ÂM LỊCH VÀ DƯƠNG LỊCH
Phạm Đình Lân
(trích Thời Báo Montreal - Số Đặc Biệt Niên Giám Đinh Hợi 2007)
Người Anh gọi lịch là "calendar". Người Pháp gọi là "calendrier". Cả hai chữ trên đều xuất phát từ chữ La Tinh "Kalendae" chỉ ngày đầu tiên của tháng thời La Mã. Phạm Đình Lân
(trích Thời Báo Montreal - Số Đặc Biệt Niên Giám Đinh Hợi 2007)
Từ xưa, người Ai Cập, Assyria, La Mã, Do Thái, Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Hoa đã biết làm lịch dựa vào sự vận hành của mặt trăng chung quanh địa cầu hay sự vận hành của địa cầu chung quanh mặt trời trong thái dương hệ.
Trên thế giới có nhiều loaị lịch được lưu hành. Từ thế kỷ 18 về sau, nhiều quốc gia trên thế giới dùng lịch Gregorian mà ta gọi là dương lịch. Các nước theo đạo Hồi vừa dùng dương lịch vừa dùng lịch Hồi Giáo. Các quốc gia theo Phật Giáo tiểu thừa (Hinayana) vừa dùng dương lịch vừa dùng Phật Lịch lấy năm sinh của đức Phật làm gốc. Ở Việt Nam dương lịch và âm lịch được dùng song song nhau.
Trong bài viết ngắn ngủi hôm nay tôi chỉ nói qua về âm và dương lịch lưu hành ở Việt Nam mà thôi.
ÂM LỊCH
Âm Lịch lưu hành ở Việt Nam do người Trung Hoa làm ra từ thời huyền sử đời Ngũ Đế (Hoàng Đế, Xuyên Húc, Đế Cốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn) khoảng thế kỷ 29 trước Tây Lịch và được sửa đổi từ thời nhà Thương vào khoảng năm 1523 trước Tây Lịch.
Phần lớn các lịch cổ xưa trên thế giới như lịch Do Thái, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hồi Giáo đều căn cứ vào sự vận hành của mặt trăng.
Trong âm lịch, năm chia ra là 12 tháng. Mỗi tháng có 29.5306 ngày. Một năm có 354 ngày. Tháng đủ có 30 ngày. Tháng thiếu chỉ có 29 ngày mà thôi. Tính tròn con số thì trung bình mỗi tháng có 29.5 ngày. Sự sai biệt mỗi tháng là: 29.5306 - 29.5 = 0.0306 ngày.
Sai biệt trong một năm là : 12 x 0.0306 = 0.3672 ngày.
Do đó phải thêm:
01 ngày trong 3 năm
03 ngày trong 8 năm
07 ngày trong 19 năm
11 ngày trong 30 năm
03 ngày trong 8 năm
07 ngày trong 19 năm
11 ngày trong 30 năm
để san bằng sự sai biệt nói trên.
Trong âm lịch cứ 3 năm có một tháng nhuần. Đó là năm 13 tháng . Số ngày sai lệch giữ năm âm lịch và dương lịch là : 365.25 - 354 = 11.25 ngày. Sau 3 năm sự sai lệch lên gần 33.75 ngày! Do đó năm nhuận trong âm lịch có thêm tháng 13.
