận không rõ ràng, không phù hợp với các định nghĩa. Bài này có mục đích minh định lại các phần cơ bản nhất của ngôn ngữ, đó là âm vị mà số học giả Việt khảo cứu tiếng Việt còn ít hơn cả người Trung Hoa . Sở dĩ có bài này là do cách nay một vài năm có đọc trên Internet nước ngoài đăng tải một phát biểu của tiến sĩ ngôn ngữ Hà Nội cho rằng tiếng Việt có 36 âm vị và từ đó đến nay không ai thắc mắc gì cạ Nhận định của nhà ngôn ngữ đã làm tác giả ngạc nhiên vì nếu căn cứ theo nhiều tài liệu Tây phương thì số âm vị này quá ít nếu đem so với tiếng Khmer và Thái. Tiếng Việt là tổng hợp của nhiều thứ tiếng, trong số đó có cả tiếng Mon-Khmer và Thái, nên không thể nào có số âm vị quá khiêm nhường như thế .
Cuốn Thai phrase book ... dictionary chi thấy tiếng Thái có 74 âm vị gồm 21 phụ âm, 48 nguyên âm và 5 thanh. Cuốn sách hướng dẫn du lịch Cambuchia của nhà xuất bản Lonely Planet cho rằng tiếng Khmer có 57 âm vị gồm 33 phụ âm và 24 nguyên âm.
Ngay cả tiếng Anh tuy là ngôn ngữ đa âm tiết mà cũng có 43 âm vị gồm 13 nguyên âm và 30 phụ âm theo bảng Phoneme Codes, International Phonetic Alphabet (IPA), tự điển Wikipediạ Một tác giả khác cho tiếng Anh có 40 âm vi Vì âm vị rất khó hiểu và khó phân tích nên ngay cả các nhà ngôn ngữ học Tây phương cũng không nhất trí về con số âm vị tiếng Anh, huống hồ là ta .
""Nghe nói chồng ba ta là nhà ngôn ngữ học ?""
""Vâng, ông ta nói được ba thứ tiếng.... đế quốcđoanh, bia đá ôm Đại-hàn và cờ Tây ""
Vốn không biết một tí gí về ngôn ngữ học và cái ông Tiến sĩ này lại chỉ phát biểu suông, không đưa ra giải thích hay nêu ra bảng liệt kê các âm vị nên không rõ ông ông ta đếm theo kiểu nào để ta có thể phân tích và bàn luận
""Cô có biết đã lái hơn 100 cây số một giờ không?", cảnh sát công lộ hỏi.
"Không thể được", cô Ký Điệu chống chệ"Tôi chỉ mới rời nhà có hai mươi phút mà"
Như vậy là có ba loại người trong xã hội - người biết đếm và người không biết đếm.
Tuy không có một chút đầu mối nào nhưng muốn tìm hiểu thì không phải là không có cách. Cách dễ nhất là thăm dò những người có thẩm quyền về ngôn ngữ học coi họ có ý kiến như thế nào. Đi hỏi một Tiến sĩ ngôn ngữ học VN là tiếng Việt có bao nhiêu âm vị thì được trả lời là có 36, y chang cái ông Hà Nội. Lại hỏi thêm ""oi""trong oi ả có bao nhiêu âm vị thì trả lời là 2.
Câu trả lời này cho thấy có một sự khác biệt với ý niệm thông thường của các nhà ngữ học Tây phương. Số âm vị quá ít là do sự đồng hoá âm vị với chữ cái, nghĩa là đập vỡ các âm vị phức tạp thành từng mảnh vụn theo kiểu bắn phá nguyên tử bằng trung hòa tử, một điều mà Tây không làm.
Phương cách khác, không phải bằng cách tra cứu sách vỡ vì sách vở về âm vị tiếng Việt rất hiếm hoi, mà tìm kiếm Vietnamese phoneme trên Internet bằng máy rà tìm Goeglẹ Có nhiều trạm mạng về Chinese phoneme nhưng chỉ có một bài của ngừơi Việt về âm vị VN.
Vài bài của người Trung Hoa viết về âm vị tiếng Việt !!!
