Không phải chính trị hay kinh tế làm thay đổi thế giới, mà là công nghệ. Bản thân công nghệ lại bắt nguồn từ sự tiến bộ của khoa học cơ bản. Albert Einstein (1879-1955) là một minh chứng cho nhận định ấy.
Stephen Hawking, tác giả cuốn “Lược sử thời gian", đã bán hết 9 triệu bản, nhà vật lí nổi tiếng nhất thời nay, đã viết: “Hơn 100 năm qua thế giới đã thay đổi nhiều hơn bất kì thế kỉ nào trong lịch sử. Lí do không phải là chính trị hay kinh tế mà là công nghệ và công nghệ thì bắt nguồn từ các tiến bộ của khoa học cơ bản. Rõ ràng là không có nhà khoa học nào đại diện cho các tiến bộ ấy tốt hơn Albert Einstein!”.
Người lật lại nhân vật lịch sử Isac Newton
Albert Einstein đã được cộng đồng các nhà khoa học thế giới bầu chọn làm biểu tượng của thế kỷ XX: “Nhân vật của thế kỉ”- thế kỷ của khoa học và công nghệ (Tạp chí Time ra ngày 31/12/1999). Ông đã làm thay đổi cả thế giới về công nghệ bởi những phát minh khoa học kì diệu.
a) Phát minh thứ nhất: “Hiệu ứng quang điện”: hiện tượng electron bị bứt khỏi nguyên tử, thành electron tự do, tao nên dòng điện khi kim loại bị chiếu sáng. Phát minh này tạo ra nhiều phát minh công nghệ quan trọng mà con người đang sử dụng rộng rãi như tế bào quang điện, màn ảnh ti vi, bóng đèn điện tử, tranzito, v. v...
b) Phát minh thứ hai: “Sự chuyển động vi mô của phân tử chất lỏng”.
c) Phát minh thứ ba: “Thuyết tương đối hẹp”. Nó làm thay đổi cả lí thuyết về không gian và thời gian.
“Thuyết tương đối hẹp” đã dẫn đến những hiệu quả đáng kinh ngạc. Theo đó cả không gian, thời gian đều không còn là những khái niệm có ý nghĩa thống nhất vạn năng nữa, chúng phụ thuộc vào trạng thái của người quan sát. Khối lượng cũng không còn mang ý nghĩa thống nhất vạn năng và bất biến, khối lượng có thể biến đổi thành năng lượng và ngược lại.
Trong cơ học cổ điển của Galilée, đầu thế kỉ XVII, và vật lí học cổ điển của Iesac Newton, đầu thế kỉ XVIII: Không gian và thời gian là bất di bất dịch, là tuyệt đối. Theo Newton: Khối lượng và năng lượng tồn tại như hai khái niệm khác nhau. Đó là một quan niệm thống trị suốt mấy trăm năm. Theo Newton, năng lượng của một quả đại đại bác đang nằm yên sẽ bằng không. Thuyết tương đối của Einstein thì hàm lượng năng lượng của quả đạn này rất lớn.
Thuyết Tương đối hẹp là áp dụng cho các tình huống đặc biệt, có tốc độ tương đương với tốc độ ánh sáng. Chỉ có ở những quá trình biến đổi hạt nhân nguyên tử, diễn ra với sự tham gia của lực tương tác mạnh, tốc độ của các hạt cơ bản và các hạt nhân nguyên tử.
Chẳng hạn, một cái thước khi nó chuyển động càng nhanh thì càng co ngắn lại; vật thể chuyển động càng nhanh thì càng nặng thêm. Con tàu vũ trụ chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại.
Einstein đã tính toán và kết luận: “Tốc độ ánh sáng là không đổi, gần bằng 300000km/giây, bất kể ta chuyển động về phía nguồn sáng hay ngược lại.
