long181096
New member
- Xu
- 0
Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915-2/7/1986), nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) (1945-1953), nguyên Chủ nhiệm Tổng cụ Quân huấn (1958-1965), nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 5 (1966-1967), nguyên Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1967-1973), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1974-1986), nguyên Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Ngoài ra, ông còn từng giữ các chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao nhà nước (1960-1965), Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa III đến khóa V, Đại biểu Quốc hội khóa VII.
Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất Nhì, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chiến thắng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Nhì Ba, Huy chương quân kỳ quyết thắng.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng ngay trong đợt phong tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1/1948), Trung tướng ngày 31/ 8/1959; Thượng tướng tháng 4/ 1974; Đại tướng tháng 1/1980.
Đại tướng Hoàng Văn Thái (tên thật là Hoàng Văn Xiêm) quê tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong một gia đình nông dân nghèo. Quê ông vốn là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước. Thân phụ ông là cụ Hoàng Thiện Thuật, dạy chữ Nho đến cấp hàng tổng, từng tham gia Hội văn thân yêu nước ở địa phương những năm đầu thập kỷ 30, thế kỷ trước.
Trong từng giai đoạn lịch sử, huyện Tiền Hải luôn luôn xuất hiện những nhân vật nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc. Đó là tướng Vũ Đức Cát, triều đại Tây Sơn, sau là một trong những tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành. Đó là nhà cải cách Bùi Viện, đề xướng duy tân đất nước dưới triều Nguyễn. Trong phong trào cần vương cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Quang Bích nổi lên là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước căm thù giặc. Đặc biệt là cuộc biểu tình của những người nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 đã ghi đậm dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Tiếp đó là các ông; Vũ Trọng, Vũ Nhu, Ngô Duy Phớn...những người truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở điạ phương.
Tất cả những tấm gương và các hoạt động ấy đã có tác động rất lớn đến tư tưởng và lòng yêu nước của ông. Hơn nữa, Hoàng Văn Xiêm là một học sinh chăm học, ham hiểu biết, nhanh nhẹn giàu nghị lực nên được thầy giáo và các bạn quý mến kết quả là ông đỗ bằng tiểu học Pháp Việt loại ưu.
Năm 13 tuổi ông đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi cắt tóc. Năm 18 tuổi ông là thợ mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) rồi sau đó lên làm thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) và giác ngộ cách mạng.Trở về làng cùng với số đông anh em khác tích cực tham gia tổ chức các hội ở địa phương như: hội hiếu, hội tương tế, hội đá bóng, hội âm nhạc, hội đọc báo...Ông Nguyễn Trung Khuyến, cán bộ lãnh đạo do huyện cử xuống trực tiếp chỉ dẫn hoạt động. Chỉ sau vài tháng số học viên trong làng phát triển nhanh. Hội tương tế lên tới 170 hội viên do ông Lương Thúy làm hội trưởng, Hoàng Văn Xiêm làm thư ký.
Ngoài việc tham gia hoạt động, ông còn cùng với thanh niên trong làng thành lập đoàn thành niên dân chủ, tổ chức ra các hội đá bóng, hội nhạc âm. Khắp các địa phương trong tỉnh, trong huyện, phát triển đội nhạc âm, thu hút thanh niên, học sinh tham gia. Ông thổi kèn rất giỏi, tranh thủ các tối hòa nhạc chuản bị cho những buổi tế lễ, ông cùng các bạn bí mật rải truyền đơn, vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, hát đồng ca bài hát cách mạng.
Hào lý trong làng thaýa vậy đều luống cuống lo ngại. Do hăng say, nhiệt tình, sáng tao và dũng cảm hoạt động ở địa phương nên năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng trở thành đảng viên trung kiên của chi bộ An Khang.
