TÌM HIỂU VỀ ÂM TỐ TIẾNG VIỆT
1- Ðịnh nghĩa
Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không mang chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ .
Theo ông Ðoàn Thiện Thuật thì : Aâm tố là đôn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói có thể tách ra về mặt cấu âm thính giác , đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường tương ứng với mỗi một âm vị .
Như vậy nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm ( bao gồm cơ sở âm học và snh lí ).
Âm tố là những yếu tố tự nhiên . Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như : ngữ điệu, hoàn cảnh phát âm khi chúng kết hợp với các yếu tố khác trong cùng một âm tiết , bộ máy phát âm của mỗi cá nhân. Chính vì vậy , khi nói về số lượng của âm tố người ta không thể đếm được , chúng có vô vàn trong cuộc sống và chúng không phải là các yếu tố chuẩn .
Kí hiệu của âm tố là chúng được phiên âm giữa hai gạch vuông [ ] .
Ví dụ : [ b ], [ d ],... Ngoài chúng còn có một số các yếu tố phụ như : ngạc hóa, môi hóa, ngắn,dài ....
2- Các loại âm tố
a-Phân loại âm tố về mặt cấu âm :
* Âm tố nguyên âm:
Các nguyên âm không thể phân loại theo tiêu chuẩn như của phụ âm. Về mặt phương thức cấu âm, nguyên âm chỉ thuộc vào một phương thức đó là luồng hơi ra tự do. Nguyên âm không có vị trí cấu âm vì rằng các khí quan không tạo thành khe, cũng không tạo thành chỗ tắc. Các nguyên âm cũng không thể phân loại theo tiếng thanh, vì bình thường, bất cứ nguyên âm nào cũng có tiếng thanh.
Các nguyên âm chỉ khác nhau ở các hoạt động của các khí quan phát âm, trong đó quan trọng nhất là lưỡi. Vì sự thay đổi vị trí của lưỡi gây ra sự khác nhau rất lớn giữa các nguyên âm. Lưỡi chuyển động tới- lui và lên- xuống trong khoang miệng tạo nên những tương quan phức tạp giữa các khoang cộng minh ( khoang miệng và mũi), làm thay đổi hình dáng và thể tích của chúng. Môi tròn lại và đưa về trước, làm kéo dài lối thoát của luồng không khí, hoặc môi chành ra, làm cộng minh trường phía trước ngắn lại.
Người ta thường phân loại nguyên âm theo vị trí của lưỡi, độ nâng của lưỡi và hình dáng của môi.
- Phân loại theo vị trí của lưỡi: ta có các nguyên âm dòng trước (khi lưỡi dồn về trước), nguyên âm dòng sau ( khi lưỡi dồn về sau) và nguyên âm dòng giữa ( khi lưỡi ở giữa miệng nâng lên). Ví dụ, trong tiếng Việt, các nguyên âm dòng trước là[ i ],[ e ],[ ê ], nguyên âm dòng sau là [ u ], [ o ],[ ô]â và nguyên âm dòng giữa là[ ư ],[ ơ ],[ a].
- Theo độ nâng của lưỡi: các nguyên âm được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy từng ngôn ngữ. Ðơn giản nhất là có ba độ nâng của lưỡi như trong tiếng Nga ( cao, trung bình và thấp). Ðộ nâng của lưỡi tương ứng với độ mở của miệng, nên các nguyên âm có độ nâng cao còn gọi là nguyên âm hẹp, nguyên âm có độ nâng thấp còn gọi là nguyên âm mở. Trong ngữ âm học đại cương không có một cách phân loại tuyệt đối theo độ nâng lưỡi vì mỗi ngôn ngữ có một hệ thống nguyên âm khác nhau. Ví dụ, các nguyên âm dòng trước trong tiếng Pháp có 4 độ nâng, các nguyên âm trong tiếng Ðức có 5 độ nâng, còn trong tiếng Anh có 6 độ nâng. Trong tiếng Việt, các nguyên âm đơn có thể chia thành 4 độ nâng:
- Hẹp [ i] , [ u ],....