Điều này mãi ba năm sau ngày 29/5/1919 có nhật thực toàn phần nhìn được ở Tây Phi. Đoàn khoa học của Hội Hoàng gia Anh đem máy ra đo đạc, quan sát tỉ mỉ, thấy: Tia sáng của các vì sao khi đi ngang qua mặt trời, bị sức hút của mặt trời làm lêch đi 1,79 giây cung. Gần đúng với số liệu tính toán của Albert Einstein là 1,75 giây. Trường hấp dẫn đã bẻ cong không gian và thời gian đã giải thích được sự hình thành các “lỗ đen” trong vũ trụ.
Bởi lí thuyết tương đối Albert Einstein suy ra một hệ thức: E=mc2, trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, và c là tốc độ ánh sáng bằng 300000 km/s. Một hệ thức làm thay đổi cả thế giới về công nghệ, nó đã chi phối việc phát triển của ngành năng lượng nguyên tử và nhiều ngành khoa học khác từ hệ thức tương đương giữa năng lượng E và khối lượng m.
Mối quan hệ năng lượng – khối lượng suy ra từ công thức E=mc2 của các nhà vật lí nguyên tử đã tính được sức công phá của bom nguyên tử hay bom khinh khí và năng lượng phát ra từ lò phản ứng nguyên tử, công suất của các nhà máy điện nguyên tử. Nó là một hệ thức xuyên qua suốt cả tòa nhà vật lí hiện đại, ngược về tận điểm ban đầu, vụ nổ Big Bang cách ta 20 tỉ năm, hoặc giải thích những quá trình tổng hợp hạt nhân trong các vì sao. Và năng lượng mặt trời giúp trái đất có sự sống là năng lượng được sản sinh nhờ quá trình tương tác mạnh.
Einstein luôn bối rối về sự nổi tiếng của mình, ông thường tự coi mình là một người “độc hành”, tin rằng ý thức trách nhiệm xã hội đầy nhiệt huyết của mình luôn xung đột với tinh thần độc lập của mình trong tư cách một nhà khoa học.
Bộ não của Albert Einstein, có gì đặc biệt?
Gần đây các nhà bác học Canada đã thông báo rằng: “thùy não dưới (Trung tâm tư duy toán học và hình tượng không gian) của Einstein lớn hơn nhiều so với bình thường".
Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879, tại thành phố Ulm, miền Nam nước Đức. Phụ thân ông, một kĩ sư và là chủ một doanh nghiệp nhỏ ngành kĩ nghệ điện hóa.
Einstein luôn bối rối về sự nổi tiếng của mình, ông thường tự coi mình là một người “độc hành”, tin rằng ý thức trách nhiệm xã hội đầy nhiệt huyết của mình luôn xung đột với tinh thần độc lập của mình trong tư cách một nhà khoa học.
Năm 12 tuổi, ông đã viết sách về toán học. Ông chỉ thích ở trong phòng một mình với bừa bộn sách vở. 23 tuổi, ông tốt nghiệp đại học tại trường đại học Bách khoa Zurich, Thụy Sĩ. Và vào làm việc tại văn phòng cấp bằng sáng chế, phát minh ở Berne của Thụy Sĩ. Ngoài thời gian làm việc ông giành cả thời gian còn lại hàng ngày cho vật lí học. Chỉ ba năm sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã công bố ba phát minh vĩ đại. Năm 1921, Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lí.
Khi chủ nghĩa quốc xã bao trùm nước Đức, Einstein là người thẳng thắn bảo vệ quyền có một nhà nước Ixraen. Và để tỏ lòng biết ơn Ông, người Do Thái đề nghị Ông làm Tổng thống, ông đã từ chối. Năm 1930, Albert Einstein đã rời khỏi châu Âu sang định cư tại Hoa Kì. Ông là giáo sư của trường đại học Priceton.
Albert Einstein rất ghét thói đời nịnh nọt. Nhiều phóng viên tiếp cận xin ý kiến ông cả những vấn đề pháp luật như về án tử hình; về tình yêu. Einstein vui vẻ trả lời một cách hài hước: “Lực hấp dẫn không phải là nguyên nhân khiến mọi người yêu nhau”.