Bài của tác giả Taiffalo thì khá rõ ràng gồm có bốn bài, nghiên cứu và phân tích âm vị tiếng Việt thuộc, tác giả cũng cho rằng tiếng Việt phát âm miền Bắc gồm có 36 âm vị và phân chia như sau :
19 phụ âm
b , /c/ chết , /d/ (đi), /f/ phở, g , h , /k/ (C, K, Q như quít kia cà), l , m, n , nh , /ng/ (nghi ngờ), p (pin), /s/ (cả x lẫn s như xứ sở), t, /th/ , /v/, /x / (khí), /z / (gi và r như ra gì)
11 nguyên âm
i /i/ lính biết, đi chịu
ê /e/ ếch hiểu hết
ư / / tư người
ơ /F/ chợ sớm
u /u/ chụp chum
ô /o/ tôi buồn quốc hôm
e /E/ meo
o / / ngon
a /a/ bài làm
ă /ce/ ăn
ay /A/ may phay
Tổng cộng có 36 âm vị = 6 thanh+19 phụ âm + 11 nguyên âm Cuối cùng rồi cũng tìm ra được đâu là âm vị tiếng Việt. Như vậy là nhất quá tam, cả ba học giả gạo cội đều nhất trí về cùng con số 36. Tuy thế nhưng xác suất đúng có thể không cao vì chưa được chọn lựa một cách ngẫu nhiên vì có thể cả ba học cùng một sách vở hay thuộc cùng một trường phái cổ điển, không coi các nhị trùng âm và tam trùng âm là âm vi Họ đồng nghĩa âm vị với chữ cái, cộng thêm các dấu ă,â,ô,ơ,ư,ê và 6 thanh thành 36 âm vi Phải chăng các nhà ngôn ngữ này có nhận định đúng hơn các nhà ngôn ngữ học Tây phương?
Bài duy nhất của người Việt trên Internet không đề xuất xứ cho rằng tiếng Việt miền Bắc có 44 âm vị gồm có 6 thanh, 22 phụ âm (không có r, tr,s, giống như nhận định của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đình Hoà nói ở dưới), 13 nguyên âm, 3 nhị trùng âm (có nhị trùng âm nhưng quá ít). Vì phần liệt kê bị để trắng nhách không nhìn thấy gì cả nên cũng không có cách gì để phê phán.
Muốn biết các nhận định của người Trung Hoa về ngôn ngữ Việt có chính xác hay không, ta hãy xem người Trung Hoa khảo cứu âm vị tiếng Trung Hoa như thế nào để thẩm định khả năng của ho
Âm vị tiếng Hán
Một bài khảo cứu rất công phu của Chinese Accademy of Sciences ở Beijing lốt xuống (download) từ Internet cho rằng
-tiếng Trung Hoa có 140 âm vị với thanh sắc (Chinese has 140 phonemes considering tone)
-Tiếng Trung Hoa có 405 âm tiết không thanh sắc (Chinese has 405 syllables without tone (C+V or C+V+Nasal).
-Tiếng Trung Hoa có số âm tiết với thanh sắc khoảng 1300 (Chinese has a limited number of syllables about 1,300 considering tone)
Viện ngôn ngữ BK có nhận định sai lầm là sát nhập thanh sắc vào âm vị chớ không coi thanh sắc là âm vị (Xem phần thanh sắc ở dưới). Vì số âm vị được nhân với 5 thanh nên tổng số âm vị trở thành 140 âm vị, đứng vị trí number one trên thế giới, qua mặt cả tiếng Việt Thái Khmer! Điều này khó có thể là một hiện thực.
Các nhà ngôn ngữ học Trung Hoa định nghĩa âm vị khác, mỗi người một ỵ Một học giả khác cho rằng tiếng Trung Hoa có 45 âm vị như sau :
5 thanh không sắc hỏi huyền nặng
25 phụ âm:
b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r x c s @ (th) y w yu
15 nguyên âm:
a o/e ai ei/ie ao ou an en ang eng ong I u u" er Tác giả coi nhị trùng âm là âm vi Có sự nhầm lẫn là các âm an, en, ang, eng, ong không phải là âm vị mà là âm tiết. Ang là một âm tiết gồm có hai âm vị a và ng. Như vậy tiếng Trung Hoa chỉ có 10 nguyên âm.