Cuối năm 1939, địch liên tiếp mở các đợt khủng bố rất dã man, nhiều đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt. Các tổ chức Đảng chuyển vào hoạt động bí mật. Ông gây dựng lại phong trào đấu tranh của quần chúng An Khang, giác ngộ và đưa vào tổ chức nhiều thanh niên yêu nước như: Nguyễn Hữu Tước, Nguyễn Thế Long, Tô Đình Khảm, Nguyễn Đình Khiêm, Tô Chinh...Say này đều trở thành cán bộ trung cao cấp của Nhà nước và Quân đội.
Giữa năm 1940, sau nhiều năm săn lùng, mật thám Pháp và tay sai bắt được ông Ngô Duy Phớn một trong những người lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng ở Tiền Hải và tuyên bố nếu ai khai báo chỗ ở của đảng viên cộng sản sẽ được thưởng thóc và huân chương của chính phủ Pháp. Do chỉ điểm, ông bị bắt giải về phủ Kiến Xương giam giữ. Một lính lệ quen biết bảo lãnh cho ông tại ngoại, chờ ngày xét xử. Chớp thời cơ tổ chức bí mật đưa ông thoát li khỏi địa phương, tiếp tục hoạt động ở nơi khác.
Rời quê hương ông lên nhận công tác ở căn cứ Hiệp Hòa, Bắc Giang và dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày được nghe các ông Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh giảng về chính trị. Tháng 4 năm 1941, ông có mặt ở Bắc Sơn. Cuộc khởi nghĩa vừa nổ ra tại đây và đồng bào các dân tộc đang trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt, chống khủng bố của địch.
Mùa thu 1941, ông được cử đi học trường Quân sự Liễu Châu, Trung Quốc cùng với các ông: Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập. Trường do Tưởng Giới Thạch tổ chức, hiệu trưởng là Trung tướng Dương Kế Vinh. Học viên của trường là một số thanh niên Hoa kiều ở Thái Lan và thanh niên Việt Nam. Ngoài đoàn Việt Minh, các nhóm Việt Quốc và Việt Cách cũng có người theo học.
Thời gian học tập ở trường, ông làm trưởng đoàn Việt Nam và luôn có nhận thức, lý luận cách mạng vững mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, doàn kết được mọi người giữ vững quan điểm của mặt trận Việt Minh đồng thời kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của hai nhóm Việt Quốc và Việt Cách.
Cuối năm 1943, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch, ông đã trực tiếp được gặp lãnh tụ.
Cuối năm 1944, ông được tuyển chọn vào hàng ngũ 34 đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng lễ thành lập đội được tổ chức long trọng. Ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, ông Hoàng Sâm (sau này là Thiếu tướng, liệt sĩ) làm đội trưởng, Xích Thắng (tức ông Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên, ông Lâm Cẩm Như (tức Lâm Kính) phụ trách công tác chính trị, ông Lộc Văn Lùng (tức Văn Tiên) làm quản lý và ông phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến.Hình người cầm cờ đúng trong hàng ngũ chính là ông với nhiệm vụ tuyên truyền và binh vận.
Sau chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần, đội phát triển thành đại đội, ông được giao công tác trinh sát và lập kế hoạch tác chiến khi đơn vị chuẩn bị đánh đồn Đồng Mu. Khi đó theo lời gợi ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ông đã thức trắng đêm sáng tác bài "Phất cờ Nam tiến" - đây là bài hành khúc đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy cánh quân giành chính quyền ở Chợ Đồn. Trong khi đang tổ chức huấn luyện quân sự ở đây, ông nhận được lệnh của ông Võ Nguyên Giáp bàn giao mọi việc cho những người lãnh đạo địa phương và chuyển quân xuống Chợ Chu (Định Hóa, Tuyên Quang) tổ chức chính quyền xã, huyện của vùng giải phóng đồng thời huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ chiến đấu và các cán bộ đoàn thể. Tháng 4 năm 1945, hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định sát nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũt rang khác thành Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945) và quyết định thành lập Trường quân chính kháng Nhật tại Tân Trào do ông phụ trách.
Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở Lục An Châu rồi sau đó đưa quân về phối hợp với quần chúng và lực lượng vũ trang địa phương giành chính quyền ở Tuyên Quang.
Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 9 năm 1945 ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ thành lập Bộ Tổng tham mưu của Quân đội quốc gia (sau là Quân đội Nhân dân Việt Nam) còn non trẻ và giữ chức Tổng tham mưu trưởng đầu tiên.
Quân Pháp núp bóng quân Anh nhân danh quân đồng minh trở lại xâm lược Việt Nam. Ông trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội, ông cùng với ông Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của ông Vương Thừa Vũ (sau này là Trung tướng-Phó Tổng tham mưu trưởng), chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội. Bản thân ông trên cơ sở những kinh nghiệm ở Hải Phòng trong việc chỉ đạo mặt trận Hà Nội để xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong lòng thành phố.
Ngày 26/8/1947, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký quyết định đồng chí là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam kiêm chức Đại đoàn trưởng Đại đoàn Độc Lập. Tháng 1 năm 1948, trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội, ông được phong Thiếu tướng.
Chiến dịch Biên Giới (16/9-14/10/1950), ông là Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch. Trong chiến dịch này, đích thân ông chỉ huy trận đánh then chốt Đông Khê. Trong trận đánh Đông Khê, lúc đầu diễn ra không thuận lợi, ông đã ra tận chiến hào chỉ đạo, động viên bộ đội giữ chốt. Khi quân Pháp đánh chốt, ông ở lại giữ chốt cùng bộ đội.
Tiếp theo đó, ông tiếp tục làm Tham mưu trưởng các chiến dịch quan trọng khác như Trung du, Hoàng Hoa Thám (1951).
* Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông là Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch.
Ngày 10/4/1958, ông là Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn theo sắc lệnh 61/SL ngày 10/4 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1960, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao Nhà nước. Từ năm 1961 đến năm 1963, ông đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh, Trung Quốc.
* Trong kháng chiến chống Mỹ ông Nam tiến ngay những ngày đầu tiên quân Mỹ thực hiện Chiến tranh cục bộ, năm 1966 ông là Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu 5. Từ năm 1967 đến năm 1973 ông là Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó bí thư Trung ương cục và Phó bí thư Quân uỷ Quân Giải phóng miền Nam. Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông đã chỉ đạo chỉ huy nhiều chiến dịch lớn ở Nam Bộ.
* Cuối tháng 1 nam 1974, ông ra Bắc nhận chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất, trực tiếp chỉ đạo công tác chi viện chiến trường và chỉ đạo tác chiến.
* Qua tám năm làm Tư lệnh 2 chiến trường lớn đánh Mỹ ở miền Nam B2 và khu V, ông có nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tác chiến. Ông đựoc Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao làm kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976. Thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công, toàn bộ công việc của Bộ Tổng tham mưu đựoc yêu tiên cho chiến trường miền Nam. Ông làm việc với cường độ cao, vừa giúp bộ theo dõi, chỉ đạo tác chiến trên các chiến trường vùa cùng tướng Lê Trọng Tấn hướng dẫn tổ trung tâm hoành thành kế hoạch tác chiến chiến lược. Ông còn cùng các cơ quan của Bộ Quốc phòng nhất là Tổng cục hậu cần đôn đốc, giải quyết những yêu cầu chiến trường...Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giữ trách nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, ông đã tập trung chỉ đạo chi viện kịp thời cho các chiến trường, góp phần quan trọng đưa cuộc tiến công và nổi dậy đến toàn thắng.
* Từ năm 1974 đến năm 1986, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Từ năm 1974 đến năm 1981, ông là Uỷ viên thường vụ Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III đến khoá V, đại biểu Quốc hội khoá VII.