Người Trung Hoa chọn 12 con vật để đặt tên cho năm, tháng và ngày. Mười hai con vật ấy là:
Tí : Chuột
Sửu : Trâu
Dần : Cọp
Thố : Thỏ
Thìn : Rồng
Tỵ : Rắn
Ngọ : Ngựa
Mùi : Dê
Thân : Khỉ
Dậu : Gà
Tuất : Chó
Hợi : Heo
Năm 2000 là năm Canh Thìn; năm 2001 là năm Tân Tỵ; năm 2002 là năm Nhâm Ngọ v.v.. Sửu : Trâu
Dần : Cọp
Thố : Thỏ
Thìn : Rồng
Tỵ : Rắn
Ngọ : Ngựa
Mùi : Dê
Thân : Khỉ
Dậu : Gà
Tuất : Chó
Hợi : Heo
Năm, tháng, ngày đều tượng trưng bằng 12 con vật (thập nhị CHI) và 10 CAN (thập CAN)
Thập CAN là:
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm
Qúi
Năm chia ra làm 6 năm Âm (-) và 6 năm Dương (+) Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm
Qúi
6 năm Âm là:
Sửu
Thố (mão)
Tỵ
Mùi
Dậu
Hợi
6 năm Dương là: Thố (mão)
Tỵ
Mùi
Dậu
Hợi
Tí
Dần
Thìn
Ngọ
Thân
Tuất
Thập CAN chia ra làm 5 CAN Âm (-) và 5 CAN Dương (+) Dần
Thìn
Ngọ
Thân
Tuất
5 CAN Âm là:
Ất
Đinh
Kỷ
Tân
Qúi
5 CAN Dương là: Đinh
Kỷ
Tân
Qúi
Giáp
Bính
Mậu
Canh
Nhâm
CAN Âm đi với năm Âm . CAN Dương đi với năm Dương. Năm Âm và Dương xen kẻ nhau. Thí dụ năm 2003 là Qúi Mùi (âm). Năm 2004 là Giáp Thân (dương). Năm 2005 là Ất Dậu (âm). Năm 2006 là Bính Tuất (dương) v.v... Không hề có năm Giáp Sửu vì Giáp là CAN Dương trong khi Sửu là năm Âm. Bính
Mậu
Canh
Nhâm
Mỗi năm có một HÀNH riêng. Năm 2003 (Qúi Mùi) thuộc HÀNH Mộc; năm 2004 (Giáp Thân) thuộc HÀNH Thủy.
Cứ 12 năm ta có năm cùng CHI . Năm 2004 là năm Thân. Năm 2016, 2028, 2040 ..sẽ là năm Thân.
Theo chu kỳ 60 năm ta lại có năm cùng CAN CHI và cùng HÀNH (Kim-Mộc-Thủy-Hoả-Thổ). Năm 1939 là năm Kỷ Mão thuộc HÀNH Thổ. Các năm 1999, 2059, 2119 hay 1879, 1819, 1759 (lui lại 60 năm)..đều là năm Kỷ Mão thuộc HÀNH Thổ.
Trong âm lịch :
Tháng Giêng : tháng Dần
Tháng 2 : tháng Thố (hay Mão)
Tháng 3 : tháng Thìn
Tháng 4 : tháng Tỵ
Tháng 5 : tháng Ngọ
Tháng 6 : tháng Mùi
Tháng 7 : tháng Thân
Tháng 8 : tháng Dậu
Tháng 9 : tháng Tuất
Tháng 10: tháng Hợi
Tháng 11 : tháng Tý
Tháng Chạp: tháng Sửu
Về Ngày cũng có CAN CHI như trên. Tháng 2 : tháng Thố (hay Mão)
Tháng 3 : tháng Thìn
Tháng 4 : tháng Tỵ
Tháng 5 : tháng Ngọ
Tháng 6 : tháng Mùi
Tháng 7 : tháng Thân
Tháng 8 : tháng Dậu
Tháng 9 : tháng Tuất
Tháng 10: tháng Hợi
Tháng 11 : tháng Tý
Tháng Chạp: tháng Sửu
Dù tháng đủ hay thiếu, năm nhuần hay không cứ đến ngày 15 âm lịch mỗi tháng thì trăng tròn và toả sáng. Trong âm lịch ngày Tết nằm trong thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến 19 tháng 2 dương lịch hay nói cách khác là Tết không thể xảy ra trước ngày 20 tháng 1 và cũng không thể xảy ra sau ngày 19 tháng 2 dương lịch.
Ngày Thanh Minh thường xảy ra vào tháng 3 âm lịch. Do đó, trong Đoạn Trường Tân Thanh có câu:
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Ngày Thanh Minh sau ngày Đông Chí và sau ngày Xuân Phân 15 ngày tức khoảng 5 hay 6 tháng 4 dương lịch. Thỉnh thoảng cũng có những ngày Thanh Minh vào cuối tháng 2 âm lịch. Người Trung Hoa và một ít người Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Hoa tảo mộ vào ngày Thanh Minh. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Người Việt Nam tảo mộ sau ngày đưa ông Táo về Trời tức là một tuần lễ trước khi Tết đến.