Thay vì có 25 + 15 + 5 = 45 âm vị tiếng Trung Hoa có tổng số âm vị là 25 phụ âm + 1 (ng) + 10 nguyên âm + 5 thanh = 41 âm vị, ở vị trí trung bình.
Con số 41 cũng còn nhiều hơn số âm vị tiếng Việt, một điều khó có thể xãy ra vì tiếng Việt có số âm tiết gắp 20 lần tiếng Hán nên không thể nào có số âm vị ít hơn được.
Muốn biết sự thật như thế nào thì không còn cách nào khác hơn là phải xem xét lại thật cặn kẽ các định nghĩa về nguyên âm và âm vị .
Các định nghĩa cơ bản
Các định nghĩa dưới đây về phoneme, syllable, word được phối hợp và điều chỉnh lại từ nhiều tự điển tiếng Anh. Ngay cả các định nghĩa trích từ các tự điển to tổ bố này cũng không thật chặt chẽ, đâu ra đấy mà thường là để lững lơ như con cá vàng, ai hiểu sao thì hiểu và do đó dễ gây ra ngộ nhận. Sẽ đưa ra định nghĩa Nguyên âm. Sau đây là vài định nghĩa của nguyên âm từ nhiều tự điển:
+Một đơn vị nhỏ nhất của lời nói có thể làm thành một tiết.
+Một đơn vị nhỏ nhất của lời nói có thể tự thành hình bằng một luồng hơi thở liên tục và cũng có thể, tự mình, làm thành một tiết.
+Tiếng nói tạo bởi sự rung động của dây phát âm nhưng không có sự cọ sát nghe được.
Tóm lại ""Nguyên âm là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, phát âm liên tục, có thể tự làm thành một tiết""
Từ oai có bao nhiêu nguyên âm? Các nhà ngôn ngữ học Việt và Trung Hoa cho là có ba nguyên âm là o, a và i nhưng theo định nghĩa trên thì chỉ có một nguyên âm duy nhất vì từ oai phát âm liên tục chớ không bị đứt đọan.
Phụ âm còn được gọi là tử âm (consonant, có nghĩa là hoà hợp tiếng), một tiếng khi thành lập một tiết phải kết hợp với nguyên âm nghĩa là tự một mình nó không thể tạo ra một âm được như các âm t, m, k. Bán âm là âm nằm giữa nguyên âm và phụ âm nghĩa là phát âm như nguyên âm nhưng phải đi kèm theo nguyên âm. Tiếng Anh có hai bán âm /j/ ( phát âm giống y, như young hay D nhẹ miền Nam) và /w/ (phát âm gần với giống u, như with). Tiếng Pháp có ba bán âm là /j/, w và /hui/ như trong huit (tám).
Tiếng Việt có bán âm w như quà (wà, miền Nam) và Y ký hiệu là /j/ đọc như D nhe
Một cán bộ nói joke (dốc) với dân miền Nam "Nông trường ở miền Bắc rất rộng, ruộng của công tử Bạc Liêu đem so thì chẳng thắm vào đâu. Công nhân thường thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, lái xe cả ngày, tới chiều tối may ra mới đi hết nông trường" Một nông dân miền Nam suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời:"Chúng tôi đôi khi cũng có một chiếc xe như thế" Nguyên âm kép (Nhị trùng âm, diphthong): còn gọi là nguyên âm lướt tức là gliding vowel, một âm thay đổi phẩm chất trong một tiết đơn độc. Âm bắt đầu từ một nguyên âm và chuyển sang một nguyên âm khác. Thí dụ như ấy, oi, hao, biu, hia, toát, ai, tâu, tương.
Nguyên âm ba (tam trùng âm, triphthong) như khuya, tươi, tuyên.
Tiếp tố (Affixation) : prefix tiền tố, suffix hậu tộ Tiếng Việt không có tiếp tố nên ta khỏi mất công khảo cứu.
Âm vị (phoneme): Đây là một trong những từ khó định nghĩa cho thật chặt chẽ và rõ ràng. Nhiều tự điển Anh ngữ có một định nghĩa khác nhau như dưới đây
+Đơn vị nhỏ nhất của một ngôn ngữ có thể truyền đạt một ý nghĩa cá biệt, như m của mat và b của bat.