* Đại tướng Hoàng Văn Thái là một vị tướng hiền hậu, thật thà, giản dị và hết mực khiêm tốn và được cán bộ và chiến sĩ ta hết mực yêu quý. Đặc biệt cán bộ và chiến sĩ Quân khu 5 thường gọi ông trìu mến bằng ‘’ông cụ’’. Khi nghe tin Quân đội chuẩn bị danh sách ba người (ông, ông Nguyễn Chánh, ông Chu Văn Tấn) để đưa ra Chủ tịch nước xét quyết định phong Thượng tướng và giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục cán bộ, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã xin rút ra khỏi danh sách vì lí do ‘’anh Nguyễn Chánh xứng đáng hơn tôi’’. Hay có truyện sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, khi ông được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Bộ tổng tham mưu, ông đã sử dụng trung úy Hải (sĩ quan quân đội Pháp, sau này là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam) làm cán bộ của Bộ Tổng tham mưu. Ông được coi là người phụ tá ăn ý, người đồng chí trung thành của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Cũng chính ông là người nghĩ ra cách kí hiệu các cấp của các đơn vị Quân đội bằng các chữ cái (ví dụ : A-Tiểu đội, B-Trung đội, C-Đại đội, D-Tiểu đoàn, E-Trung đoàn, F-Sư đoàn) để cho dễ gọi hơn, Việt hơn và đặc biệt thể hiện sự độc lập đối với những ‘’di sản’’ do người Pháp để lại.
Một điều đặc biệt nữa mà đến giờ nhiều người vẫn nhầm, đó là bài ‘’Phất cao cờ Nam tiên’’ được sáng tác trong thời kì cuối năm 1945 trong phong trào Nam tiến vào Nam chi viện cho cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ. Trong khi bài hát này đúng là sáng tác trong phong trào Nam tiến, nhưng là phong trào Nam tiến trước cách mạng tháng 8 phát triển lực lượng vũ trang từ căn cứ địa Việt Bắc về Đồng Bằng phát triển lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, vào một đêm mùa đông bên cạnh một đống lửa trong rừng sâu của cuối năm 1944 trước ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có mấy ngày. ‘’Cờ giải phóng phất cao đường Nam tiến/ Trời phía Nam dân chúng đang mong chờ/ Tiến bước mau ! Quân giải phóng’’. Và bài hát này cũng vang lên trong những đoàn quân Nam tiến khi quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, trong bước tiến quân thần tốc và những trận đánh anh dũng của các chi đội Hoàng Đình Giong, chi đội Nam Long, chi đội Vi Dân, chi đội Thu Sơn, chi đội Hữu Thành, chi đội Bắc Bắc. Người sáng tác bài hát không ai khác chính là Đại tướng Hoàng Văn Thái, ông có thể coi là nhạc sĩ quân đội đầu tiên. Còn người viét lời cho bài hát chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái là Trung tá Đàm Thị Loan là một trong ba nữ chiến sĩ trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, bà cũng là một trong hai người có vinh dự kéo cờ trong lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình 2/9/1945
Năm tại ngũ 1941 - 1986
Cấp bậc: Đại tướng
Chỉ huy: Việt Minh
* * * * * * * * Quân Giải phóng Miền Nam
* * * * * * * * Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiến: Chiến dịch Điện Biên Phủ
* * * * * * * *Chiến dịch Hồ Chí Minh
* * * * * * * *Chiến tranh biên giới Tây Nam
* * * * * * * *Chiến tranh biên giới phía Bắc
Khen thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng)
* * * * * * * * * * *Huân chương Hồ Chí Minh
* * * * * * * * * * *2 Huân chương Quân công hạng nhất
* * * * * * * * * * *Huân chương Chiến thắng hạng nhất
* * * * * * * * * * *Huân chương Kháng chiến hạng nhất
...
Công việc khác: Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN
* * * * * * * * * * * *Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao
* * * * * * * * * * * *Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam
Ông Hoàng Văn Thái chính là người đứng giữa, tay giữ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc.