Đã có lần một phóng viên phỏng vấn ông rằng: “Nhờ đâu mà ông tìm ra thuyết tương đối?", Einstein nói: "Mọi người có cái may mắn hơn tôi là hiểu rõ không gian và thời gian ngay từ khi còn nhỏ. Tôi thì do trí thông minh kém phát triển, nên đến lúc lớn rồi vẫn chưa hiểu thế nào là không gian và thời gian. Vì vậy tôi phải cố công tìm hiểu nó. Và nhờ vậy mà đã đến được thuyết Tương đối". (Muốn hiểu thuyết tương đối phải mạnh dạn từ bỏ những quan điểm , hình tượng cũ về không gian và thời gian).
Ngay cả với con, ông cũng luôn hài hước. Khi cậu con trai 9 tuổi của ông hỏi ông: Vì sao cha lại nổi tiếng? - "Một con ruồi bò trên bề mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết rằng nó đang bò trên đường cong. Còn cha trong khi đó có cái may mắn hơn con ruồi là, cha biết được điều đó. Bởi vậy mà mọi người nhắc đến cha!".
Điều bí ẩn của các phát hiện vĩ đại trong khoa học tự nhiên thường không nằm ở việc đưa ra những tư tưởng mới, mà nó giúp người ta nhận biết khiếm khuyết của những tư tưởng cũ cần phải thay thế.
Ngày 18/4/1955, Einstein lặng lẽ và thanh thản ra đi vĩnh viễn như Ông đang ngủ. Ông bình tĩnh đến lạ thường. Ông đã nói với những người thân vây quanh giường bệnh: “ Đừng bối rối thế! Ai cũng phải chết một lần!”.
Ông từng viết rằng: “Nỗi lo sợ về cái chết là nét phổ quát rất dễ thương của loài người. Đó là một trong những phương thức mà tạo hóa dùng để duy trì sự sống của muôn loài. Nhưng công bằng mà nói, nỗi sợ ấy thật là khó biện minh, bởi vì chẳng có rủi ro tai họa nào có thể xảy ra với một người đã chết!”.
Albert Einstein đã để lại dấu ấn cho mãi mãi mai sau những phát minh khoa học, những hoạt động xã hội nhiệt thành, một nhà hoạt động chính trị nhân văn cao độ. Và một nhân cách trong sáng tuyệt vời, mãi là tấm gương cho các thế hệ mai sau. Ông là đỉnh cao của khoa học và nhân văn.
Stephen Hawking, tác giả cuốn “Lược sử thời gian", đã bán hết 9 triệu bản, nhà vật lí nổi tiếng nhất thời nay, đã viết: “Hơn 100 năm qua thế giới đã thay đổi nhiều hơn bất kì thế kỉ nào trong lịch sử. Lí do không phải là chính trị hay kinh tế mà là công nghệ và công nghệ thì bắt nguồn từ các tiến bộ của khoa học cơ bản. Rõ ràng là không có nhà khoa học nào đại diện cho các tiến bộ ấy tốt hơn Albert Einstein!”.
Người lật lại nhân vật lịch sử Isac Newton
Albert Einstein đã được cộng đồng các nhà khoa học thế giới bầu chọn làm biểu tượng của thế kỷ XX: “Nhân vật của thế kỉ”- thế kỷ của khoa học và công nghệ (Tạp chí Time ra ngày 31/12/1999). Ông đã làm thay đổi cả thế giới về công nghệ bởi những phát minh khoa học kì diệu.
a) Phát minh thứ nhất: “Hiệu ứng quang điện”: hiện tượng electron bị bứt khỏi nguyên tử, thành electron tự do, tao nên dòng điện khi kim loại bị chiếu sáng. Phát minh này tạo ra nhiều phát minh công nghệ quan trọng mà con người đang sử dụng rộng rãi như tế bào quang điện, màn ảnh ti vi, bóng đèn điện tử, tranzito, v. v...
b) Phát minh thứ hai: “Sự chuyển động vi mô của phân tử chất lỏng”.
c) Phát minh thứ ba: “Thuyết tương đối hẹp”. Nó làm thay đổi cả lí thuyết về không gian và thời gian.