Người Việt Nam dùng âm lịch từ khi tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa từ thế kỷ 2 trước Tây Lịch. Nông dân dùng âm lịch để làm mùa. Bài ca dao "Tháng giêng là tháng ăn chơi" nói lên sinh hoạt của nông dân Việt Nam dựa vào tháng âm lịch.
Lễ đăng quang, lễ cưới hỏi, tang lễ, giổ chạp, lễ Tết, Trung Thu, cúng đình, bói toán ...đều dựa vào ngày, giờ, tháng, năm âm lịch . Những ngày mồng 5, 14, 23 là những ngày xấu. Không ai dám mở cửa hàng, tổ chức lễ cưới hỏi hay xuất hành đi xa vào những ngày này. Ngoài ra còn có những ngày tam nương, sát chủ...phải giữ cử kiêng khi bắt đầu làm những việc quan trọng xây dựng nhà cửa, cưới gả, xây mồ mả, mở cửa hàng v.v...
Dưới thời Pháp thuộc, cả nước cử hành lễ Quốc Khánh của Pháp tức ngày 14 tháng 7 (Quatorze Juillet) . Bắt đầu từ thời Vua Khải Định (1915-1925), về sau ở Huế cử hành thêm lễ Hưng Quốc Khánh Niệm là ngày mồng 2 tháng 5 âm lịch tức là ngày Vua Gia Long thống nhất sơn hà.
Lịch sử Trung Hoa hay Việt Nam trước thế kỷ 20 đều dùng âm lịch. Người Trung Hoa gọi cuộc cải cách 100 ngày năm 1998 là cuộc chánh biến năm Mậu Tuất. Lịch sử Việt Nam gọi hoà ước Pháp - Việt ký năm 1862 là hoà ước năm Nhâm Tuất; hoà ước năm 1874 là hoà ước năm Giáp Tuất. Có khi sử gia dùng năm lên ngôi của một vị vua làm chuẩn nên người đọc phải biết lịch sử mới định năm được . Thí dụ khi đọc:"năm Tự Đức thứ ba" ta phải hiểu là năm 1854 vì Tự Đức lên ngôi vào năm 1851. Lịch sử Trung Hoa thời chính phủ Quốc Dân Đảng cũng dùng năm thành lập nền Dân Quốc Trung Hoa làm mốc thời gian. Đó là năm 1911.
Tháng 1 dương lịch là tháng bản lề giữa năm dương lịch và âm lịch. Ngày Tết không thể đến trước ngày 20 tháng 1 và sau ngày 19 tháng 2 âm lịch. Căn cứ vào lịch sử Quang Trung Nguyễn Huệ xưng đế vào năm 1788 trước khi tiến quân ra Bắc. Lúc ấy gần Tết năm Kỷ Dậu (1789). Trận đánh Đống Đa diễn ra vào ngày mồng 5 Tết năm Kỷ Dậu (1789). Tính theo âm lịch thì Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế năm Mậu Thân (1788). Nhưng nếu tính theo dương lịch thì đó là năm 1789 vì rơi vào tháng 1 dương lich. Trường hợp năm vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị băng hà cũng như năm lên ngôi của Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức cũng năm trong tháng bản lề giữa năm âm lịch và dương lịch này.
Về cách tính tuổi thọ của vua chúa cũng thế. Lịch sử ghi rằng vua Lê Thái Tổ mất năm 1433 thọ 49 tuổi. Đó là tuổi âm lich. Nếu tính theo dương lịch thì nhà vua mất khi được 48 tuổi vì tuổi âm lịch = tuổi dương lịch +1.
Năm 1967, chính quyền Hà Nội sửa đổi âm lịch có phần khác với âm lịch của Trung Hoa. Căn cứ vào âm lịch đổi mới thì Tết Mậu Thân (1968) và Tết Kỷ Dậu (1969) sớm hơn 1 ngày và Tết Ất Sửu (1985) sớm hơn 1 tháng so với âm lịch Trung Hoa.