#WIKIPEDIA:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Văn_Thái
#FACEBOOK:
https://www.facebook.com/#!/group.php?gid=120809767939978
Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất Nhì, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chiến thắng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Nhì Ba, Huy chương quân kỳ quyết thắng.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng ngay trong đợt phong tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1/1948), Trung tướng ngày 31/ 8/1959; Thượng tướng tháng 4/ 1974; Đại tướng tháng 1/1980.
Đại tướng Hoàng Văn Thái (tên thật là Hoàng Văn Xiêm) quê tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong một gia đình nông dân nghèo. Quê ông vốn là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước. Thân phụ ông là cụ Hoàng Thiện Thuật, dạy chữ Nho đến cấp hàng tổng, từng tham gia Hội văn thân yêu nước ở địa phương những năm đầu thập kỷ 30, thế kỷ trước.
Trong từng giai đoạn lịch sử, huyện Tiền Hải luôn luôn xuất hiện những nhân vật nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc. Đó là tướng Vũ Đức Cát, triều đại Tây Sơn, sau là một trong những tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành. Đó là nhà cải cách Bùi Viện, đề xướng duy tân đất nước dưới triều Nguyễn. Trong phong trào cần vương cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Quang Bích nổi lên là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước căm thù giặc. Đặc biệt là cuộc biểu tình của những người nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930 đã ghi đậm dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Tiếp đó là các ông; Vũ Trọng, Vũ Nhu, Ngô Duy Phớn...những người truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở điạ phương.
Tất cả những tấm gương và các hoạt động ấy đã có tác động rất lớn đến tư tưởng và lòng yêu nước của ông. Hơn nữa, Hoàng Văn Xiêm là một học sinh chăm học, ham hiểu biết, nhanh nhẹn giàu nghị lực nên được thầy giáo và các bạn quý mến kết quả là ông đỗ bằng tiểu học Pháp Việt loại ưu.
Năm 13 tuổi ông đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi cắt tóc. Năm 18 tuổi ông là thợ mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) rồi sau đó lên làm thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) và giác ngộ cách mạng.Trở về làng cùng với số đông anh em khác tích cực tham gia tổ chức các hội ở địa phương như: hội hiếu, hội tương tế, hội đá bóng, hội âm nhạc, hội đọc báo...Ông Nguyễn Trung Khuyến, cán bộ lãnh đạo do huyện cử xuống trực tiếp chỉ dẫn hoạt động. Chỉ sau vài tháng số học viên trong làng phát triển nhanh. Hội tương tế lên tới 170 hội viên do ông Lương Thúy làm hội trưởng, Hoàng Văn Xiêm làm thư ký.
Ngoài việc tham gia hoạt động, ông còn cùng với thanh niên trong làng thành lập đoàn thành niên dân chủ, tổ chức ra các hội đá bóng, hội nhạc âm. Khắp các địa phương trong tỉnh, trong huyện, phát triển đội nhạc âm, thu hút thanh niên, học sinh tham gia. Ông thổi kèn rất giỏi, tranh thủ các tối hòa nhạc chuản bị cho những buổi tế lễ, ông cùng các bạn bí mật rải truyền đơn, vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, hát đồng ca bài hát cách mạng.
Hào lý trong làng thaýa vậy đều luống cuống lo ngại. Do hăng say, nhiệt tình, sáng tao và dũng cảm hoạt động ở địa phương nên năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng trở thành đảng viên trung kiên của chi bộ An Khang.
Cuối năm 1939, địch liên tiếp mở các đợt khủng bố rất dã man, nhiều đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt. Các tổ chức Đảng chuyển vào hoạt động bí mật. Ông gây dựng lại phong trào đấu tranh của quần chúng An Khang, giác ngộ và đưa vào tổ chức nhiều thanh niên yêu nước như: Nguyễn Hữu Tước, Nguyễn Thế Long, Tô Đình Khảm, Nguyễn Đình Khiêm, Tô Chinh...Say này đều trở thành cán bộ trung cao cấp của Nhà nước và Quân đội.