“Thuyết tương đối hẹp” đã dẫn đến những hiệu quả đáng kinh ngạc. Theo đó cả không gian, thời gian đều không còn là những khái niệm có ý nghĩa thống nhất vạn năng nữa, chúng phụ thuộc vào trạng thái của người quan sát. Khối lượng cũng không còn mang ý nghĩa thống nhất vạn năng và bất biến, khối lượng có thể biến đổi thành năng lượng và ngược lại.
Trong cơ học cổ điển của Galilée, đầu thế kỉ XVII, và vật lí học cổ điển của Iesac Newton, đầu thế kỉ XVIII: Không gian và thời gian là bất di bất dịch, là tuyệt đối. Theo Newton: Khối lượng và năng lượng tồn tại như hai khái niệm khác nhau. Đó là một quan niệm thống trị suốt mấy trăm năm. Theo Newton, năng lượng của một quả đại đại bác đang nằm yên sẽ bằng không. Thuyết tương đối của Einstein thì hàm lượng năng lượng của quả đạn này rất lớn.
Chẳng hạn, một cái thước khi nó chuyển động càng nhanh thì càng co ngắn lại; vật thể chuyển động càng nhanh thì càng nặng thêm. Con tàu vũ trụ chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại.
Einstein đã tính toán và kết luận: “Tốc độ ánh sáng là không đổi, gần bằng 300000km/giây, bất kể ta chuyển động về phía nguồn sáng hay ngược lại.
Điều này mãi ba năm sau ngày 29/5/1919 có nhật thực toàn phần nhìn được ở Tây Phi. Đoàn khoa học của Hội Hoàng gia Anh đem máy ra đo đạc, quan sát tỉ mỉ, thấy: Tia sáng của các vì sao khi đi ngang qua mặt trời, bị sức hút của mặt trời làm lêch đi 1,79 giây cung. Gần đúng với số liệu tính toán của Albert Einstein là 1,75 giây. Trường hấp dẫn đã bẻ cong không gian và thời gian đã giải thích được sự hình thành các “lỗ đen” trong vũ trụ.
Bởi lí thuyết tương đối Albert Einstein suy ra một hệ thức: E=mc2, trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, và c là tốc độ ánh sáng bằng 300000 km/s. Một hệ thức làm thay đổi cả thế giới về công nghệ, nó đã chi phối việc phát triển của ngành năng lượng nguyên tử và nhiều ngành khoa học khác từ hệ thức tương đương giữa năng lượng E và khối lượng m.
Mối quan hệ năng lượng – khối lượng suy ra từ công thức E=mc2 của các nhà vật lí nguyên tử đã tính được sức công phá của bom nguyên tử hay bom khinh khí và năng lượng phát ra từ lò phản ứng nguyên tử, công suất của các nhà máy điện nguyên tử. Nó là một hệ thức xuyên qua suốt cả tòa nhà vật lí hiện đại, ngược về tận điểm ban đầu, vụ nổ Big Bang cách ta 20 tỉ năm, hoặc giải thích những quá trình tổng hợp hạt nhân trong các vì sao. Và năng lượng mặt trời giúp trái đất có sự sống là năng lượng được sản sinh nhờ quá trình tương tác mạnh.
Einstein luôn bối rối về sự nổi tiếng của mình, ông thường tự coi mình là một người “độc hành”, tin rằng ý thức trách nhiệm xã hội đầy nhiệt huyết của mình luôn xung đột với tinh thần độc lập của mình trong tư cách một nhà khoa học.
Bộ não của Albert Einstein, có gì đặc biệt?