Dưới triều Nguyễn việc soạn lịch là nhiệm vụ của Khâm Thiên Giám. Việc soạn lịch rất quan trọng vì mọi sự sai lệch hay thiếu sót ảnh hưởng đến sinh hoạt nông nghiệp rất nhiều. Ngoài ra nó còn làm cho dân chúng hoang mang về những hiện tượng khí tượng và thiên văn. Ngày xưa dân chúng xem nhật thực, nguyệt thực, sự xuất hiện của sao chổi, thủy, hoả, đạo, tặc là những điềm bất lành cho đất nước và cho người lãnh đạo. Người ta tin rằng những năm nhuần hay có 3 tháng đủ liền thuờng có những lệch lạc về thời tiết hay có những biến cố bất ngờ.
DƯƠNG LỊCH
Dương lịch hiện hành được gọi là Gregorian calendar vì được phổ biến vào năm 1582 dưới thời Giáo Hoàng Gregory XII (1572-1585) . Nó là sự hoàn chỉnh của lịch Julian do hoàng đế Julius Caesar ban hành năm 46 trước Tây Lịch. Theo lịch Julian sau năm 46 trước Tây Lịch thì một năm có 365 ngày 1/4 . Cứ 4 năm có một năm nhuần tức là năm có 366 ngày.
Vào thế kỷ thứ 8, một giáo sĩ người Anh tên là St. Bede cho biết lịch Julian với 365 ngày 1/4 dài hơn thực tế 11 phút 14 giây. Như vậy trong vòng 128 năm có 1 ngày sai lệch. Mãi đến 8 thế kỷ sau chuyện này mới được giải quyết dưới thời Giáo Hoàng Gregory.
Lịch Julian càng ngày càng bị lệch rất nhiều và sai với thời tiết. Ngày Xuân Phân (Spring Equinox) năm 1852 là rơi vào ngày 11 tháng 3 dương lịch. Đức Giáo Hoàng Gregory XIII ra chỉ dụ lấy 10 ngày của năm 1582 dựa vào ngày thứ sáu 5 tháng 10 của năm này. Ngày này trở thành ngày 15 tháng 10 năm 1582. Đến năm 1583, ngày Xuân Phân là ngày 21 tháng 3.
Theo dương lịch hiện hành thì một năm có 365 ngày và có 12 tháng. Mỗi tháng có 30 hay 31 ngày ngoại trừ tháng 2 chỉ có 28 ngày. Vào năm nhuần, tháng 2 có 29 ngày.
- Tháng dưới 30 ngày là tháng 2 (1 tháng)
- Những tháng 30 ngày là: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 (4 tháng)
- Những tháng 31 ngày là: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 (7 tháng) . Tháng 7 và 8 là hai tháng liền nhau có 31 ngày.
Dương Lịch còn được gọi là lịch mùa
Ngày Xuân Phân (Spring Equinox) là ngày 21 tháng 3.
Ngày Thu Phân (Autumn Equinox) là 22 tháng 9.
Xuân Phân và Thu Phân là lúc ngày và đêm dài bằng nhau.
Ngày Hạ Chí (Summer Solstice) là ngày 21 tháng 6.
Hạ Chí là lúc ngày dài hơn đêm. Tháng 5 (â.l) chưa nằm thì sáng. Đó là tiết Hạ Chí vì tháng 5 â.l. tương ứng với tháng 6 d.l.
Ngày Đông Chí (Winter Solstice) là ngày 22 tháng 12.
Đông Chí là lúc đêm dài hơn ngày . Tháng 10 (â.l.) chưa cười thì tối. Đó là tiết Đông Chí vì tháng 10 â.l. tương ứng với tháng 11 hay 12 d.l.
- Ở Bắc Bán Cầu mùa xuân kéo dài từ ngày 21 tháng 3 đến 21 tháng 6. Ở Nam Bán Cầu mùa xuân kéo dài từ ngày 22 tháng 9 đến 22 tháng 12.
- Mùa hạ kéo dài từ ngày 21 tháng 6 đến 22 tháng 9 ở Bắc Bán Cầu. Ở Nam Bán Cầu mùa hạ kéo dài từ ngày 22 tháng 12 đến 21 tháng 3.