- Hơi hẹp [ ê ], [ ư ],...
- Hơi rộng [ o ] , [ e ],...
- Rộng [ ă ], [ a],...
- Theo hình dáng môi: Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi ( như [ u ],[ ô ] â,[ o ]) nguyên âm không tròn môi ( như [ i ],[ ê] [e],[ ư],[ ơ], [a]). Sự tròn môi rõ nhất ở nguyên âm khép và yếu nhất ở nguyên âm mở.
Dựa theo vị trí khác nhau của lưỡi khi cấu tạo các nguyên âm trong khoang miệng, người ta biểu diễn các nguyên âm trên hình thang nguyên âm quốc tế.
* Âm tố phụ âm:
( Trước tiên , theo mối quan hệ giữa tiếng thanh và tiếng ồn trong cấu tạo của phụ âm, các phụ âm được chia thành các phụ âm vang( tiếng thanh nhiều hơn tiếng ồn) và các phụ âm ồn. Trong các phụ âm ồn lại chia ra các phụ âm hữu thanh ( phát âm có sự tham gia của tiếng nhanh, do dây thanh rung động) và phụ âm vô thanh ( phát âm không có sự tham gia của tiếng thanh).
Nhóm các phụ âm vang có thể được coi là một nhóm trung gian giữa các nguyên âm và các phụ âm ồn. Khi phát âm các phụ âm vang, chướng ngại được tạo thành nhưng có thể là chỗ tắc yếu ( như ở phụ âm [r] tiếng Nga hay [R] tiếng Pháp hay [ l] tiếng Việt) hoặc không khí không những trực tiếp vượt qua chỗ có chướng ngại mà còn đi ra tự do qua mũi ( như ở các phụ âm [m], [n] trong tiếng Việt).
- Sự phân chia thứ hai của các phụ âm là phân chia theo phương thức cấu tạo tiếng ồn, tức theo tính chất của chướng ngại, thành các phụ âm tắc, xát và rung.
Phụ âm tắc được tạo thành khi hai khí quan tiếp xúc nhau, tạo thành chỗ tắc, canû trở hoàn toàn lối ra của luồng không khí. Ví dụ: Các phụ âm [p], , [t], [d].
Phụ âm xát được tạo thành khi hai khí quan nhích lại gần nhau, làm cho lối ra của luồng không khí bị thu hẹp; luồng không khí đi qua khe hẹp này cọ xát vào thành của bộ máy phát âm. Ví dụ: Các phụ âm [f], [v],
Phụ âm rung được tạo thành khi các khí quan dễ rung động ( như đầu lưỡi, lưỡi con hay môi) nhích lại gần nhau tạo thành một khe hở rất hẹp hay một chỗ tắc yếu, luồng không khí đi ra mạnh làm cho các khí quan ấy rung lên (Ví dụ: phụ âm [r] trong tiếng Nga hay[R] trong tiếng Pháp).
Trong cách cấu âm của phụ âm, người ta thường phân biệt ba giai đoạn:
+ Giai đoạn tiến: khí quan phát âm chuyển đến vị trí cấu âm.
+ Giai đoạn giữ: khí quan phát âm ở vị trí cấu âm.
+ Giai đoạn lùi: khí quan phát âm rời khỏi vị trí cấu âm.
Hai giai đoạn đầu giống nhau ở bất cứ âm tắc nào. Về giai đoạn thứ ba, cần phân biệt các tiểu loại âm tắc: âm nổ, âm mũi, âm tắc- xát và âm khép.
Các phụ âm khép không thể gặp trước nguyên âm, mà chỉ thường xuất hiện ở cuối từ hay trước một phụ âm tắc khác. Trong tiếng việt, tất cả các phụ âm ở cuối âm tiết đều là phụ âm khép.
- Sự phân chia thứ ba của phụ âm là sự phân chia theo vị trí cấu tạo ra tiếng ồn hay theo khí quan chủ động khi cấu âm.
Theo vị trí cấu tạo tiếng ồn, các phụ âm thường được chia ra thành các loạt chính như: phụ âm môi, răng, lợi, ngạc mạc, lưỡi con, yết hầu, thanh hầu.