Giữa năm 1940, sau nhiều năm săn lùng, mật thám Pháp và tay sai bắt được ông Ngô Duy Phớn một trong những người lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng ở Tiền Hải và tuyên bố nếu ai khai báo chỗ ở của đảng viên cộng sản sẽ được thưởng thóc và huân chương của chính phủ Pháp. Do chỉ điểm, ông bị bắt giải về phủ Kiến Xương giam giữ. Một lính lệ quen biết bảo lãnh cho ông tại ngoại, chờ ngày xét xử. Chớp thời cơ tổ chức bí mật đưa ông thoát li khỏi địa phương, tiếp tục hoạt động ở nơi khác.
Rời quê hương ông lên nhận công tác ở căn cứ Hiệp Hòa, Bắc Giang và dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày được nghe các ông Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh giảng về chính trị. Tháng 4 năm 1941, ông có mặt ở Bắc Sơn. Cuộc khởi nghĩa vừa nổ ra tại đây và đồng bào các dân tộc đang trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt, chống khủng bố của địch.
Mùa thu 1941, ông được cử đi học trường Quân sự Liễu Châu, Trung Quốc cùng với các ông: Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập. Trường do Tưởng Giới Thạch tổ chức, hiệu trưởng là Trung tướng Dương Kế Vinh. Học viên của trường là một số thanh niên Hoa kiều ở Thái Lan và thanh niên Việt Nam. Ngoài đoàn Việt Minh, các nhóm Việt Quốc và Việt Cách cũng có người theo học.
Thời gian học tập ở trường, ông làm trưởng đoàn Việt Nam và luôn có nhận thức, lý luận cách mạng vững mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, doàn kết được mọi người giữ vững quan điểm của mặt trận Việt Minh đồng thời kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của hai nhóm Việt Quốc và Việt Cách.
Cuối năm 1943, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch, ông đã trực tiếp được gặp lãnh tụ.
Cuối năm 1944, ông được tuyển chọn vào hàng ngũ 34 đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng lễ thành lập đội được tổ chức long trọng. Ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, ông Hoàng Sâm (sau này là Thiếu tướng, liệt sĩ) làm đội trưởng, Xích Thắng (tức ông Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên, ông Lâm Cẩm Như (tức Lâm Kính) phụ trách công tác chính trị, ông Lộc Văn Lùng (tức Văn Tiên) làm quản lý và ông phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến.Hình người cầm cờ đúng trong hàng ngũ chính là ông với nhiệm vụ tuyên truyền và binh vận.
Sau chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần, đội phát triển thành đại đội, ông được giao công tác trinh sát và lập kế hoạch tác chiến khi đơn vị chuẩn bị đánh đồn Đồng Mu. Khi đó theo lời gợi ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ông đã thức trắng đêm sáng tác bài "Phất cờ Nam tiến" - đây là bài hành khúc đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy cánh quân giành chính quyền ở Chợ Đồn. Trong khi đang tổ chức huấn luyện quân sự ở đây, ông nhận được lệnh của ông Võ Nguyên Giáp bàn giao mọi việc cho những người lãnh đạo địa phương và chuyển quân xuống Chợ Chu (Định Hóa, Tuyên Quang) tổ chức chính quyền xã, huyện của vùng giải phóng đồng thời huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ chiến đấu và các cán bộ đoàn thể. Tháng 4 năm 1945, hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định sát nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũt rang khác thành Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945) và quyết định thành lập Trường quân chính kháng Nhật tại Tân Trào do ông phụ trách.
Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở Lục An Châu rồi sau đó đưa quân về phối hợp với quần chúng và lực lượng vũ trang địa phương giành chính quyền ở Tuyên Quang.
Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 9 năm 1945 ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ thành lập Bộ Tổng tham mưu của Quân đội quốc gia (sau là Quân đội Nhân dân Việt Nam) còn non trẻ và giữ chức Tổng tham mưu trưởng đầu tiên.
Quân Pháp núp bóng quân Anh nhân danh quân đồng minh trở lại xâm lược Việt Nam. Ông trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội, ông cùng với ông Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của ông Vương Thừa Vũ (sau này là Trung tướng-Phó Tổng tham mưu trưởng), chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội. Bản thân ông trên cơ sở những kinh nghiệm ở Hải Phòng trong việc chỉ đạo mặt trận Hà Nội để xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong lòng thành phố.
Ngày 26/8/1947, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký quyết định đồng chí là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam kiêm chức Đại đoàn trưởng Đại đoàn Độc Lập. Tháng 1 năm 1948, trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội, ông được phong Thiếu tướng.
Chiến dịch Biên Giới (16/9-14/10/1950), ông là Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch. Trong chiến dịch này, đích thân ông chỉ huy trận đánh then chốt Đông Khê. Trong trận đánh Đông Khê, lúc đầu diễn ra không thuận lợi, ông đã ra tận chiến hào chỉ đạo, động viên bộ đội giữ chốt. Khi quân Pháp đánh chốt, ông ở lại giữ chốt cùng bộ đội.
Tiếp theo đó, ông tiếp tục làm Tham mưu trưởng các chiến dịch quan trọng khác như Trung du, Hoàng Hoa Thám (1951).
* Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông là Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch.
Ngày 10/4/1958, ông là Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn theo sắc lệnh 61/SL ngày 10/4 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1960, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao Nhà nước. Từ năm 1961 đến năm 1963, ông đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh, Trung Quốc.
* Trong kháng chiến chống Mỹ ông Nam tiến ngay những ngày đầu tiên quân Mỹ thực hiện Chiến tranh cục bộ, năm 1966 ông là Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu 5. Từ năm 1967 đến năm 1973 ông là Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó bí thư Trung ương cục và Phó bí thư Quân uỷ Quân Giải phóng miền Nam. Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông đã chỉ đạo chỉ huy nhiều chiến dịch lớn ở Nam Bộ.
* Cuối tháng 1 nam 1974, ông ra Bắc nhận chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất, trực tiếp chỉ đạo công tác chi viện chiến trường và chỉ đạo tác chiến.
* Qua tám năm làm Tư lệnh 2 chiến trường lớn đánh Mỹ ở miền Nam B2 và khu V, ông có nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tác chiến. Ông đựoc Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao làm kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976. Thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công, toàn bộ công việc của Bộ Tổng tham mưu đựoc yêu tiên cho chiến trường miền Nam. Ông làm việc với cường độ cao, vừa giúp bộ theo dõi, chỉ đạo tác chiến trên các chiến trường vùa cùng tướng Lê Trọng Tấn hướng dẫn tổ trung tâm hoành thành kế hoạch tác chiến chiến lược. Ông còn cùng các cơ quan của Bộ Quốc phòng nhất là Tổng cục hậu cần đôn đốc, giải quyết những yêu cầu chiến trường...Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giữ trách nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, ông đã tập trung chỉ đạo chi viện kịp thời cho các chiến trường, góp phần quan trọng đưa cuộc tiến công và nổi dậy đến toàn thắng.
* Từ năm 1974 đến năm 1986, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Từ năm 1974 đến năm 1981, ông là Uỷ viên thường vụ Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III đến khoá V, đại biểu Quốc hội khoá VII.