Gần đây các nhà bác học Canada đã thông báo rằng: “thùy não dưới (Trung tâm tư duy toán học và hình tượng không gian) của Einstein lớn hơn nhiều so với bình thường".
Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879, tại thành phố Ulm, miền Nam nước Đức. Phụ thân ông, một kĩ sư và là chủ một doanh nghiệp nhỏ ngành kĩ nghệ điện hóa.
Einstein luôn bối rối về sự nổi tiếng của mình, ông thường tự coi mình là một người “độc hành”, tin rằng ý thức trách nhiệm xã hội đầy nhiệt huyết của mình luôn xung đột với tinh thần độc lập của mình trong tư cách một nhà khoa học.
Khi chủ nghĩa quốc xã bao trùm nước Đức, Einstein là người thẳng thắn bảo vệ quyền có một nhà nước Ixraen. Và để tỏ lòng biết ơn Ông, người Do Thái đề nghị Ông làm Tổng thống, ông đã từ chối. Năm 1930, Albert Einstein đã rời khỏi châu Âu sang định cư tại Hoa Kì. Ông là giáo sư của trường đại học Priceton.
Albert Einstein rất ghét thói đời nịnh nọt. Nhiều phóng viên tiếp cận xin ý kiến ông cả những vấn đề pháp luật như về án tử hình; về tình yêu. Einstein vui vẻ trả lời một cách hài hước: “Lực hấp dẫn không phải là nguyên nhân khiến mọi người yêu nhau”.
Đã có lần một phóng viên phỏng vấn ông rằng: “Nhờ đâu mà ông tìm ra thuyết tương đối?", Einstein nói: "Mọi người có cái may mắn hơn tôi là hiểu rõ không gian và thời gian ngay từ khi còn nhỏ. Tôi thì do trí thông minh kém phát triển, nên đến lúc lớn rồi vẫn chưa hiểu thế nào là không gian và thời gian. Vì vậy tôi phải cố công tìm hiểu nó. Và nhờ vậy mà đã đến được thuyết Tương đối". (Muốn hiểu thuyết tương đối phải mạnh dạn từ bỏ những quan điểm , hình tượng cũ về không gian và thời gian).
Ngay cả với con, ông cũng luôn hài hước. Khi cậu con trai 9 tuổi của ông hỏi ông: Vì sao cha lại nổi tiếng? - "Một con ruồi bò trên bề mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết rằng nó đang bò trên đường cong. Còn cha trong khi đó có cái may mắn hơn con ruồi là, cha biết được điều đó. Bởi vậy mà mọi người nhắc đến cha!".
Điều bí ẩn của các phát hiện vĩ đại trong khoa học tự nhiên thường không nằm ở việc đưa ra những tư tưởng mới, mà nó giúp người ta nhận biết khiếm khuyết của những tư tưởng cũ cần phải thay thế.
Ngày 18/4/1955, Einstein lặng lẽ và thanh thản ra đi vĩnh viễn như Ông đang ngủ. Ông bình tĩnh đến lạ thường. Ông đã nói với những người thân vây quanh giường bệnh: “ Đừng bối rối thế! Ai cũng phải chết một lần!”.
Ông từng viết rằng: “Nỗi lo sợ về cái chết là nét phổ quát rất dễ thương của loài người. Đó là một trong những phương thức mà tạo hóa dùng để duy trì sự sống của muôn loài. Nhưng công bằng mà nói, nỗi sợ ấy thật là khó biện minh, bởi vì chẳng có rủi ro tai họa nào có thể xảy ra với một người đã chết!”.
Albert Einstein đã để lại dấu ấn cho mãi mãi mai sau những phát minh khoa học, những hoạt động xã hội nhiệt thành, một nhà hoạt động chính trị nhân văn cao độ. Và một nhân cách trong sáng tuyệt vời, mãi là tấm gương cho các thế hệ mai sau. Ông là đỉnh cao của khoa học và nhân văn.
* Nguyễn Dược - Việt Nam net