Theo khí quan chủ động, các phụ âm được chia thành các loạt: phụ âm môi, lưỡi trước, lưỡi giữa, lưỡi sau, lưỡi con, yết hầu, thanh hầu.
Trong các nhóm này, có một số cần chia nhỏ ra nữa. Thí dụ trong các âm môi, người ta phân biệt các âm hai môi, thường gọi là âm môi- môi ( ví dụ: [p], , [m]) với các âm một môi, thường gọi là âm môi- răng ( ví dụ: .[f], [v]).
Các âm lưỡi trước thường chia thành nhiều nhóm nhỏ nhưng đáng chú ý là âm đầu lưỡi ( apical) và âm quặt lưỡi (cacuminal).
- Ðối với một số ngôn ngữ, còn có một số cấu âm bổ sung làm thay đổi sắc thái các âm. Ðó là các hiện tượng bật hơi, môi hóa, ngạc hóa, yết hầu hóa, thanh hầu hóa, mũi hóa. Trong tiếng Việt, các cấu âm bổ sung có vai trò quan trọng hơn cả là: hiện tượng bật hơi tức là kèm theo một lưu lượng không khí lớn khi chỗ tắc được bật ra ( ví dụ: phụ âm th); hiện tượng thanh hầu hóa, tức là bổ sung động tác tắc kèm theo sự nâng lên của thanh hầu; và yết hầu hóa- bổ sung động tác khép của yết hầu. Hai hiện tượng sau góp phần hiện thực hóa một số phụ âm đầu và thanh điệu tiếng Việt.
Các cấu âm bổ sung, cũng như các cấu âm khác, đều có thể được sử dụng để khu biệt các âm tố, hay các hiện tượng âm thanh trong ngôn ngữ. Vì vậy, chúng có giá trị bình đẳng với nhau, xét về mặt âm vị học.( Các âm bổ sung này tạo cho các âm tố có những kí hiệu phụ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể khi chúng được thể hiện trên mỗi âm tiết.) Ví dụ : ngạc hóa , môi hóa , ngắn, dài,....
Âm tố bán âm : Những âm tố có đặc tính giống nguyên âm về cách phát âm , cách thể hiệnkí hiệu, nhưng thường chỉ đi kèm, bản thân không tạo thành âm tiết được . Nói cách khác, chúng có chức năng khác với chức năng của nguyên âm : Không tạo nên âm sắc chính của âm tiết, không ở đỉnh âm tiết .
b- Phân loại âm tố về mặt âm học :
Sự phân loại các âm tố về mặt âm học đã được xây dưng trên tài liệu âm phổ . Các máy phân tích âm phổ cho chúng ta các phổ hình , qua đó các âm tố thể hiện rõ các đặc trưng âm học : cao độ, cường độ , trường độ...
Khi phân loại âm tố theo tiêu chí này người ta nhận thấy rằng nhiều khi các nguyên âm hoặc phụ âm phụ thuộc vào các yếu tố khác như: ồn >< không ồn, vang >< không vang , các yếu tố bổng trầm ....và chúng ta có thể kể ra khá nhiều các chi tiết thuộc về các yếu tố âm học .
Bổng trầm: Những âm bổng có tần số lớn , còn những âm trầm có tần số nhỏ. Âm bổng là các nguyên âm hàng trước , phụ âm răng , các phụ âm lưỡi trước ( giữa). Âm trầm là các nguyên âm hàng sau, các phụ âm môi và phụ âm lưỡi sau.
Ngắt- không ngắt: Ðó là sự đối lập giữa có và không có sự chuyển tiếp đột ngột., giữa sự có mặt và vắng mặt của âm thanh .các phụ âm xát thường có khởi âm từ từ . Ngược lại , các phụ âm tắc thường có sự ngắt đột ngột sóng âm đi trước bằng một khoảng im lặng hoàn toàn . Các phụ âm tắc ( trừ nhóm mũi) là những âm ngắt. Còn lại là những âm không ngắt.