* Đại tướng Hoàng Văn Thái là một vị tướng hiền hậu, thật thà, giản dị và hết mực khiêm tốn và được cán bộ và chiến sĩ ta hết mực yêu quý. Đặc biệt cán bộ và chiến sĩ Quân khu 5 thường gọi ông trìu mến bằng ‘’ông cụ’’. Khi nghe tin Quân đội chuẩn bị danh sách ba người (ông, ông Nguyễn Chánh, ông Chu Văn Tấn) để đưa ra Chủ tịch nước xét quyết định phong Thượng tướng và giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục cán bộ, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã xin rút ra khỏi danh sách vì lí do ‘’anh Nguyễn Chánh xứng đáng hơn tôi’’. Hay có truyện sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, khi ông được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Bộ tổng tham mưu, ông đã sử dụng trung úy Hải (sĩ quan quân đội Pháp, sau này là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam) làm cán bộ của Bộ Tổng tham mưu. Ông được coi là người phụ tá ăn ý, người đồng chí trung thành của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Cũng chính ông là người nghĩ ra cách kí hiệu các cấp của các đơn vị Quân đội bằng các chữ cái (ví dụ : A-Tiểu đội, B-Trung đội, C-Đại đội, D-Tiểu đoàn, E-Trung đoàn, F-Sư đoàn) để cho dễ gọi hơn, Việt hơn và đặc biệt thể hiện sự độc lập đối với những ‘’di sản’’ do người Pháp để lại.
Một điều đặc biệt nữa mà đến giờ nhiều người vẫn nhầm, đó là bài ‘’Phất cao cờ Nam tiên’’ được sáng tác trong thời kì cuối năm 1945 trong phong trào Nam tiến vào Nam chi viện cho cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ. Trong khi bài hát này đúng là sáng tác trong phong trào Nam tiến, nhưng là phong trào Nam tiến trước cách mạng tháng 8 phát triển lực lượng vũ trang từ căn cứ địa Việt Bắc về Đồng Bằng phát triển lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, vào một đêm mùa đông bên cạnh một đống lửa trong rừng sâu của cuối năm 1944 trước ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có mấy ngày. ‘’Cờ giải phóng phất cao đường Nam tiến/ Trời phía Nam dân chúng đang mong chờ/ Tiến bước mau ! Quân giải phóng’’. Và bài hát này cũng vang lên trong những đoàn quân Nam tiến khi quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, trong bước tiến quân thần tốc và những trận đánh anh dũng của các chi đội Hoàng Đình Giong, chi đội Nam Long, chi đội Vi Dân, chi đội Thu Sơn, chi đội Hữu Thành, chi đội Bắc Bắc. Người sáng tác bài hát không ai khác chính là Đại tướng Hoàng Văn Thái, ông có thể coi là nhạc sĩ quân đội đầu tiên. Còn người viét lời cho bài hát chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái là Trung tá Đàm Thị Loan là một trong ba nữ chiến sĩ trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, bà cũng là một trong hai người có vinh dự kéo cờ trong lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình 2/9/1945
Năm tại ngũ 1941 - 1986
Cấp bậc: Đại tướng
Chỉ huy: Việt Minh
* * * * * * * * Quân Giải phóng Miền Nam
* * * * * * * * Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiến: Chiến dịch Điện Biên Phủ
* * * * * * * *Chiến dịch Hồ Chí Minh
* * * * * * * *Chiến tranh biên giới Tây Nam
* * * * * * * *Chiến tranh biên giới phía Bắc
Khen thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng)
* * * * * * * * * * *Huân chương Hồ Chí Minh
* * * * * * * * * * *2 Huân chương Quân công hạng nhất
* * * * * * * * * * *Huân chương Chiến thắng hạng nhất
* * * * * * * * * * *Huân chương Kháng chiến hạng nhất
...
Công việc khác: Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN
* * * * * * * * * * * *Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao
* * * * * * * * * * * *Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam
Ông Hoàng Văn Thái chính là người đứng giữa, tay giữ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc.
#WIKIPEDIA:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Văn_Thái
#FACEBOOK:
https://www.facebook.com/#!/group.php?gid=120809767939978