+Đơn vị của tiếng nói cá biệt từ đó âm tiết được thành hình.
+Âm vị là tiếng nhỏ nhất (smallest sound) trong ngôn ngựõ
+Đơn vị âm thanh không thể phân tích thành đơn vị nhỏ hơn (mà không làm thay đổi nghĩa của tự
+Đơn vị nhỏ nhất của tiếng nói trong một ngôn ngữ có thể làm phân biệt hai từ như pan và ban.
+Âm vị là đơn vị nhỏ nhất một đơn vị cơ bản và lý thuyết của tiếng nói của âm có thể làm thay đổi nghĩa của một tự Tùy theo ngôn ngữ và tùy theo chữ cái, âm vị có thể được viết bằng một chữ cái, có nhiều trường hợp ngoại lệ (nhất là trong tiếng Anh).
+Đơn vị nhỏ nhất của âm trong một ngôn ngữ, và là thành phần cấu tạo tiết, như đơn vị ba thành phần (phụ âm, nguyên âm, phụ âm) mà sự thay đổi sẽ làm thay đổi nghĩa của từ (word), như làm phân biệt hai từ ban và van, chỉ khác nhau bởi hai nguyên âm b và v, và được gọi là âm vị,và ban và bin, chỉ khác nhau ở nguyên âm /a/ và /i/, cũng được gọi là âm vị, tiếng Anh bait là một đơn âm có ba âm vị b, ai (ghi âm là ei) và t.
Vài định nghĩa để lơ lững ai hiểu sao cũng được nên nhiều học giả, ngay cả các tiến sĩ ngôn ngữ học, cũng bị nhầm lẫn để rồi đem phân tích các trùng âm thành nhiều nguyên cơ bản và kết luận tiếng Việt có 36 âm vị và tiếng Tàu có 140 âm vị.
(Còn nữa)
Thực tế thì trái lại rất ít người Việt chịu khó nghiên cứu nguồn gốc tiếng Việt, nhất là cách cấu tạo cơ bản, vì ngôn học là môn học rất khó hiểu, khô khan, không lôi cuốn được người đọc. Còn nếu có học giả khảo cứu thì thường đưa ra nhiều kết luận không rõ ràng, không phù hợp với các định nghĩa. Bài này có mục đích minh định lại các phần cơ bản nhất của ngôn ngữ, đó là âm vị mà số học giả Việt khảo cứu tiếng Việt còn ít hơn cả người Trung Hoa . Sở dĩ có bài này là do cách nay một vài năm có đọc trên Internet nước ngoài đăng tải một phát biểu của tiến sĩ ngôn ngữ Hà Nội cho rằng tiếng Việt có 36 âm vị và từ đó đến nay không ai thắc mắc gì cạ Nhận định của nhà ngôn ngữ đã làm tác giả ngạc nhiên vì nếu căn cứ theo nhiều tài liệu Tây phương thì số âm vị này quá ít nếu đem so với tiếng Khmer và Thái. Tiếng Việt là tổng hợp của nhiều thứ tiếng, trong số đó có cả tiếng Mon-Khmer và Thái, nên không thể nào có số âm vị quá khiêm nhường như thế .
Cuốn Thai phrase book ... dictionary chi thấy tiếng Thái có 74 âm vị gồm 21 phụ âm, 48 nguyên âm và 5 thanh. Cuốn sách hướng dẫn du lịch Cambuchia của nhà xuất bản Lonely Planet cho rằng tiếng Khmer có 57 âm vị gồm 33 phụ âm và 24 nguyên âm.
Ngay cả tiếng Anh tuy là ngôn ngữ đa âm tiết mà cũng có 43 âm vị gồm 13 nguyên âm và 30 phụ âm theo bảng Phoneme Codes, International Phonetic Alphabet (IPA), tự điển Wikipediạ Một tác giả khác cho tiếng Anh có 40 âm vi Vì âm vị rất khó hiểu và khó phân tích nên ngay cả các nhà ngôn ngữ học Tây phương cũng không nhất trí về con số âm vị tiếng Anh, huống hồ là ta .