- Mùa thu kéo dài từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 22 tháng 12 ở Bắc Bán Cầu . Ở Nam Bán Cầu nó bắt đầu từ 21 tháng 3 đến 21 tháng 6.
- Mùa đông ở Bắc Bán Cầu kéo dài từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3. Ở Nam Bán Cầu nó kéo dài từ ngày 21 tháng 6 đến 22 tháng 9.
Lịch Gregorian được các nước Thiên Chúa Giáo như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Lục Xâm Bảo hưởng ứng ngay từ năm 1582. Đến năm 1752 Anh và các thuộc địa theo lịch Gregorian. Thụy Điển theo lịch này năm 1753. Năm 1873 Nhật là quốc gia Á Châu đầu tiên theo dương lịch. Ai Cập theo lịch này năm 1875. Trung Hoa theo dương lịch năm 1912 vì người cha đẻ của nền dân quốc Trung Hoa - ông Tôn Dật Tiên- là người theo Tây học và theo đạo Tin Lành . Mãi đến năm 1918, Nga mới theo dương lịch. Đó là một quốc gia theo Chính Thống Giáo. Họ dùng lịch Julian nên Cách Mạng 1917 được gọi là Cách Mạng tháng 10 mặc dù đó là ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregorian. Năm 1925, Thổ Nhĩ Kỳ theo lịch Gregorian. Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước theo đạo Hồi sớm theo lịch Gregorian.
Dương lịch được người Pháp dùng ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 sau khi Phủ Toàn Quyền được thiết lập để trông coi việc cai trị ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cambodia, Lào và Quảng Châu Loan. Vua Việt Nam vẫn còn chút quyền tượng trưng ở Trung và Bắc Kỳ nên âm lịch cũng còn được chính phủ Nam triều dùng song song với dương lịch.
Vào thời đại chúng ta dương lịch được quảng bá khắp thế giới lấy năm sinh của chúa Jesus làm chuẩn. Do sự khác biệt giữa lịch Julian và lịch Gregorian ngày Phục Sinh của Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Thiên Chúa Giáo cũng có chút sai biệt. Ngày Phục Sinh là ngày chúa nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Xuân Phân (21 tháng 3). Thường ngày này rơi vào tháng 4.
Cách tính ngày Phục Sinh hao hao giống với cách tính ngày Thanh Minh trong âm lịch vì ngày Thanh Minh thường rơi vào những ngày 5 hay 6 tháng 4 dương lịch tùy theo năm dương lịch có nhuần hay không .
Dưới đây là cách đổi từ lịch Julian sang lịch Gregorian:
Thời gian:
- 5-10-1582 đến 28-2-1700
- 1-3-1700 đến 28-2-1800
- 1-3-1800 đến 28-2-1900
- 1-3-1900 đến 28-2-2100
- thêm 10 ngày
- thêm 11 ngày
- thêm 12 ngày
- thêm 13 ngày
Năm 1752 Hoa Kỳ chưa lập quốc mà còn lệ thuộc nước Anh. Sau ngày 2 tháng 9 năm 1752 (lịch Julian), Anh và thuộc địa theo lịch Gregorian. Ngày 3 tháng 9 năm 1752 theo lịch Julian trở thành ngày 14 tháng 9 năm 1752. Ngày sinh của TT George Washington là ngày 11 tháng 2 năm 1731 theo lịch Julian cũ trở thành ngày 22 tháng 2 năm 1731.
Cách Mạng 1789 của Pháp tách rời thế quyền và giáo quyền. Năm 1793 nhà độc tài Robespierre không dùng lịch Gregorian mà dùng lịch Cách Mạng. Theo lịch này một năm có 12 tháng. Mỗi tháng có 30 ngày. Tháng 9 có thêm 5 ngày cho những năm thông thường và 6 ngày cho năm nhuần . Cuộc đảo chánh của Bonaparte (hoàng đế Napoléon I sau này) ngày 18 Brumaire năm 1799 rơi vào ngày 9 tháng 11 năm 1799 theo lịch Gregorian. Năm 1806 hoàng đế Napoléon I dùng lại lịch Gregorian.