Loãng đặc : Các âm loãng là những âm có độ nâng của lưỡi cao (những nguyên âm có độ mở của miệng hẹp- hơi hẹp), những phụ âm răng phụ âm môi.( Trên phổ hình chúng có các phoóc măng ở gần trung tâm của phổ hơn ) các âm đặc là những âm có độ nâng của lưỡi thấp ( những nguyên âm có độ mở miệng hơi rộng rộng ),các phụ âm lưỡi trước , lưỡi giữa, lưỡi sau. ( Trên phổ hình chúng có các phoóc măng ở xa trung tâm của phổ hơn )
Hữu thanh Vô thanh: Ðó là sự đối lập giữa có hay không có những dao động điều hoà ở vùng tần số thấp, tương ứng với sự có hay không có sự dao động của dây thanh về mặt cấu âm.
Căng lơi: Những âm căng là những âm có độ dài lớn,năng lượng lớn và có thanh cộng hưởng thể hiện rõ trên phổ hình.( Các phụ âm căng là những phụ âm mạnh, còn những phụ âm không căng là những phụ âm yếu. Còn ở nguyên âm:âm căng là những âm đặc , âm lới là những âm loãng).
Gắt không gắt: Ðó là đối lập giữa cường độ lớn hay nhỏ của tiếng ồn. Trên phổ hình, các âm gắt có vùng tối thay đổi sắc thái rõ rệt.
Các phụ âm xát điển hình, các âm tắc- xát, bật hơi, phụ âm rung là những phụ âm gắt. Những loại hìng âm còn lại là những âm không gắt.
Giáng Không giáng : Các âm giáng là những âm trầm hóa, ( có một số các phoóc măng của chúng bị hạ thấp so với các âm không giáng ). Các nguyên âm tròn môi [ u [, [ ô ], [ o ],... và các phụ âm đứng trước chúng bị môi hóa đều là những âm giáng .
Thăng -không thăng: Ngược lại so với âm giáng , chúng là những âm bổng hóa. Các nguyên âm hàng trước thường là các âm có một trong số các phoóc măng cao hơn các âm không thăng tương ứng .( Ðiều này thể hiện rõ trong các tiếng nước ngoài như tiếng Nga)
Mũi- miệng ( hay mũi- không mũi):
Phổ hình của các âm mũi có mật độ phoóc- măng dày hơn so với các âm miệng tương ứng. Ở các nguyên âm mũi giữa F1 và F2 xuất hiện thêm một phoóc- măng phụ, và đồng thời có sự giảm cường độ của F1 và F2. Về mặt cấu âm, các âm mũi được tạo thành khi ngạc mềm hạ xuống.
Trong tiếng Việt có các âm mũi được thể hiện bằng các chữ cái: m, n, nh, ng.( Chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoang mũi)
Thanh hầu hóa không thanh hầu hóa:
Các âm thanh hầu hóa đặc trưng bởi tốc độ biến đổi năng lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn ( về mặt cấu âm đó là sự có mặt của sự xiết hay tắc khe thanh).
Trong tiếng Việt, âm thanh hầu hóa có thể xuất hiệntrong các âm tiết vắng các thủy âm ( phụ âm đầu) trên chữ viết như ăn, uống, uể, oải,... hoặc trước các phụ âm hữu thanh, đặc biệt là trước [ b ],[ đ], và [ l ].
3- Ý nghĩa của sự phân loại âm tố về mặt cấu âm và âm học
* Nghiên cứu cấu âm để dạy và học ngoại ngữ , lồng tiếng cho phim từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác , ( làm cho âm thanh của lời dịch khớp với cấu âm của cấu âm của diễn viên đang nói trên màn ảnh)...v.v.
• Nghiên cứu các âm trên phương diện âm học đã xác định đặc điểm của âm tố một cách trực tiếp , không thông qua hoạt động của bộ máy phát âm . Vì vậy chúng đã giúp người đọc có được sự cảm nhận chính xác mặt âm thanh của mỗi một ngôn ngữ .
(Sưu tầm)