""Nghe nói chồng ba ta là nhà ngôn ngữ học ?""
""Vâng, ông ta nói được ba thứ tiếng.... đế quốcđoanh, bia đá ôm Đại-hàn và cờ Tây ""
Vốn không biết một tí gí về ngôn ngữ học và cái ông Tiến sĩ này lại chỉ phát biểu suông, không đưa ra giải thích hay nêu ra bảng liệt kê các âm vị nên không rõ ông ông ta đếm theo kiểu nào để ta có thể phân tích và bàn luận
""Cô có biết đã lái hơn 100 cây số một giờ không?", cảnh sát công lộ hỏi.
"Không thể được", cô Ký Điệu chống chệ"Tôi chỉ mới rời nhà có hai mươi phút mà"
Như vậy là có ba loại người trong xã hội - người biết đếm và người không biết đếm.
Tuy không có một chút đầu mối nào nhưng muốn tìm hiểu thì không phải là không có cách. Cách dễ nhất là thăm dò những người có thẩm quyền về ngôn ngữ học coi họ có ý kiến như thế nào. Đi hỏi một Tiến sĩ ngôn ngữ học VN là tiếng Việt có bao nhiêu âm vị thì được trả lời là có 36, y chang cái ông Hà Nội. Lại hỏi thêm ""oi""trong oi ả có bao nhiêu âm vị thì trả lời là 2.
Câu trả lời này cho thấy có một sự khác biệt với ý niệm thông thường của các nhà ngữ học Tây phương. Số âm vị quá ít là do sự đồng hoá âm vị với chữ cái, nghĩa là đập vỡ các âm vị phức tạp thành từng mảnh vụn theo kiểu bắn phá nguyên tử bằng trung hòa tử, một điều mà Tây không làm.
Phương cách khác, không phải bằng cách tra cứu sách vỡ vì sách vở về âm vị tiếng Việt rất hiếm hoi, mà tìm kiếm Vietnamese phoneme trên Internet bằng máy rà tìm Goeglẹ Có nhiều trạm mạng về Chinese phoneme nhưng chỉ có một bài của ngừơi Việt về âm vị VN.
Vài bài của người Trung Hoa viết về âm vị tiếng Việt !!!
Bài của tác giả Taiffalo thì khá rõ ràng gồm có bốn bài, nghiên cứu và phân tích âm vị tiếng Việt thuộc, tác giả cũng cho rằng tiếng Việt phát âm miền Bắc gồm có 36 âm vị và phân chia như sau :
19 phụ âm
b , /c/ chết , /d/ (đi), /f/ phở, g , h , /k/ (C, K, Q như quít kia cà), l , m, n , nh , /ng/ (nghi ngờ), p (pin), /s/ (cả x lẫn s như xứ sở), t, /th/ , /v/, /x / (khí), /z / (gi và r như ra gì)
11 nguyên âm
i /i/ lính biết, đi chịu
ê /e/ ếch hiểu hết
ư / / tư người
ơ /F/ chợ sớm
u /u/ chụp chum
ô /o/ tôi buồn quốc hôm
e /E/ meo
o / / ngon
a /a/ bài làm
ă /ce/ ăn
ay /A/ may phay
Tổng cộng có 36 âm vị = 6 thanh+19 phụ âm + 11 nguyên âm Cuối cùng rồi cũng tìm ra được đâu là âm vị tiếng Việt. Như vậy là nhất quá tam, cả ba học giả gạo cội đều nhất trí về cùng con số 36. Tuy thế nhưng xác suất đúng có thể không cao vì chưa được chọn lựa một cách ngẫu nhiên vì có thể cả ba học cùng một sách vở hay thuộc cùng một trường phái cổ điển, không coi các nhị trùng âm và tam trùng âm là âm vi Họ đồng nghĩa âm vị với chữ cái, cộng thêm các dấu ă,â,ô,ơ,ư,ê và 6 thanh thành 36 âm vi Phải chăng các nhà ngôn ngữ này có nhận định đúng hơn các nhà ngôn ngữ học Tây phương?