Dương Lịch và Âm Lịch tồn tại song song ở nước ta
Duơng lịch phổ biến sâu rộng khắp nơi trên thế giới. Từ thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 20 các nước theo đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành ở Âu Mỹ có nhiều ưu thế kinh tế, chánh trị, thương mại, khoa học và kỹ thuất trên thế giới. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh , Hoà Lan , Bỉ , Ý, Đức , Hoa Kỳ có nhiều thuộc địa ở Á Châu, Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã du nhập dương lịch vào cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở Ma Cao và miền Nam nước Nhật ngay từ thế kỷ 16. Ở Việt Nam , dương lịch được các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phổ biến trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở Đàng Ngoài và Đàng Trong vào thế kỷ 16.
Ở Nhật, Minh Trị Thiên Hoàng đã mạnh dạn dùng dương lịch và xem đó là một hình thức canh tân và Tây phương hoá.
Mustapha Kemal ở Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh dạn cải cách xứ sở ông vào thập niên 1920. Việc dùng dương lịch là một phần nhỏ trong sự nghiệp cách mạng và cải cách của ông trong một nước theo đạo Hồi bị ràng buộc chặt chẽ bởi giáo luật và truyền thống tôn giáo. Ông đã can đảm bãi bỏ việc đàn bà mang tấm vải che mặt khi ra đường và cho con gái mình học lái phi cơ.
Dương lịch vừa giản dị vừa dễ tính. Muốn biết số ngày của mỗi tháng ta chỉ cần nhớ hai điều:
- tháng hai có 28 ngày (29 ngày nếu là năm nhuần)
- các tháng còn lại có 30 hay 31 ngày.
- Nắm chặt bàn tay trái và bắt đầu tính từ trong ra ngoài. Các cục xương nổi lên ở gốc các ngón tay tương trưng cho những tháng 31 ngày. Những chỗ trũng giữa các ngón tay là những tháng 30 ngày ngoại trừ chỗ trũng giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa (28 ngày)
- tháng 1 : 31 ngày -cục u xương ở ngón tay trỏ
- tháng 2: 28 ngày (29 ngày nếu nhuần) - chỗ trũng giữa ngón tay trỏ và ngón giữa
- tháng 3: 31 ngày - cục u xương ở gốc ngón tay giữa ....cứ như thế tính đến tháng 7: 31 ngày - cục u xuơng ở gốc ngón tay út.
- Nắm chắt bàn tay phải lại và bắt đầu tính .
- tháng 8: 31 ngày - cục u xương gốc ngón tay trỏ.
- tháng 9: 30 ngày - chỗ trũng giữa ngón tay trỏ và giữa
- tháng 10: 31 ngày - cục u xương ở gốc ngón tay giữa ...cứ như thế tính cho đến tháng 12: 31 ngày - cục u xưong ở gốc ngón tay út .
Nông dân Việt Nam dùng âm lịch để làm mùa. Người Việt Nam dùng âm lịch khi ăn Tết, giỗ chạp, cúng tế, tổ chức đầy tháng, thôi nôi, xây dựng nhà cửa, cưới hỏi, mở cửa hàng, coi con nước v.v.. Có rất nhiều ngày truyền thống và lịch sử (Tết, lễ đưa và rước Ông Táo, rước và đưa Ông Bà, ngày Hạ Nêu, Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ, lễ Vu Lan, giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Thánh Gióng, giỗ Hai Bà Trưng, giỗ trận Đống Đa, Hưng Quốc Khánh Niệm v.v..) không thể nào dùng dương lịch để thay thế được . Đó là lý do giải thích sự tồn tại song song của âm và dương lịch ở nước ta. Để dung hoà, chúa Tam Tông Miếu và Phật Bửu soạn ra lịch gồm có dương lịch lẫn âm lịch ghi rõ những điều kiết hung và những ngày vía.
Nguyễn Như Lân có soạn quyển 200 Năm Dương Lịch và Âm Lịch Đối Chiếu. Ty Khí Tượng Hà Nội có soạn Lịch Thế Kỷ XX 1901-2000. Quyển lịch đối chiếu này có nhiều sửa đổi kể từ năm 1968 về sau vì năm 1967 Hà Nội thay đổi âm lịch có phần khác với âm lịch Trung Hoa như đã nói ở phần trên.
Theo thuquan.net