Bài duy nhất của người Việt trên Internet không đề xuất xứ cho rằng tiếng Việt miền Bắc có 44 âm vị gồm có 6 thanh, 22 phụ âm (không có r, tr,s, giống như nhận định của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đình Hoà nói ở dưới), 13 nguyên âm, 3 nhị trùng âm (có nhị trùng âm nhưng quá ít). Vì phần liệt kê bị để trắng nhách không nhìn thấy gì cả nên cũng không có cách gì để phê phán.
Muốn biết các nhận định của người Trung Hoa về ngôn ngữ Việt có chính xác hay không, ta hãy xem người Trung Hoa khảo cứu âm vị tiếng Trung Hoa như thế nào để thẩm định khả năng của ho
Âm vị tiếng Hán
Một bài khảo cứu rất công phu của Chinese Accademy of Sciences ở Beijing lốt xuống (download) từ Internet cho rằng
-tiếng Trung Hoa có 140 âm vị với thanh sắc (Chinese has 140 phonemes considering tone)
-Tiếng Trung Hoa có 405 âm tiết không thanh sắc (Chinese has 405 syllables without tone (C+V or C+V+Nasal).
-Tiếng Trung Hoa có số âm tiết với thanh sắc khoảng 1300 (Chinese has a limited number of syllables about 1,300 considering tone)
Viện ngôn ngữ BK có nhận định sai lầm là sát nhập thanh sắc vào âm vị chớ không coi thanh sắc là âm vị (Xem phần thanh sắc ở dưới). Vì số âm vị được nhân với 5 thanh nên tổng số âm vị trở thành 140 âm vị, đứng vị trí number one trên thế giới, qua mặt cả tiếng Việt Thái Khmer! Điều này khó có thể là một hiện thực.
Các nhà ngôn ngữ học Trung Hoa định nghĩa âm vị khác, mỗi người một ỵ Một học giả khác cho rằng tiếng Trung Hoa có 45 âm vị như sau :
5 thanh không sắc hỏi huyền nặng
25 phụ âm:
b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r x c s @ (th) y w yu
15 nguyên âm:
a o/e ai ei/ie ao ou an en ang eng ong I u u" er Tác giả coi nhị trùng âm là âm vi Có sự nhầm lẫn là các âm an, en, ang, eng, ong không phải là âm vị mà là âm tiết. Ang là một âm tiết gồm có hai âm vị a và ng. Như vậy tiếng Trung Hoa chỉ có 10 nguyên âm.
Thay vì có 25 + 15 + 5 = 45 âm vị tiếng Trung Hoa có tổng số âm vị là 25 phụ âm + 1 (ng) + 10 nguyên âm + 5 thanh = 41 âm vị, ở vị trí trung bình.
Con số 41 cũng còn nhiều hơn số âm vị tiếng Việt, một điều khó có thể xãy ra vì tiếng Việt có số âm tiết gắp 20 lần tiếng Hán nên không thể nào có số âm vị ít hơn được.
Muốn biết sự thật như thế nào thì không còn cách nào khác hơn là phải xem xét lại thật cặn kẽ các định nghĩa về nguyên âm và âm vị .
Các định nghĩa cơ bản
Các định nghĩa dưới đây về phoneme, syllable, word được phối hợp và điều chỉnh lại từ nhiều tự điển tiếng Anh. Ngay cả các định nghĩa trích từ các tự điển to tổ bố này cũng không thật chặt chẽ, đâu ra đấy mà thường là để lững lơ như con cá vàng, ai hiểu sao thì hiểu và do đó dễ gây ra ngộ nhận. Sẽ đưa ra định nghĩa Nguyên âm. Sau đây là vài định nghĩa của nguyên âm từ nhiều tự điển:
+Một đơn vị nhỏ nhất của lời nói có thể làm thành một tiết.
+Một đơn vị nhỏ nhất của lời nói có thể tự thành hình bằng một luồng hơi thở liên tục và cũng có thể, tự mình, làm thành một tiết.
+Tiếng nói tạo bởi sự rung động của dây phát âm nhưng không có sự cọ sát nghe được.
Tóm lại ""Nguyên âm là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, phát âm liên tục, có thể tự làm thành một tiết""
Từ oai có bao nhiêu nguyên âm? Các nhà ngôn ngữ học Việt và Trung Hoa cho là có ba nguyên âm là o, a và i nhưng theo định nghĩa trên thì chỉ có một nguyên âm duy nhất vì từ oai phát âm liên tục chớ không bị đứt đọan.
Phụ âm còn được gọi là tử âm (consonant, có nghĩa là hoà hợp tiếng), một tiếng khi thành lập một tiết phải kết hợp với nguyên âm nghĩa là tự một mình nó không thể tạo ra một âm được như các âm t, m, k. Bán âm là âm nằm giữa nguyên âm và phụ âm nghĩa là phát âm như nguyên âm nhưng phải đi kèm theo nguyên âm. Tiếng Anh có hai bán âm /j/ ( phát âm giống y, như young hay D nhẹ miền Nam) và /w/ (phát âm gần với giống u, như with). Tiếng Pháp có ba bán âm là /j/, w và /hui/ như trong huit (tám).
Tiếng Việt có bán âm w như quà (wà, miền Nam) và Y ký hiệu là /j/ đọc như D nhe
Một cán bộ nói joke (dốc) với dân miền Nam "Nông trường ở miền Bắc rất rộng, ruộng của công tử Bạc Liêu đem so thì chẳng thắm vào đâu. Công nhân thường thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, lái xe cả ngày, tới chiều tối may ra mới đi hết nông trường" Một nông dân miền Nam suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời:"Chúng tôi đôi khi cũng có một chiếc xe như thế" Nguyên âm kép (Nhị trùng âm, diphthong): còn gọi là nguyên âm lướt tức là gliding vowel, một âm thay đổi phẩm chất trong một tiết đơn độc. Âm bắt đầu từ một nguyên âm và chuyển sang một nguyên âm khác. Thí dụ như ấy, oi, hao, biu, hia, toát, ai, tâu, tương.
Nguyên âm ba (tam trùng âm, triphthong) như khuya, tươi, tuyên.
Tiếp tố (Affixation) : prefix tiền tố, suffix hậu tộ Tiếng Việt không có tiếp tố nên ta khỏi mất công khảo cứu.
Âm vị (phoneme): Đây là một trong những từ khó định nghĩa cho thật chặt chẽ và rõ ràng. Nhiều tự điển Anh ngữ có một định nghĩa khác nhau như dưới đây
+Đơn vị nhỏ nhất của một ngôn ngữ có thể truyền đạt một ý nghĩa cá biệt, như m của mat và b của bat.
+Đơn vị của tiếng nói cá biệt từ đó âm tiết được thành hình.
+Âm vị là tiếng nhỏ nhất (smallest sound) trong ngôn ngựõ
+Đơn vị âm thanh không thể phân tích thành đơn vị nhỏ hơn (mà không làm thay đổi nghĩa của tự
+Đơn vị nhỏ nhất của tiếng nói trong một ngôn ngữ có thể làm phân biệt hai từ như pan và ban.
+Âm vị là đơn vị nhỏ nhất một đơn vị cơ bản và lý thuyết của tiếng nói của âm có thể làm thay đổi nghĩa của một tự Tùy theo ngôn ngữ và tùy theo chữ cái, âm vị có thể được viết bằng một chữ cái, có nhiều trường hợp ngoại lệ (nhất là trong tiếng Anh).
+Đơn vị nhỏ nhất của âm trong một ngôn ngữ, và là thành phần cấu tạo tiết, như đơn vị ba thành phần (phụ âm, nguyên âm, phụ âm) mà sự thay đổi sẽ làm thay đổi nghĩa của từ (word), như làm phân biệt hai từ ban và van, chỉ khác nhau bởi hai nguyên âm b và v, và được gọi là âm vị,và ban và bin, chỉ khác nhau ở nguyên âm /a/ và /i/, cũng được gọi là âm vị, tiếng Anh bait là một đơn âm có ba âm vị b, ai (ghi âm là ei) và t.
Vài định nghĩa để lơ lững ai hiểu sao cũng được nên nhiều học giả, ngay cả các tiến sĩ ngôn ngữ học, cũng bị nhầm lẫn để rồi đem phân tích các trùng âm thành nhiều nguyên cơ bản và kết luận tiếng Việt có 36 âm vị và tiếng Tàu có 140 âm vị.
(Còn nữa)